Đề thi giữa HK2 môn GDCD 10 năm 2021 Trường THPT Đ...
- Câu 1 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Lịch sử loài người được hình thành khi loài người biết ..........
A. Chế tạo ra công cụ lao động.
B. Đứng thẳng và đi lại bằng hai chân.
C. Tách mình khỏi thế giới.
D. Thực hiện ăn, ở theo bầy đàn.
- Câu 2 : Con người cần phải lao động để có thể làm gì?
A. Trở lên giàu có.
B. Thể hiện bản thân.
C. Tồn tại và phát triển.
D. Sáng tạo nghệ thuật.
- Câu 3 : Hoạt động nào là đặc trưng chỉ có ở con người?
A. Sản xuất của cải vật chất.
B. Tìm kiếm thức ăn.
C. Xây dựng nơi ở.
D. Di chuyển nơi ở.
- Câu 4 : Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp lịch sử xã hội loài người như thế nào?
A. Phát triển hiện đại.
B. Chuyển sang nền văn minh.
C. Ngày càng tiến bộ.
D. Hình thành và phát triển.
- Câu 5 : Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội mà biểu hiện cụ thể là gì?
A. Nhiều cuộc chiến tranh xảy ra.
B. Các cuộc chiến tranh giành đất đai.
C. Các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
D. Các cuộc đấu tranh giai cấp.
- Câu 6 : Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là gì?
A. Pháp luật.
B. Đạo đức.
C. Truyền thống.
D. Phong tục.
- Câu 7 : Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức như thế nào?
A. Hiện đại.
B. Độc đáo.
C. Tiến bộ.
D. Ưu việt.
- Câu 8 : Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức là sự điều chỉnh mang tính gì?
A. Bắt buộc
B. Tự nguyện
C. Tự do
D. Cưỡng chế
- Câu 9 : Trong sự điều chỉnh hành vi con người, đặc điểm để phân biệt giữa pháp luật với đạo đức là gì?
A. Tính cưỡng chế, tính tự giác
B. Tính dân chủ
C. Tính tự do.
D. Tính tự giác.
- Câu 10 : Đối với mỗi cá nhân, việc tuân theo các chuẩn mực đạo đức sẽ góp phần như thế nào?
A. Giúp cá nhân phát triển.
B. Mang lại những lợi ích kinh tế.
C. Phát triển kĩ năng.
D. Hoàn thiện nhân cách.
- Câu 11 : Khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng, một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội được gọi là gì?
A. Lương tâm
B. Nhân phẩm
C. Danh dự
D. Nghĩa vụ
- Câu 12 : Trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội được gọi là gì?
A. Đạo đức
B. Nghĩa vụ
C. Nhân phẩm
D. Quyền lợi
- Câu 13 : Nghĩa vụ là sự phản ánh mối quan hệ nào giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội?
A. Quan hệ kinh tế.
B. Quan hệ chính trị.
C. Quan hệ đạo đức.
D. Quan hệ văn hóa.
- Câu 14 : Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là gì?
A. Lương tâm.
B. Danh dự.
C. Nhân phẩm.
D. Hạnh phúc.
- Câu 15 : Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái bao gồm những gì?
A. thanh thản và nhẹ nhàng.
B. cắn rứt và tự tin.
C. thanh thản và cắn rứt.
D. thoải mái và bắt buộc.
- Câu 16 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Con người là chủ thể của lịch sử, vì vậy mọi sự biến đổi, mọi cuộc cách mạng xã hội đều ..........
A. Do nghiên cứu khoa học tạo ra.
B. Tự nhiên sinh ra.
C. Do con người tạo ra.
D. Nằm ngoài ý thức của con người.
- Câu 17 : Vì sao con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng cho mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội?
A. Con người làm chủ thế giới.
B. Con người là chủ thể của lịch sử.
C. Con người có nhiều hoài bão.
D. Con người luôn mong muốn hạnh phúc.
- Câu 18 : Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, tương lai sẽ thuộc về một xã hội tốt đẹp hơn: một xã hội không có áp bức, bóc lột, thống nhất giữa văn minh với nhân đạo, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc. Xã hội ấy chỉ có thể là xã hội gì?
A. Chiếm hữu nô lệ.
B. Phong kiến.
C. Tư bản chủ nghĩa.
D. Xã hội chủ nghĩa.
- Câu 19 : Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng con người, thực hiện chính sách: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là nhằm mục đích gì?
A. Phát triển toàn diện con người.
B. Mang lại tự do, hạnh phúc cho con người.
C. Đưa con người đến chế độ phát triển cao hơn.
D. Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Câu 20 : Việc làm nào dưới đây không vì mục tiêu phát triển con người?
A. Thực hiện công bằng trong giáo dục, để mọi người dân đều được đi học.
B. Bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.
C. Khai thác cạn kiệt tài nguyên, phá hoại môi trường.
D. Tăng cường nghiên cứu khoa học, đưa khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất.
- Câu 21 : Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Có thể nói, đạo đức là gì?
A. Căn cứ để xây dựng gia đình hạnh phúc.
B. Nền tảng của gia đình hạnh phúc.
C. Mục đích của gia đình hạnh phúc.
D. Chuẩn mực của gia đình hạnh phúc.
- Câu 22 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Trong xã hội, nếu các chuẩn mực đạo đức luôn được tôn trọng, củng cố thì xã hội đó có thể ...........
A. Được mọi người tin tưởng.
B. Xây dựng mối quan hệ hợp tác.
C. Phát triển bền vững.
D. Trở lên giàu có.
- Câu 23 : Câu nào dưới đây đề cập đến sự điều chỉnh của đạo đức?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm.
B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
C. Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa.
D. Có công mài sắt có ngày lên kim.
- Câu 24 : Hành động nào sau đây thể hiện cá nhân là người có đạo đức?
A. Chen lấn khi thanh toán.
B. Vượt đèn đỏ.
C. Trộm cắp đồ của người khác.
D. Giúp đỡ người bị nạn.
- Câu 25 : Do đi làm muộn, anh C đi vào đường ngược chiều và đâm vào em M đang đá bóng dưới lòng đường khiến em bị ngã gãy tay. Bố mẹ em M yêu cầu anh C phải hỗ trợ, bồi thường nhưng anh C không đồng ý vì cho rằng em M cũng có lỗi. Bố em M tức giận đã cùng cháu mình là anh X chặn đường đánh anh C. Hành vi của ai vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật?
A. Bố em M, anh X, anh C.
B. Anh X, anh C, hai bố con em M.
C. Anh C.
D. Bố em M và anh X.
- Câu 26 : Đối với mỗi cá nhân, lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa gì?
A. xây dựng.
B. tích cực.
C. hỗ trợ.
D. tốt đẹp.
- Câu 27 : Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?
A. Lương tâm là thứ vốn có, không cần rèn luyện.
B. Đặt lợi ích của bản thân lên trên hết.
C. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện.
D. Chỉ cần không làm điều ác là đã có lương tâm.
- Câu 28 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Công dân đóng thuế đầy đủ, đúng hạn là đang thực hiện tốt .....
A. Nghĩa vụ.
B. Danh dự.
C. Nhân phẩm.
D. Đạo đức.
- Câu 29 : Cha mẹ nuôi con trưởng thành, đồng thời tạo điều kiện để con cái biết tự lập, luôn yêu thương, giúp đỡ con cái là cha mẹ đang thực hiện nội dung nào sau đây?
A. Chăm sóc con cái
B. Quyền lợi của con cái.
C. Nghĩa vụ với con cái.
D. Lợi ích cho con cái.
- Câu 30 : Anh K là thợ xây, hết giờ làm việc nhưng còn một số vữa nữa nên anh xây thêm hai hàng gạch để khỏi bỏ phí số vữa đó. Tuy về muộn 10 phút nhưng anh cảm thấy rất vui. Trong trường hợp này, trạng thái lương tâm nào đã xuất hiện?
A. Lương tâm cắn rứt.
B. Lương tâm thoải mái.
C. Lương tâm thanh thản.
D. Lương tâm vui vẻ.
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 Thế giới quan duy vật & phương pháp luận biện chứng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3 Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 2 Thế giới vật chất tồn tại khách quan
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 Nguồn gốc vận động & phát triển của sự vật và hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 5 Cách thức vận động phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 6 Khuynh hướng phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Ôn tập phần 1
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 8 Tồn tại xã hội và ý thức xã hội