Đề thi HK2 môn Vật lý 7 năm 2020 trường THCS Đinh...
- Câu 1 : Một vật nhiễm điện có đặc điểm
A. có khả năng hút các vật khác.
B. không hút, không đẩy các vật khác.
C. không hút các vật khác.
D. vừa hút vừa đẩy các vật khác.
- Câu 2 : Một thước nhựa trung hòa về điện sau khi bị cọ xát trở thành vật nhiễm điện Dương khi
A. thước nhựa mất bớt điện tích dương.
B. thước nhựa mất bớt êlectrôn.
C. thước nhựa nhận thêm điện tích dương.
D. thước nhựa nhận thêm êlectrôn.
- Câu 3 : Dòng điện trong kim loại là dòng
A. các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng .
B. các phân tử dịch chuyển có hướng.
C. các nguyên tử dịch chuyển có hướng.
D. các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Câu 4 : Có hai bóng đèn cùng loại 2,5V được mắc nối tiếp và nối với hai cực của nguồn điện. Hiệu điện thế hợp lí nhất giữa hai cực của nguồn điện sẽ là
A. 5V
B. 2,5V
C. 5,5V
D. 25V
- Câu 5 : Dòng điện không có tác dụng
A. làm nóng dây dẫn.
B. hút các vụn giấy.
C. làm quay kim nam châm.
D. làm tê liệt thần kinh .
- Câu 6 : Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi
A. mạch điện bị nối tắt giữa hai cực nguồn điện.
B. mạch điện có dây dẫn ngắn.
C. mạch điện không có cầu chì .
D. mạch điện dùng acquy để thắp sáng.
- Câu 7 : Nhôm là chất dẫn điện tốt là vì
A. nhôm là chất cho dòng điện chạy qua.
B. nhôm có khối lượng riêng lớn.
C. nhôm có ít êlectrôn tự do.
D. nhôm có nhiều êlectrôn tự do.
- Câu 8 : Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại là do dòng điện có
A. tác dụng hoá học
B. tác dụng từ
C. tác dụng sinh lý
D. tác dụng nhiệt
- Câu 9 : Hai vật liệu thường dùng để làm vật cách điện là
A. nhôm, sứ.
B. đồng, cao su.
C. chì, nilông.
D. sứ, nhựa.
- Câu 10 : Đơn vị đo hiệu thế là
A. vôn (V)
B. ampe (A)
C. kilôgam (kg)
D. niutơn (N)
- Câu 11 : Biết nguyên tử hyđrôcó 1 êlectrôn chuyển động xung quanh hạt nhân. Điện tích hạt nhân của nguyên tử hyđrô là
A. +1e
B. -1e
C. -2e
D. +2e.
- Câu 12 : Bạn An dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện, kết quả thu được là 12 vôn. An đã dùng vôn kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp nhất là
A. 12,5V và 0,1V
B. 12,5V và 0,01V
C. 15V và 0,1V
D. 12V và 0,5V
- Câu 13 : Có hai bóng đèn cùng loại 24V được mắc song song với nhau, để hai đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện sẽ là
A. 12V.
B. 24V.
C. 30V
D. 12 V.
- Câu 14 : Các bóng đèn trong gia đình được mắc song song không phải vì
A. có thể bật tắt các bóng đèn độc lập với nhau.
B. một bóng đèn bị hỏng thì các bóng còn lại vẫn sáng.
C. tiết kiệm số đèn cần dùng.
D. các bóng đèn có cùng hiệu điện thế.
- Câu 15 : Dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế là
A. vôn kế.
B. ampe kế.
C. nhiệt kế.
D. nhiệt lượng kế.
- Câu 16 : Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc song song giữa hai điểm A, B. Dòng điện chạy qua mỗi đèn có cường độ tương ứng là I1 = 0,3A ; I2 = 0,2A. Cường độ dòng điện (IAB) chạy trong mạch chính có giá trị là
A. IAB = 0,2A
B. IAB = 0,3A
C. IAB = 0,5A
D. IAB = 0,1 A
- Câu 17 : Để đảm bảo an toàn về điện ta cần
A. sử dụng dây dẫn bằng kim loại.
B. lắp rơle tự ngắt điện.
C. bật cầu dao điện khi lắp đặt các thiết bị dùng điện
D. sử dụng dây chì có tiết diện lớn để tránh bị đứt cầu chì.
- Câu 18 : Nếu gia đình em có hai bóng đèn giống nhau có ghi 220V, để hai bóng đèn này hoạt động bình thường và thuận tiện khi sử dụng thì em sẽ mắc hai bóng đèn này theo kiểu
A. nối tiếp
B. song song.
C. song song hoặc nối tiếp.
D. hỗn hợp.
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi