30 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Chuyển động cơ họ...
- Câu 1 : Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi một đoàn tàu như một chất điểm?
A. Đoàn tàu lúc khởi hành.
B. Đoàn tàu đang qua cầu.
C. Đoàn tàu đang chạy trên một đoạn đường vòng.
D. Đoàn tàu đang chạy trên đường Hà Nội -Vinh.
- Câu 2 : Một người đứng trên đường quan sát chiếc ô tô chạy qua trước mặt. Dấu hiệu nào cho biết ô tô đang chuyển động?
A. Khói phụt ra từ ống thoát khí đặt dưới gầm xe.
B. Khoảng cách giữa xe và người đó thay đổi.
C. Bánh xe quay tròn.
D. Tiếng nổ của động cơ vang lên.
- Câu 3 : Một chiếc xe lửa đang chuyển động, quan sát chiếc va li đặt trên giá để hàng hóa, nếu nói rằng: 1. Va li đứng yên so với thành toa.
A. 1 và 2.
B. 2 và 3.
C. 1 và 3.
D. 1, 2 và 3.
- Câu 4 : Trong các ví dụ dưới đây, trường hợp nào vật chuyển động được coi như là chất điểm?
A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
B. Đoàn tàu chuyển động trong sân ga.
C. Em bé trượt từ đỉnh đến chân cầu trượt.
D. Chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục.
- Câu 5 : Chọn đáp án đúng.
A. Quỹ đạo là một đường thẳng mà trên đó chất điểm chuyển động.
B. Một đường cong mà trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo.
C. Quỹ đạo là một đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi nó chuyển động.
D. Một đường vạch sẵn trong không gian trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo.
- Câu 6 : Khi chọn Trái Đất làm vật mốc thì câu nói nào sau đây đúng?
A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
B. Mặt Trời quay quanh Trái Đất.
C. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động.
D. Cả Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động.
- Câu 7 : Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng đang chuyển động về phía trước. Vậy hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C:
A. Đứng yên.
B. Chạy lùi về phía sau.
C. Tiến về phía trước.
D. Tiến về phía trước rồi sau đó lùi về phía sau.
- Câu 8 : Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng?
A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông.
D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
- Câu 9 : Trong trường hợp nào dưới đây quỹ đạo của vật là đường thẳng?
A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
B. Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi.
C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ.
D. Chuyển động của một vật được ném theo phương nằm ngang.
- Câu 10 : Lúc 8 giờ sáng nay một ô tô đang chạy trên Quốc lộ 1 cách Hà Nội 20 km. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố nào?
A. Mốc thời gian.
B. Vật làm mốc.
C. Chiều dương trên đường đi.
D. Thước đo và đồng hồ.
- Câu 11 : Điều nào sau đây đúng khi nói về chuyển động cơ học?
A. Chuyển động cơ học là sự di chuyển của vật này so với vật khác.
B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác trong không gian theo thời gian .
C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí từ nơi này sang nơi khác.
D. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
- Câu 12 : Trường hợp nào sau đây, có thể xem vật như một chất điểm?
A. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng.
B. Trái đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.
C. Trái đất đang chuyển động tự quay quanh nó.
D. Tàu hỏa đứng trong sân ga.
- Câu 13 : Một vật được coi là chất điểm nếu :
A. Vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài của quỹ đạo của vật.
B. Vật có khối lượng riêng rất nhỏ
C. Vật có khối lượng rất nhỏ
D. Vật có kích thước rất nhỏ
- Câu 14 : Mốc thời gian là
A. Khoảng thời gian khảo sát hiện tượng
B. Thời điểm kết thúc một hiện tượng
C. Thời điểm bật kì trong quá trình khảo sát hiện tượng
D. Thời điểm ban đầu chọn trước để đối chiếu thời gian trọng khi khảo sát một hiện tượng .
- Câu 15 : Từ thực tế, hãy xem trong trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng ?
A. Một hòn đá được ném theo phương ngang.
B. Một ô tô đang chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Một viên bi rơi từ độ cao 2 m.
D. Một tờ giấy rơi từ độ cao 3 m.
- Câu 16 : Người nào dưới đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm ?
A. Một hành khách trong máy bay.
B. Người phi công đang lái máy bay đó.
C. Người đứng dưới đất quan sát chiếc máy bay đang bay trên trời.
D. Người lái ô tô dẫn đường máy bay vào chỗ đỗ.
- Câu 17 : “Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10 km”. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì ?
A. Vật làm mốc.
B. Mốc thời gian.
C. Thước đo và đồng hồ.
D. Chiều dương trên đường đi.
- Câu 18 : Để xác định hành trình của một con tàu trên biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây ?
A. Kinh độ của con tàu tại mỗi điểm.
B. Vĩ độ của con tàu tại điểm đó.
C. Ngày, giờ con tàu đến điểm đó.
D. Hướng đi của con tàu tại điểm đó.
- Câu 19 : Chuyển động của vật nào là chuyển động tịnh tiến?
A. Cánh cửa khi ta mở ra.
B. Ngăn kéo bàn khi ta kéo nó ra.
C. Mặt Trăng quay quanh trái đất.
D. Ôtô chạy trên đường vòng.
- Câu 20 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về đơn vị của vận tốc?
A. Đơn vị của vận tốc cho biết tốc độ chuyển động của vật.
B. Đơn vị của vận tốc luôn luôn là m/s.
C. Trong hệ SI, đơn vị của vận tốc là cm/s.
D. Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào cách chọn đơn vị của độ dài đường đi và đơn vị của thời gian.
- Câu 21 : Một vật được coi là chất điểm nếu:
A. Vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài của quỹ đạo của vật.
B. Vật có khối lượng rất nhỏ.
C. Vật có kích thước rất nhỏ.
D. Vật có khối lượng riêng rất nhỏ.
- Câu 22 : Hệ quy chiếu gồm có:
A. Vật được chọn làm mốc và một chiếc đồng hồ.
B. Một hệ tọa độ gắn trên vật làm mốc.
C. Một thước đo chiều dài và một đồng hồ đo thời gian.
D. Vật được chọn làm mốc, một hệ tọa độ gắn trên vật làm mốc, một thước đo chiều dài và một đồng hồ thời gian.
- Câu 23 : Trong chuyển động cơ học tính tương đối không thể hiện ở:
A. Vận tốc.
B. Tọa độ.
C. Quỹ đạo.
D. Thời gian.
- Câu 24 : Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút thì sau ít nhất bao lâu kim phút đuổi kịp kim giờ?
A. 12 phút 16giây
B. 14 phút 17giây
C. 16 phút 6giây
D. 10 phút 16giây
- Câu 25 : Giờ BecLin chậm hơn giờ Hà Nội 6 giờ. Trận bóng đá diễn ra tại Beclin lúc 19h00min ngày 2- 9 -2007 Khi đó theo giờ Hà Nội là:
A. 13h00min ngày 3-9-2007.
B. 1h00min ngày 3-9-2007.
C. 1h00min ngày 2-9-2007.
D. 13h00min ngày 2-9-2007.
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do