Trắc nghiệm Công Dân 10 Bài 6 (có đáp án): Khuynh...
- Câu 1 : Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?
A. Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến
B. Các giống loài mới thay thế giống loài cũ
C. Con người dùng hóa chất tiêu diệt sinh vật
D. Học sinh đổi mới phương thức học tập
- Câu 2 : Câu tục ngữ nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?
A. Sông lở cát bồi
B. Uống nước nhớ nguồn
C. Tức nước vỡ bờ
D. Ăn cháo đá bát
- Câu 3 : Khẳng định nào dưới đây phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?
A. Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, nhằm phát huy cái tốt khắc phục cái xấu.
B. Phê bình là đánh giá khuyết điểm của bản thân, nhằm khắc phục cái xấu
C. Phê bình là chỉ ra khuyết điểm của người khác để họ sữa chữa cho tốt
D. Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm, nhằm phát huy điểm mạnh của bản thân
- Câu 4 : Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về sự phát triển
A. Máy bay cất cánh
B. Nước bay hơi
C. Muối tan trong nước
D. Cây ra hoa kết quả.
- Câu 5 : Con đường phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo
A. Đường cong
B. Đường xoáy trôn lốc
C. Đường thẳng
D. Đường gấp khúc
- Câu 6 : Cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn là thể hiện khuynh hướng nào dưới đây của sự vật và hiện tượng?
A. Phát triển
B. Thụt lùi
C. Tuần hoàn
D. Ngắt quãng
- Câu 7 : Câu viết của Lênin “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước rất lớn là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lí luận”, là thể hiện điều gì dưới đây của sự vật, hiện tượng?
A. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng
B. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng
C. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng
D. Chu kì phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Câu 8 : Phủ định là gì?
A. Xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng.
B. Bài trừ một sự vật, hiện tượng.
C. Bác bỏ những điều liên quan đến sự vật, hiện tượng.
D. Kế thừa những điều tốt đẹp của sự vật.
- Câu 9 : Sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật được gọi là
A. Phủ định biện chứng.
B. Phủ định siêu hình.
C. Phủ định kế thừa.
D. Phủ định của phủ định.
- Câu 10 : Sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới được gọi là
A. Phủ định biện chứng.
B. Phủ định siêu hình.
C. Phủ định kế thừa.
D. Phủ định của phủ định.
- Câu 11 : Hai đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là gì?
A. Tính kế thừa và tính phát triển.
B. Tính phát triển và tính khách quan.
C. Tính khách quan và tính kế thừa.
D. Tính kế thừa và tính tất yếu.
- Câu 12 : Các giống loài mới xuất hiện phủ định các giống loài cũ là kết quả của quá trình đấu tranh giữa di truyền và biến dị trong bản thân sinh vật tạo ra. Điều này thể hiện đặc điểm nào của phủ định biện chứng?
A. Tính khách quan.
B. Tính chủ quan.
C. Tính kế thừa.
D. Tính biện chứng
- Câu 13 : Các giống loài phát triển theo quy luật di truyền, thế hệ con cái thừa hưởng những yếu tố tích cực của thế hệ bố mẹ, gạt bỏ những yếu tố không còn thích hợp với hoàn cảnh mới. Điều này thể hiện đặc điểm nào của phủ định biện chứng?
A. Tính khách quan.
B. Tính chủ quan.
C. Tính kế thừa.
- Câu 14 : Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật và hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định, đó gọi là
A. Phủ định biện chứng.
B. Phủ định siêu hình.
C. Phủ định khách quan.
D. Phủ định của phủ định.
- Câu 15 : Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là
A. Vận động tuần hoàn.
B. Vận động đi lên.
C. Vận động tụt lùi.
D. Vận động liên tục.
- Câu 16 : Gieo một hạt thóc trong điều kiện bình thường, nó sẽ nảy mầm, hạt thóc đã bị thay thế bởi một cây lúa do nó sinh ra, đó là sự phủ định hạt thóc. Cây lúa lớn lên, ra hoa, thụ phấn, sinh ra những hạt thóc mới. Khi hạt thóc đã chín thì thân cây chết đi, cây lúa đã bị phủ định. Triết học gọi quá trình này là
A. Phủ định tất yếu.
B. Phủ định siêu hình.
C. Phủ định khách quan.
D. Phủ định của phủ định
- Câu 17 : Quy luật phủ định của phủ định được diễn tả bằng hình ảnh nào dưới đây?
A. Phát triển theo đường thẳng.
B. Phát triển theo đường trôn ốc.
C. Phát triển theo vòng tròn.
D. Phát triển theo vòng tuần hoàn.
- Câu 18 : Việc làm nào sau đây không phải là biểu hiện của phủ định biện chứng?
A. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
B. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, hòa nhập chứ không hòa tan.
C. Bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc.
D. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa cũ để xây dựng nền văn hóa mới hiện đại.
- Câu 19 : Vận dụng quy luật phủ định vào quá trình học tập, em nên làm thế nào để việc học tập ngày càng tiến bộ?
A. Cần thường xuyên đổi mới phương pháp học tập.
B. Không coi trọng kiến thức cũ, chỉ cần tiếp thu kiến thức mới.
C. Thấy phương pháp học tập nào mới là bắt chước ngay.
D. Không cần thay đổi phương pháp học tập vì sẽ khiến việc học vất vả hơn.
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 Thế giới quan duy vật & phương pháp luận biện chứng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3 Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 2 Thế giới vật chất tồn tại khách quan
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 Nguồn gốc vận động & phát triển của sự vật và hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 5 Cách thức vận động phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 6 Khuynh hướng phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Ôn tập phần 1
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 8 Tồn tại xã hội và ý thức xã hội