40 câu trắc nghiệm ôn tập Chương Sinh trưởng và si...
- Câu 1 : Sự sinh trưởng của vi sinh vật được hiểu là :
A. Sự tăng các thành phần của tế bào vi sinh vật
B. Sự tăng kích thước và số lượng của vi sinh vật
C. Cả a,b đúng
D. Cả a,b,c đều sai
- Câu 2 : Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là
A. Thời gian một thế hệ
B. Thời gian sinh trưởng
C. Thời gian sinh trưởng và phát triển
D. Thời gian tiềm phát
- Câu 3 : Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu ?
A. 64
B. 32
C. 16
D. 8
- Câu 4 : Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới . Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu ?
A. 2 giờ
B. 60 phút
C. 40 phút
D. 20 phút
- Câu 5 : Số tế bào tạo ra từ 8 vi khuẩn E. Coli đều phân bào 4 lần là :
A. 100
B. 110
C. 128
D. 148
- Câu 6 : Trong môi trường cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng thì quá trình sinh trưởng của vi sinh vật biểu hiện mấy pha ?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
- Câu 7 : Thời gian tính từ lúcvi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là :
A. Pha tiềm phát
B. Pha luỹ thừa
C. Pha cân bằng động
D. Pha suy vong
- Câu 8 : Biểu hiện của vi sinh vật ở pha tiềm phát là :
A. Vi sinh vật trưởng mạnh
B. Vi sinh vật trưởng yếu
C. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng
D. Vi sinh vật thích nghi dần với môi trường nuôi cấy
- Câu 9 : Hoạt động nào sau đây xảy ra ở vi sinh vật trong pha lag?
A. Tế bào phân chia
B. Có sự hình thành và tích luỹ các enzim
C. Lượng tế bào tăng mạnh mẽ
D. Lượng tế bào tăng ít
- Câu 10 : Trong môi trường nuôi cấy, vi sinh có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở :
A. Pha tiềm phát
B. Pha cân bằng động
C. Pha luỹ thừa
D. Pha suy vong
- Câu 11 : Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng động là :
A. Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi
B. Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra
C. Số được sinh ra bằng với số chết đi
D. Chỉ có chết mà không có sinh ra
- Câu 12 : Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ở giai đoạn sau của quá trình nuôi cấy, vi sinh vật giảm dần đến số lượng là :
A. Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt
B. Các chất độc xuất hiện ngày càng nhiều
C. Cả a và b đúng
D. Do một nguyên nhân khác
- Câu 13 : Pha log là tên gọi khác của giai đoạn nào sau đây ?
A. Pha tiềm phát
B. Pha luỹ thừa
C. Pha cân bằng
D. Pha suy vong
- Câu 14 : Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vât ở pha suy vong là :
A. Số lượng sinh ra cân bằng với số lượng chết đi
B. Số chết đi ít hơn số được sinh ra
C. Số lượng sinh ra ít hơn số lượng chết đi
D. Không có chết, chỉ có sinh
- Câu 15 : Vì sao trong môi trường nuôi cấy liên tục pha luỹ thừa luôn kéo dài?
A. Có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới
B. Loại bỏ những chất độc, thải ra khỏi môi trường
C. Cả a và b đúng
D. Tất cả a, b, c đều sai
- Câu 16 : Phát biểu sau đây đúng khi nói về sự sinh sản của vi khuẩn là :
A. Có sự hình thành thoi phân bào
B. Chủ yếu bằng hình thức giảm phân
C. Phổ biến theo lối nguyên phân
D. Không có sự hình thành thoi phân bào
- Câu 17 : Trong các hình thức sinh sản sau đây thì hình thức sinh sản đơn giản nhất là :
A. Nguyên phân
B. Giảm phân
C. Phân đôi
D. Nẩy chồi
- Câu 18 : Hình thức sinh sản có thể tìm thấy ở nấm men là :
A. Tiếp hợp và bằng bào tử vô tính
B. Phân đôi và nẩy chồi
C. Tiếp hợp và bằng bào tử hữu tính
D. Bằng tiếp hợp và phân đôi
- Câu 19 : Vi sinh vật nào sau đây có thể sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính ?
A. Vi khuẩn hình que
B. Vi khuẩn hình cầu
C. Nấm mốc
D. Vi khuẩn hình sợi
- Câu 20 : Ở nấm rơm, bào tử sinh sản được chứa ở :
A. Trên sợi nấm
B. Mặt dưới của mũ nấm
C. Mặt trên của mũ
D. Phía dưới sợi nấm
- Câu 21 : Vi sinh vật nào sau đây không sinh sản bằng bào tử
A. Nấm mốc
B. Xạ khuẩn
C. Nấm rơm
D. Đa số vi khuẩn
- Câu 22 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các nguyên tố : C,H,O
A. Là những nguyên tố vi lượng
B. Cần cho cơ thể sinh vật với một lượng rất ít
C. Có trong thành phần của cacbonhidrat, lipit, prôtêin và axitnuclêic
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 23 : Nhóm nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố đại lượng ?
A. C,H,O
B. H,O,N
C. P,C,H,O
D. Zn,Mn,Mo
- Câu 24 : Các nguyên tố cần cho hoạt hoá các enzim là :
A. Các nguyên tố vi lượng ( Zn,Mn,Mo...)
B. C,H,O
C. C,H,O,N
D. Các nguyên tố đại lượng
- Câu 25 : Chất sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của vi sinh vật và có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật khác là :
A. Chất kháng sinh
B. Alđêhit
C. Các hợp chất cacbonhidrat
D. Axit amin
- Câu 26 : Vai trò của phôtpho đối với tế bào là :
A. Cần cho sự tổng hợp axit nuclêic(ADN, ARN)
B. Là thành phần của màng tế bào
C. Tham gia tổng hợp ATP
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 27 : Chất kháng sinh có nguồn gốc chủ yếu từ dạng vi sinh vật nào sau đây?
A. Vi khuẩn hình que
B. Xạ khuẩn
C. Virut
D. Nấm mốc
- Câu 28 : Phát biểu sau đây có nội dung đúng là :
A. Các nguyên tố đại lượng cần cho cơ thể với một lượng rất nhỏ
B. Cácbon là nguyên tố vi lượng
C. Kẽm là nguyên tố đại lượng
D. Hidrô là nguyên tố đại lượng
- Câu 29 : Ngoài xạ khuẩn dạng vi sinh vật nào sau đây có thể tạo ra chất kháng sinh ?
A. Nấm
B. Tảo đơn bào
C. Vi khuẩn chứa diệp lục
D. Vi khuẩn lưu huỳnh
- Câu 30 : Dựa trên nhiệt độ tối ưu của sự sinh trưởng mà vi sinh vật được chia làm các nhóm nào sau đây ?
A. Nhóm ưa nhiệt và nhóm kị nhiệt
B. Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa ấm và nhóm ưa nhiệt
C. Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa nóng
D. Nhóm ưa nóng, nhóm ưa ấm
- Câu 31 : Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của các vi sinh vật thuộc nhóm ưa ấm là :
A. 5-10 độ C
B. 10-20 độ C
C. 20-40 độ C
D. 40-50 độ C
- Câu 32 : Có một dạng vi sinh vật sinh trưởng rất mạnh ở nhiệt độ môi trường dưới 10 độ C. Dạng vi sinh vật đó thuộc nhóm nào sau đây ?
A. Nhóm ưa lạnh
B. Nhóm ưa nóng
C. Nhóm ưa ấm
D. Nhóm ưa nhiệt
- Câu 33 : Mức nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng vi sinh vật là mức nhiệt độ mà ở đó :
A. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng
B. Vi sinh vật bắt đầu giảm sinh trưởng
C. Vi sinh vật dừng sinh trưởng
D. Vi sinh vật sinh trưởng mạnh nhất
- Câu 34 : Vi sinh vật nào sau đây thuộc nhóm ưa ấm ?
A. Vi sinh vật đất
B. Vi sinh vật sống trong cơ thể người
C. Vi sinh vật sống trong cơ thể gia súc, gia cầm
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 35 : Phần lớn vi sinh vật sống trong nước thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây ?
A. Nhóm ưa lạnh
B. Nhóm ưa ấm
C. Nhóm kị nóng
D. Nhóm chịu nhiệt
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 Cấu trúc của các loại virut
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 Các giới sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 Các nguyên tố hóa học và nước
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 Cacbohiđrat và lipit
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 Protêin