Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT N...
- Câu 1 : Pháp luật do chủ thể nào dưới đây ban hành?
A. Nhân dân lao động.
B. Giai cấp cầm quyền.
C. Giai cấp tư sản.
D. Nhà nước.
- Câu 2 : Pháp luật được ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất xã hội
B. Bản chất giai cấp
C. Bản chất nhà nước
D. Bản chất dân tộc
- Câu 3 : Những người có hành vi không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung
C. Hiệu lực tuyệt đối
D. Khả năng đảm bảo thi hành cao
- Câu 4 : Căn cứu vào pháp luật giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông đã xử phạt những người vi phạm để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Trong những trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Là phương tiện để Nhà nước trừng trị kẻ phạm tội
B. Là công cụ để nhân dân đấu tranh với người vi phạm
C. Là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội
D. Là công cụ để hoạch định kế hoạch bảo vệ trật tự giao thông
- Câu 5 : Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả mọi người đều phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện, xe đạp máy. Những người vi phạm đều bị xử lí. Trong trường hợp này, pháp luật giao thông đường bộ đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến
B. Tính nghiêm minh của pháp luật
C. Tính thống nhất
D. Tính triệt để phải tuân theo
- Câu 6 : Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào sau đây có quyền sửa đổi, ban hành pháp luật?
A. Quốc hội.
B. Chính phủ.
C. Thủ tướng chính phủ.
D. Chủ tịch nước.
- Câu 7 : Vì sao pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội?
A. pháp luật đánh giá những nhu câu, lợi ích của giai cấp và các tầng lớp xã hội.
B. pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp xã hội.
C. pháp luật triển khai những nhu cầu, lợi ích của của giai cấp và các tầng lớp xã hội.
D. pháp luật thực hiện những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp xã hội.
- Câu 8 : Chủ thể nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật?
A. Mọi cán bộ công chức
B. Tất cả cán bộ, chiến sĩ công an
C. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền
D. Tất cả cán bộ làm trong ngành Tòa án
- Câu 9 : Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Áp dụng pháp luật
D. Tôn trọng pháp luật
- Câu 10 : Trước hành vi trái pháp luật của những người thân quen, em cần có biểu hiện như thế nào để thực hiện trách nhiệm công dân của mình?
A. Lờ đi coi như không biết
B. Mắng cho một trận
C. Khuyên bảo để họ không có hành vi như vậy nữa
D. Không chơi với người đó nữa
- Câu 11 : B 16 tuổi, đang vận chuyển 2kg ma túy đá thì bị bắt. B sẽ phải chịu trách nhiệm?
A. Hành chính
B. Dân sự
C. Hình sự
D. Kỉ luật
- Câu 12 : Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ là nội dung công dân bình đẳng về nội dung nào sau đây?
A. Quyền và nghĩa vụ
B. Quyền và trách nhiệm
C. Quyền công dân
D. Trách nhiệm với xã hội
- Câu 13 : Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội là nội dung của bình đẳng nào?
A. Về nghĩa vụ và trách nhiệm
B. Về quyền và nghĩa vụ
C. Về trách nhiệm pháp lí
D. Về các thành phần dân cư
- Câu 14 : C và D là cán bộ được giao quản lí tài sản nhà nước nhưng đã lợi dụng vị trí công tác, tham ô hàng chục tỉ đồng. Cả hai đều bị Tòa án xử phạt tù. Quyết định xử phạt của Tòa án là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây?
A. Về nghĩa vụ cá nhân
B. Về trách nhiệm công vụ
C. Về trách nhiệm pháp lí
D. Về nghĩa vụ quản lí
- Câu 15 : Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm
B. Bình đẳng về tiền lương, tiền thưởng
C. Bình đẳng về trách nhiệm xã hội
D. Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng
- Câu 16 : Pháp luật quy định như thế nào về tài sản chung của vợ chồng?
A. Người chồng có quyền sử dụng và định đoạt
B. Vợ chồng có quyền sở hữu ngang nhau
C. Người vợ có quyền sử dụng và định đoạt
D. Người chồng có quyền định đoạt sau khi thông báo cho vợ biết
- Câu 17 : Một doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng ngành, nghề và quy mô kinh doanh là nội dung nào?
A. Bình đẳng trên thị trường
B. Bình đẳng trong kinh doanh
C. Quyền tự do sản xuất kinh doanh
D. Quyền tự chủ của doanh nghiệp
- Câu 18 : Giám đốc Công ty và chị D giao kết hợp đồng lao động về việc chị D phải làm công việc độc hại trong thời gian mang thai. Việc giao kết này đã vi phạm nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tự do, tự nguyện
B. Bình đẳng
C. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể
D. Giao kết trực tiếp
- Câu 19 : Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Con có bổn phận vâng lời, phụng dưỡng cha mẹ
B. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dương cha mẹ
C. Con có bổn phận yêu quý, hiếu thảo với cha mẹ và giữ gìn truyền thống gia đình
D. Con có bổn phận tôn trọng và chăm sóc cha mẹ
- Câu 20 : Trong gia đình anh H, hằng ngày cứ đi làm về là anh H lại ngồi xem ti - vi trong lúc chị M vừa trông con vừa phải lau dọn nhà cửa. Anh H còn mua chiếc xe máy 42 triệu đồng từ tiền chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với chị M. Hành vi, việc làm của anh là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây
A. Quan hệ chi tiêu trong gia đình
B. Quan hệ nhân thân
C. Quan hệ tài sản
D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
- Câu 21 : Việc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế là thể hiện các dân tộc được bình đẳng về lĩnh vực nào?
A. Xã hội
B. Kinh tế
C. Chính sách
D. Chủ trương
- Câu 22 : Đối với người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì ai có quyền bắt?
A. Công an mới có quyền bắt
B. Ai cũng có quyền bắt
C. Cơ quan điều tra mới có quyền bắt
D. Người đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền bắt
- Câu 23 : Việc công dân kiến nghị với đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại hội tiếp xúc với cử tri là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền xây dựng chính quyền
B. Quyền tự do ngôn luận
C. Quyền tự do cá nhân
D. Quyền xây dựng đất nước
- Câu 24 : Ai trong những người dưới đây có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân?
A. Cán bộ, chiến sĩ công an
B. Những người làm nhiệm vụ điều tra
C. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
D. Những người bị mất tài sản cần phải kiểm tra, xác minh
- Câu 25 : L và M mâu thuẫn cá nhân, L đã nói sai sự thật về việc M mở sách xem trong giờ kiểm tra môn Ngữ văn. Hành vi của L xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được giữ gìn danh dự của cá nhân
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm
C. Quyền bất khả xâm phạm về danh dự của công dân
D. Quyền được bảo đảm an toàn cuộc sống
- Câu 26 : Chị D thuê căn phòng của bà B. Một lần chị D không có nhà, bà B đã mở khóa phòng để kiểm tra. Bà B có quyền tự ý vào phòng chị D khi chị D không có nhà hay không? Vì sao?
A. Bà B có quyền vào bất cứ khi nào vì đây là nhà của bà
B. Bà B có thể vào rồi sau đó nói với chị D
C. Bà B có thể vào mà không cần nói với chị D vì bà chỉ xe mà không động vào tài sản của chị D
D. Bà B không có quyền vì đây là chỗ ở của người khác
- Câu 27 : Ai dưới đây có quyền bầu cử?
A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù
B. Người mất năng lực hành vi dân sự
C. Người đang chữa bệnh tại bệnh viện
D. Người đang bị tước quyền bầu cử theo quyết định của Tòa án
- Câu 28 : Trong mọi trường hợp, người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan nào dưới đây?
A. Cơ quan công an các cấp
B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
C. Cơ quan thanh tra của Chính phủ
D. Tất cả các cơ quan Nhà nước
- Câu 29 : Cá nhân có quyền khiếu nại được hiểu là ai dưới đây?
A. Công dân nói chung
B. Người từ 18 tuổi trở lên
C. Chỉ những người đang làm việc, công tác
D. Người không mắc khuyết điểm
- Câu 30 : Trong đợt bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, ông P đến gần một số người và đề nghị không bỏ cho những người mà ông không thích. Hành vi của các ông P vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bỏ phiếu kín
B. Phổ thông
C. Trực tiếp
D. Bình đẳng
- Câu 31 : Nhân dân xã L biểu quyết công khai quyết định việc xây dựng nhà văn hóa xã với sự đóng góp của các hộ gia đình. Việc làm này là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận
B. Quyền tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
D. Quyền công khai, minh bạch
- Câu 32 : Công dân có quyền học ở tất cả các bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển là thể hiện?
A. Quyền học thường xuyên
B. Quyền học không hạn chế
C. Quyền học suốt đời
D. Quyền học bất cứ ngành nghề nào
- Câu 33 : Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được chăm sóc
B. Quyền được phát triển
C. Quyền được sống đầy đủ
D. Quyền về kinh tế
- Câu 34 : Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, anh D đi làm công nhân. Sau 5 năm, anh D lại tiếp tục học đại học. Vậy anh D đã thực hiện quyền gì dưới đây của công dân trong học tập?
A. Tự học
B. Học thường xuyên, học suốt đời
C. Học khi gia đình có điều kiện
D. Học để nâng cao trình độ
- Câu 35 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật quy định về ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội trong đó có .........
A. Bài trừ tệ nạn ma túy, mại dâm
B. Cấm hút thuốc lá
C. Cấm uống rượu
D. Hạn chế chơi game
- Câu 36 : Ông A và ông B săn bắt động vật hoang dã trong rừng thuộc danh mục cấm của Nhà nước. Hành vi của ông A và ông B đã vi phạm pháp luật về?
A. Sử dụng tài sản rừng
B. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên
C. Bảo vệ và phát triển rừng
D. Bảo vệ nguồn lợi rừng
- Câu 37 : Công ty C chế biến hải sản để xuất khẩu, công ty D sản xuất rượu có nồng độ cồn cao, Công ty C phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thấp hơn Công ty D. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây hai công ty lại có hai mức thuế khác nhau?
A. Lợi nhuận thu được
B. Doanh thu của mỗi công ty
C. Mặt hàng sản xuất kinh doanh
D. Khả năng sản xuất kinh doanh
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại