Đề ôn tập Chương 3 môn Vật Lý 9 năm 2021 Trường TH...
- Câu 1 : Chiếu chùm ánh sáng trắng tới tấm lọc màu đỏ đặt trước tấm lọc màu xanh, ta thu được trên màn chắn:
A. Màu xanh
B. Trên màn thấy tối
C. Màu đỏ
D. Màu nửa xanh nửa đỏ
- Câu 2 : Hai thấu kính hội tụ có tiêu cự lần lượt là 10cm và 5cm dùng làm kính lúp. Số bội giác của hai kính lúp này lần lượt:
A. 2,5X và 5X
B. 5X và 25X
C. 25X và 5X
D. 5X và 2,5X
- Câu 3 : Sự điều tiết của mắt là:
A. Sự thay đổi thuỷ dịch của mắt để làm cho ảnh hiện rõ trên võng mạc.
B. Sự thay đổi khoảng cách giữa thể thuỷ tinh và võng mạc để ảnh hiện rõ trên võng mạc.
C. Sự thay đổi độ phồng của thể thuỷ tinh để ảnh hiện rõ trên võng mạc.
D. Sự thay đổi kích thước của thể thuỷ tinh và võng mạc để ảnh hiện rõ trên võng mạc.
- Câu 4 : Khi vật nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính phân kỳ, ảnh có tính chất:
A. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật
B. Ảnh ảo, lớn hơn vật
C. Ảnh thật,nhỏ hơn vật
D. Ảnh thật, lớn hơn vật
- Câu 5 : Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì:
A. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
B. Tia khúc xạ không nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
C. Tia khúc xạ không nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
D. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
- Câu 6 : Điểm cực viễn là điểm xa nhất mắt thấy được vật khi:
A. Thể thuỷ tinh co giãn nhiều nhất.
B. Mắt không điều tiết
C. Mắt điều tiết tối đa.
D. Thể thuỷ tinh co giãn ít nhất.
- Câu 7 : A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f, ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB. Gọi d là khoảng cách từ vật đến thấu kính, điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về mối quan hệ giữa d và f.
A. d > f
B. d < f
C. d = 2f
D. d = f
- Câu 8 : Bạn Nam bị cận, khi không đeo kính điểm cực viễn cách mắt 40 cm. Hỏi bạn phải đeo kính gì trong các loại kính sau đây ? Chọn câu đúng nhất ?
A. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự nhỏ hơn 40cm
B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm
C. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 40cm
D. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự lớn hơn 40cm
- Câu 9 : Cây bàng của trường cao 10m, một học sinh đứng cách cây 20m thì ảnh của cây trên màng lưới sẽ cao bao nhiêu. Nếu khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến màng lưới của em học sinh là 2cm?
A. 0,5 cm.
B. 2 cm
C. 1,5 cm
D. 1 cm
- Câu 10 : Sự điều tiết của mắt (thủy tính thể) có tác dụng gì?
A. Làm tăng độ lớn của vật
B. Làm tăng khoảng cách đến vật
C. Làm giảm khoảng cách đến vật
D. Làm ảnh của vật hiện rõ trên màng lưới
- Câu 11 : Về phương diện tạo ảnh giữa mắt và máy ảnh có những tính chất nào giống nhau?
A. Tạo ra ảnh thật lớn hơn vật
B. Tạo ra ảnh thật nhỏ hơn vật
C. Tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật
D. Tạo ra ảnh ảo nhỏ hơn vật
- Câu 12 : Đặt vật AB nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ, ảnh của vật là:
A. Ảnh thật, cùng chiều với vật.
B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật.
C. Ảnh thật,ngược chiều với vật
D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật.
- Câu 13 : Thấu kính hội tụ là loại thấu kính:
A. Có phần giữa dày hơn phần rìa.
B. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa.
C. Có phần giữa và phần rìa dày như nhau.
D. Có phần giữa và rìa mỏng như nhau.
- Câu 14 : Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật ở vị trí nào?
A. Ngoài khoảng tiêu cự
B. Trong khoảng tiêu cự
C. Sát vào mặt kính lúp
D. Cả A,B,C đều đúng.
- Câu 15 : Mắt lão là mắt có đặc điểm như sau:
A. Tiêu điểm nằm sau màng lưới
B. Nhìn rõ vật ở xa
C. Điểm cực cận nằm xa hơn mắt bình thường
D. Tất cả A,B,C đều đúng
- Câu 16 : Khi nhìn vật ở xa thì mắt điều tiết sao cho:
A. Tiêu cự của thể thủy tinh dài nhất
B. Tiêu cự của thể thủy tinh ngắn nhất
C. Tiêu điểm thể thủy tinh nằm trước màng lưới
D. Cả A, B đúng
- Câu 17 : Chiếu ánh sáng từ nguồn sáng qua tấm lọc màu đỏ, ta được ánh sáng màu đỏ. Hỏi nguồn sáng đó là nguồn sáng gì?
A. Nguồn sáng trắng
B. Nguồn sáng xanh
C. Nguồn sáng đen
D. Nguồn sáng vàng
- Câu 18 : Qua thấu kính hội tụ, một vật thật cho ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. Trong trường hợp này, vật nằm trong khoảng nào so với thấu kính
A. trong khoảng tiêu cự của thấu kính
B. lớn hơn hai lần tiêu cự
C. trong khoảng lớn hơn tiêu cự nhưng nhỏ hơn hai lần tiêu cự
D. ngay tiêu cự của thấu kính
- Câu 19 : Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Đặt một vật sáng AB cao 2 cm vuông góc với trục chính, cách thấu kính một khoảng 15 cm. Chiều cao của ảnh A’B’ là
A. 8cm
B. 6cm
C. 4cm
D. 2cm
- Câu 20 : Trên một đĩa tròn được chia làm ba phần bằng nhau và tô lên đó ba màu xanh lam, xanh lục và màu đỏ. Quay đĩa nói trên xung quanh trục xuyên tâm của nó ta sẽ nhìn thấy đĩa có màu
A. xanh
B. trắng
C. chàm
D. vàng
- Câu 21 : Một vật đặt ở rất xa thấu kính hội tụ cho ảnh ở
A. vô cực
B. sau thấu kính và cách hai lần tiêu cự
C. ngay tại tiêu điểm
D. trước thấu kính và cách hai lần tiêu cự
- Câu 22 : Ảnh của một vật sáng đặt trước thấu kính hội tụ không thể là
A. ảnh thật ngược chiều và bé hơn vật
B. ảnh ảo cùng chiều và bé hơn vật
C. ảnh thật ngược chiều và lớn hơn vật
D. ảnh thật ngược chiều và bằng vật
- Câu 23 : Ta không thể xác định được thấu kính là hội tụ hay phân kì dựa vào kết luận là:
A. Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
B. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.
C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
- Câu 24 : Cách khắc phục tật ... là đeo kính cận, một ..., có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt.
A. cận thị; thấu kính phân kỳ
B. cận thị; thấu kính hội tụ
C. viễn thị; thấu kính phân kỳ
D. viễn thị; kính lão
- Câu 25 : ... chỉ nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Điểm cực viễn của ... thị ở gần mắt hơn bình thường.Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
A. viễn thị
B. mắt cận
C. mắt viễn
D. mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn