Đề ôn tập Chương 6 môn Sinh học 8 năm 2021 Trường...
- Câu 1 : Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài được thực hiện thông qua các hệ cơ quan?
A. Hệ hô hấp
B. Hệ tiêu hóa
C. Hệ bài tiết
D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 2 : Sản phẩm nào dưới đây không được thải ra môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường?
A. CO2
B. Phân
C. Nước tiểu, mồ hôi
D. Oxi
- Câu 3 : Điều nào sau đây đúng khi nói về trao đổi chất ở cấp độ cơ thể?
A. Là quá trình cơ thể tiếp nhận từ môi trường ngoài thức ăn, nước, ôxi và thải ra môi trường ngoài các sản phẩm bài tiết, khí cacbonic
B. Do sự hoạt động của các hệ cơ quan tiêu hoá, hô hấp, bài tiết.
C. Trong cơ thể, thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng đơn giản, có thể được hấp thụ vào máu.
D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 4 : Điều nào sau đây đúng khi nói về quá trình trao đổi chất ở tế bào?
A. Là quá trình trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường trong (máu, nước mô).
B. Máu đem chất dinh dưỡng đã được hấp thụ và ôxi cung cấp cho tế bào.
C. Máu nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết và khí cacbonic đưa tới các hộ cơ quan bài tiết và hô hấp để từ đó thải ra môi trường ngoài qua hoạt dộng trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.
D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 5 : Cơ quan nào dự trữ chất dinh dưỡng cho cơ thể khi cần?
A. Gan
B. Dạ dày
C. Ruột non
D. Tá tràng
- Câu 6 : Tại sao nên uống 2 lít nước mỗi ngày?
A. Nước đóng vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng đi đến khắp các tế bào để nuôi cơ thể
B. Thông qua quá trình vận chuyển, nước đem theo các chất độc tố, cặn bã ra ngoài thông qua đường tiêu hóa
C. Nước điều tiết nhiệt độ cơ thể
D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 7 : Điều nào sau đây phản ánh chính xác nhất về quá trình đồng hóa?
A. Tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản
B. Tổng hợp chất khí
C. Phân giải chất hữu cơ thành các chất tương đồng nhau.
D. Tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.
- Câu 8 : Điều nào sau đây phản ánh chính xác nhất về quá trình dị hóa?
A. Tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản
B. Tổng hợp chất khí
C. Phân giải chất hữu cơ thành các chất tương đồng nhau
D. Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
- Câu 9 : Điều nào sau đây đúng khi nói về tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa ở cơ thể?
A. Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa ở cơ thể không thay đổi
B. Ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá nhỏ hơn dị hoá, ngược lại ở người già, quá trình dị hoá lại nhỏ hơn đồng hoá.
C. Vào thời điểm lao động, dị hoá nhỏ hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghi ngơi đổng hoá nhỏ hơn dị hoá.
D. Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể (khác nhau vể độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ thuộc vào lứa tuổi và trạng thái lao động.
- Câu 10 : Các quá trình nào dưới đây là quá trình chuyển hóa năng lượng?
A. Hô hấp tế bào
B. Lên men
C. Hô hấp hiếu khí
D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 11 : Hô hấp tế bào là quá trình chuyển hóa năng lượng tích lũy trong chất dinh dưỡng thành?
A. ATP
B. Acid amin
C. Đường đơn
D. CO2
- Câu 12 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về trao đổi vật chất và năng lượng?
A. Cơ thể luôn luôn cần trao đổi chất và năng lượng để tồn tại và phát triển.
B. Cơ thể thỉnh thoảng cần trao đổi chất và năng lượng để tồn tại và phát triển.
C. Cơ thể thường xuyên cần trao đổi chất và năng lượng để tồn tại và phát triển.
D. Cơ thể ít khi trao đổi chất và năng lượng vẫn duy trì được sự tồn tại và phát triển.
- Câu 13 : Khi trời nóng hoặc lao động nặng cơ thể thường tiết mồ hôi?
A. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
B. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da co lại giúp giữ nhiệt, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
C. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp giữ nhiệt , khi nhiệt độ đến mức tối đa thì tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
D. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da co giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
- Câu 14 : Đặc điểm giúp lạc đà sống trong môi trường hoang mạc khắc nghiệt?
A. Đệm móng chân dày
B. Cho phép thân nhiệt tăng lên giảm sự mất nước
C. Lông bờm
D. Tất cả các đáp án trên
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 2 Cấu tạo cơ thể người
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 3 Tế bào
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 4 Mô
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 10 Hoạt động của cơ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 9 Cấu tạo và tính chất của cơ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 11 Tiến hoá của hệ vận động và Vệ sinh hệ vận động
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 6 Phản xạ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 7 Bộ xương
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 8 Cấu tạo và tính chất của xương
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 13 Máu và môi trường trong cơ thể