75 câu trắc nghiệm Hidrocacbon thơm cơ bản !!
- Câu 1 : Cho các chất: C6H5CH3 (1) ; p-CH3C6H4C2H5 (2) ; C6H5C2H3 (3) ; o-CH3C6H4CH3 (4).Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là:
A. (1); (2) và (3).
B. (2); (3) và (4).
C. (1); (3) và (4).
D. (1); (2) và (4).
- Câu 2 : Phản ứng benzen tác dụng với clo tạo C6H6Cl6 xảy ra trong điều kiện:
A. Có bột Fe xúc tác
B. Có ánh sáng khuyếch tán
C. Có dung môi nước
D. Có dung môi CCl4
- Câu 3 : Phương pháp chủ yếu để chế biến dầu mỏ là:
A. Nhiệt phân
B. Thủy phân
C. Chưng cất phân đoạn
D. Cracking và rifoming.
- Câu 4 : Chất cấu tạo như sau có tên gọi là gì ?
A. o-xilen.
B. m-xilen.
C. p-xilen.
D. 1,5-đimetylbenzen.
- Câu 5 : Benzen tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có mặt bột Fe), thu được sẩn phẩm hữu cơ là
A.C6H6Br2
B. C6H6Br6
C. C6H5Br
D. C6H6Br4
- Câu 6 : Trong phân tử benzen, các nguyên tử C đều ở trạng thái lai hoá :
A. sp.
B. sp2.
C. sp3.
D. sp2d.
- Câu 7 : Chất (CH3)2CH–C6H5 có tên gọi là :
A. propylbenzen.
B. n-propylbenzen.
C. iso-propylbenzen.
D. đimetylbenzen.
- Câu 8 : Cho các chất (1) benzen ; (2) toluen; (3) xiclohexan; (4) hex-5-trien; (5) xilen; (6) cumen. Dãy gồm các hiđrocacbon thơm là :
A. (1) ; (2) ; (3) ; (4).
B. (1) ; (2) ; (5) ; (6).
C. (2) ; (3) ; (5) ; (6).
D. (1) ; (5) ; (6) ; (4).
- Câu 9 : Thành phần chính của dầu mỏ là:
A. Hỗn hợp hidrocacbon
B. Dẫn xuất hidrocacbon
C. Hợp chất vô cơ
D. Hidrocacbon thơm.
- Câu 10 : Phản ứng của benzen với các chất nào sau đây gọi là phản ứng nitro hóa ?
A. HNO3 đậm đặc.
B. HNO3 đặc/H2SO4 đặc.
C. HNO3 loãng/H2SO4 đặc.
D. HNO2 đặc/H2SO4 đặc.
- Câu 11 : Chất nào sau đây dùng để sản xuất thuốc nổ TNT?
A. Toluen
B. Stiren
C. Naphtalen
D. Benzen
- Câu 12 : Dãy đồng đẳng benzen có công thức chung là:
A.CnH2n+2
B. CnH2n-2
C. CnH2n-4
D. CnH2n-6
- Câu 13 : Toluen tác dụng với Br2 chiếu sáng (tỷ lệ mol 1 : 1), thu được sẩn phẩm hữu cơ là
A. o-bromtoluen
B. m-bromtoluen.
C. phenylbromua
D. benzylbromua
- Câu 14 : Toluen tác dụng với dung dịch KMnO4 khi đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ là
A. C6H5OK.
B. C6H5CH2OH.
C. C6H5CHO.
D. C6H5COOK.
- Câu 15 : Trong phân tử benzen :
A. 6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng.
B. 6 nguyên tử H nằm trên cùng một mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 nguyên tử C.
C. Chỉ có 6 nguyên tử C nằm trong cùng một mặt phẳng.
D. Chỉ có 6 nguyên tử H nằm trong cùng một mặt phẳng.
- Câu 16 : Cho các công thức :
A. (1) và (2).
B. (1) và (3).
C. (2) và (3).
D. (1) ; (2) và (3).
- Câu 17 : Khi trên vòng benzen có sẵn nhóm thế –X, thì nhóm thứ hai sẽ ưu tiên thế vào vị trí o- và p-. Vậy –X là những nhóm thế nào ?
A. –CnH2n+1, –OH, –NH2.
B. –OCH3, –NH2, –NO2.
C. –CH3, –NH2, –COOH.
D. –NO2, –COOH, –SO3H.
- Câu 18 : Công thức phân tử của Strien là
A.C6H6
B. C7H8
C. C8H8
D. C8H10
- Câu 19 : Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có một bột sắt) là
A. Benzybromua.
B. o-bromtoluen và p-bromtoluen.
C. p-bromtoluen và m-bromtoluen.
D. o-bromtoluen và m-bromtoluen.
- Câu 20 : Ankylbenzen là hiđrocacbon có chứa:
A. vòng benzen.
B. gốc ankyl và vòng benzen.
C. gốc ankyl và hai vòng benzen.
D. gốc ankyl và một vòng benzen.
- Câu 21 : (CH3)2CHC6H5 có tên gọi là:
A. propylbenzen.
B. n-propylbenzen.
C. iso-propylbenzen.
D. đimetylbenzen.
- Câu 22 : Benzen tác dụng với H2 dư có mặt bột Ni xúc tác, thu được
A. hex-1-en
B. hexan
C. 3 hex-1-in
D. Xiclohexan
- Câu 23 : Cracking là quá trình:
A. bẻ gãy phân tử hiđrocacbon nhờ tác dụng của nhiệt hoặc của xúc tác và nhiệt.
B. đồng phân hóa các phân tử.
C. hidro hóa và đóng vòng phân tử dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác.
D. biến đổi cấu trúc của hiđrocacbon từ không phân nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác.
- Câu 24 : Quá trình biến đổi cấu trúc của hiđrocacbon từ không phân nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác gọi là:
A. Crackinh
B. Rifoming
C. đồng phân hóa
D. Nhiệt phân
- Câu 25 : Cho chất sau có tên gọi là:
A. 1-butyl-3-metyl-4-etylbenzen
B.1-butyl-4-etyl-3-metylbenzen
C. 1-etyl-2-metyl-4-butylbenzen
D.4-butyl-1-etyl-2-metylbenzen.
- Câu 26 : Điều chế Cao su buna – S từ phản ứng trùng hợp giữa cặp chất nào?
A. stiren và buta-1,3-đien
B. Stiren và butan
C. benzene và stiren
D. buten và benzene
- Câu 27 : Dãy đồng đẳng của benzen (gồm benzen và ankylbenzen) có công thức chung là :
A.
B.
C.
D.
- Câu 28 : Dùng nước brom làm thuốc thử có thể phân biệt cặp chất nào dưới đây?
A. Metan và etan.
B. Toluen và stiren.
C. Etilen và propilen.
D. Etilen và stiren.
- Câu 29 : Stiren có công thức phân tử C8H8 và có công thức cấu tạo : C6H5–CH=CH2. Câu nào đúng khi nói về stiren ?
A. Stiren là đồng đẳng của benzen.
B. Stiren là đồng đẳng của etilen.
C. Stiren là hiđrocacbon thơm.
D. Stiren là hiđrocacbon không no.
- Câu 30 : Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen. Khối lượng Nitrobenzen điều chế được từ 19,5 tấn benzen (hiệu suất phản ứng 80%) là
A. 30,75 tấn
B. 38,44 tấn
C. 15,60 tấn
D. 24,60 tấn
- Câu 31 : Nguồn cung cấp chủ yếu của hidrocacbon:
A. Khí thiên nhiên
B. Dầu mỏ
C. Khí dầu mỏ
D. Than đá
- Câu 32 : Chất X là đồng đẳng của benzen, có công thức đơn giản nhất là C3H4 .Công thức phân tử của của X là
A.C3H4
B. C6H8
C. C9H12
D. C12H16
- Câu 33 : Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường?
A. benzen
B. toluen
C. propan
D. stiren
- Câu 34 : Cho các chất :
A. (1) ; (2) và (3).
B. (2) ; (3) và (4).
C. (1) ; (3) và (4).
D. (1) ; (2) và (4).
- Câu 35 : Toluen tác dụng với Br2 chiếu sáng (tỷ lệ mol 1 : 1), thu được sẩn phẩm hữu cơ là:
A. o-bromtoluen
B. m-bromtoluen.
C. phenylbromua
D. benzylbromua
- Câu 36 : Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi lần lượt là:
A. Phenyl và benzyl.
B. Vinyl và anlyl.
C. Anlyl và vinyl.
D. Benzyl và phenyl.
- Câu 37 : Dầu mỏ là:
A. hỗn hợp phức tạp gồm hàng trăm hiđrocacbon thuộc các loại ankan, xicloankan, aren, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các chất hữu cơ chứa oxi, nitơ, lưu huỳnh và vết các chất vô cơ.
B. hỗn hợp các dẫn xuất hidrocacbon.
C. hỗn hợp gồm các hidrocacbon
D. gồm nhiều hidrocacbon và hidrocacbon thơm.
- Câu 38 : Công thức phân tử của Strien là:
A.C6H6
B. C7H8
C. C8H8
D. C8H10
- Câu 39 : Chất nào có thể sử dụng điều chế trực tiếp benzen?
A. Axetilen
B. Xiclohexan
C. Toluen
D. Cả A và B
- Câu 40 : Benzen tác dụng với Cl2 có ánh sáng, thu được hexaclorua. Công thức của hexaclorua là
A.C6H6Cl2
B. C6H6Cl6
C. C6H5Cl
D. C6H6Cl4
- Câu 41 : m-Xilen có công thức cấu tạo như thế nào ?
A.
B.
C.
D.
- Câu 42 : Câu nào sau đây nói không đúng tính chất của benzen
A. Benzen làm mất màu dung dịch nước brom
B. Benzen không làm mất màu dung dịch KMnO4
C. Benzen dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng
D. Benzen hầu như không tan trong nước
- Câu 43 : Có thể tổng hợp polime từ chất nào sau đây?
A. benzen
B. toluen
C. propan
D. stiren
- Câu 44 : Công thức phân tử của toluen là:
A.C6H6
B. C7H8
C. C8H8
D. C7H9
- Câu 45 : CH3–C6H4–C2H5 có tên gọi là :
A. etylmetylbenzen.
B. metyletylbenzen.
C. p-etylmetylbenzen.
D. p-metyletylbenzen.
- Câu 46 : Khí thiên nhiên
A. Thu được khi nung than đá
B. Có trong dầu mỏ
C. Khí chế biến dầu mỏ
D. Khai thác từ các mỏ khí.
- Câu 47 : Ankylbenzen X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 90,566%. Số đồng phân cấu tạp của X là:
A.2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 48 : Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng?
A. benzen
B. toluen
C. Stiren
D. metan
- Câu 49 : Hiđrocacbon X có tỉ khối đối với không khí xấp xỉ 3,173. Ở nhiệt độ thường X không làm mất màu nước brom. Khi đun nóng, X làm mất màu dung dịch KMnO4. X là
A.benzen
B. etylbenzen
C. toluen
D. stiren.
- Câu 50 : Thuốc nổ TNT được điều chế trực tiếp từ
A. benzen
B. metyl benzen
C. vinyl benzen
D. p-xilen.
- Câu 51 : Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C2H2 ; 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A.0,1
B. 0,2
C. 0,4
D. 0,3
- Câu 52 : Phân biệt metan và etilen dùng dung dịch nào sau đây ?
A.Br2
B. NaOH
C. NaCl
D. AgNO3 trong NH3
- Câu 53 : Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime?
A. benzen
B. toluen
C. propan
D. stiren
- Câu 54 : Chọn phát biếu sai về dầu mỏ:
A. Dầu mỏ là 1 hợp chất chỉ chứa cacbon và hidro
B. Dầu mỏ không có nhiệt độ sôi xác định
C. Dầu mỏ là chất lỏng, sánh, màu nâu đen, nhẹ hơn nước, không tan trong nước
D. Dầu mỏ là hỗn hợp hidrocacbon no, xicloankan và aren.
- Câu 55 : Benzen có thể điều chế bằng cách nào?
A. Chưng cất nhựa than đá hoặc dầu mỏ
B. Điều chế từ ankan
C. Điều chế từ xicloankan
D. Tất cả các cách trên đều đúng
- Câu 56 : Dãy gồm các nhóm thế làm cho phản ứng thế vào vòng benzen ưu tiên vị trí m- là:
A.-CnH2n+1, -OH, -NH2
B.–OCH3, -NH2, -NO2
C.–CH3, -NH2, -COOH
D.–NO2, -COOH, -SO3H
- Câu 57 : Ứng dụng quan trọng nhất của stiren là:
A. Sản xuất polime
B. Làm dược phẩm
C. Làm dung môi
D. Điều chế dầu mỏ
- Câu 58 : Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thành phần hóa học dầu mỏ gồm nhiều hidrocacbon.
B. Khí thiên nhiên và khí dầu mỏ chủ yếu là khí metan.
C. Thành phần khí thiên nhiên và dầu mỏ gần giống nhau.
D. Khí dầu mỏ chứa nhiều metan hơn khí thiên nhiên.
- Câu 59 : Chưng cất nhựa than đá thu được
A. metan và các chất vô cơ
B. hidrocacbon thơm, dị vòng thơm và dẫn xuất của chúng.
C. các hidrocacbon và một số chất vô cơ
D. các hidrocacbon, dẫn xuất hidrocacbon, mộ số chất vô cơ.
- Câu 60 : Thành phần chính của khí thiên nhiên và của khí dầu mỏ là:
A. Metan
B. Ankan và anken
C. Dẫn xuất hidrocacbon
D. Các chất vô cơ.
- Câu 61 : Phản ứng nào sau đây không xảy ra:
A. Benzen + Cl2 (as)
B.Benzen + H2 (Ni, t0)
C. Benzen + Br2 (dd)
D.Benzen + HNO3 (đặc)/H2SO4(đặc)
- Câu 62 : Dầu mỏ là hỗn hợp gồm nhiều dãy đồng đẳng hidrocacbon và tạp chất trong đó các chất chính là:
A. Ankin, aren và anken
B. Ankan, xicloankan và aren
C. Aren, ankadien và akin
D. Cả A, B, C đều đúng
- Câu 63 : Đốt cháy hoàn toàn ankybenzen X thu được 7,84 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A.C6H6
B. C7H8
C. C8H8
D. C8H10
- Câu 64 : Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là:
A.C6H5Cl
B.p-C6H4Cl2
C.C6H6Cl6
D.m-C6H4Cl2
- Câu 65 : Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam ankybenzen X thu được 8,96 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
A.C6H6
B. C7H8
C. C8H8
D. C8H10
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ