Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2019 Trường THPT N...
- Câu 1 : Những người có hành vi trái pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
- Câu 2 : Theo quy định của pháp luật, năng lực trách nhiệm pháp lí của cá nhân bao gồm
A. độ tuổi và nhận thức.
B. độ tuổi và hành vi.
C. độ tuổi và trình độ.
D. nhận thức và hành vi.
- Câu 3 : Quy định khi tham gia điều khiển xe mô tô, xe gắn máy phải tuân thủ theo luật giao thông đường bộ phản ánh đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xã hội rộng lớn.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
- Câu 4 : Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luậtnào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật
- Câu 5 : Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Bình đẳng trước pháp luật.
B. Bình đẳng về quyền công dân.
C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
- Câu 6 : Cạnh tranh không nhằm
A. tạo ưu thế về khoa học, công nghệ.
B. tạo thị trường độc quyền trong sản xuất.
C. tạo thị trường nguyên, nhiên, vật liệu.
D. thu hút vốn và lao động chất lượng cao.
- Câu 7 : Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là
A. quan hệ giữa người bán và người mua.
B. biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
C. giá trị của hàng hóa.
D. tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận.
- Câu 8 : Vào cuối mùa đông, khi cung lớn hơn cầu, giá cả quần áo ấm trên thị trường thấp hơn giá trị trong sản xuất hàng hóa, nhà sản xuất muốn có lãi thì không thực hiện
A. thu hẹp sản xuất, kinh doanh.
B. đầu cơ tích trữ hàng hóa.
C. chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác.
D. mở rộng sản xuất, kinh doanh.
- Câu 9 : Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt đối xử bởi
A. dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.
B. dân tộc, tôn giáo, thu nhập, giới tính, địa vị xã hội.
C. dân tộc, vùng miền, giàu nghèo, địa vị xã hội.
D. giới tính, thu nhập, thành phần, địa vị xã hội.
- Câu 10 : Theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên tắc của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là
A. tự do.
B. dân chủ.
C. tự nguyện.
D. trực tiếp.
- Câu 11 : Bình đẳng trong kinh doanh không được thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.
B. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
C. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. Tìm mọi cách để thu lợi trong kinh doanh.
- Câu 12 : Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. chính trị.
B. văn hóa, giáo dục.
C. quản lý nhà nước.
D. kinh tế.
- Câu 13 : Pháp luật ghi nhận quyền bình đẳng giữa các tôn giáo nhằm
A. tránh sự phá hoại của các thế lực thù địch trong lĩnh vực quốc phòng.
B. phát huy sức mạnh của cả dân tộc trong xây dựng và bảo vệ đất nước.
C. làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho nhân dân.
D. góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Câu 14 : Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong trường hợp cần thiết thì kéo dài không được quá
A. 12 giờ.
B. 24 giờ.
C. 18 giờ.
D. 36 giờ.
- Câu 15 : Quy chế tuyển sinh đại học quy định những học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào Đại học là thể hiện quyền
A. phát triển.
B. học tập.
C. sáng tạo.
D. bồi dưỡng.
- Câu 16 : Theo quy định của pháp luật, bất kì ai cũng có quyền bắt người, khi người đó đang
A. bị nghi ngờ phạm tội.
B. có dấu hiệu phạm tội.
C. thực hiện hành vi phạm tội.
D. chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội
- Câu 17 : Hành vi nào dưới đây xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng?
A. Tự tiện giam giữ người.
B. Đánh người gây thương tích.
C. Đe dọa đánh người.
D. Tự tiện bắt người.
- Câu 18 : Những việc phải được thông báo để công dân biết và thực hiện là nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào?
A. Cả nước.
B. Cơ sở.
C. Chính quyền.
D. Đoàn thể.
- Câu 19 : Theo quy định của pháp luật Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào?
A. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện.
B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
C. Dân chủ, công bằng, tập trung, dân chủ.
D. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ, tự nguyện.
- Câu 20 : Công dân được sống trong môi trường xã hội, tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển thể chất là thể hiện quyền nào dưới đây?
A. Học tập.
B. Sáng tạo.
C. Tự do.
D. Phát triển.
- Câu 21 : Tổ chức thi chọn những học sinh giỏi vào trường THPT chuyên nhằm mục tiêu
A. nâng cao dân trí.
B. đào tạo nhân lực.
C. bồi dưỡng nhân tài.
D. nâng cao chuyên môn.
- Câu 22 : Vi phạm kĩ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật
A. hành chính bảo vệ.
B. nhà nước bảo vệ.
C. dân sự bảo vệ.
D. hình sự bảo vệ.
- Câu 23 : Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện hình thức áp dụng pháp luật ?
A. Cán bộ viện kiểm sát đi hiến máu cứu người.
B. Doanh nghiệp A nộp thuế đầy đủ khi đến hạn.
C. Tòa án nhân dân huyện H ra bản án xử li hôn.
D. Anh công an C đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
- Câu 24 : Biểu hiện nào sau đây không vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Khám nhà ông A vì nghi ngờ có tội phạm truy nã lẩn trốn.
B. Bắt người C vì đang thực hiện hành vi lừa đảo.
C. Bắt người B vì thấy giống tội phạm đang truy nã.
D. Tự ý vào nhà anh D tìm vật rơi.
- Câu 25 : Công an bắt người vì nghi ngờ lấy trộm xe máy là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. pháp luật bảo vệ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
- Câu 26 : Sau một thời gian nghiên cứu thị trường nhận thấy giá cả, nhu cầu tiêu dùng các loại hoa lụa, hoa giấy ngày càng cao. Chị H quyết định chuyển từ sản xuất vàng mã sang làm các loại hoa lụa, hoa giấy cao cấp. Trong trường hợp này chị H đã vận dụng tốt tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất hàng hóa.
B. Điều tiết lưu thông hàng hóa.
C. Kích thích kinh tế phát triển.
D. Phân phối lại hàng hóa.
- Câu 27 : Công an xử phạt A vì lỗi lạng lách, đánh võng trên đường. Hành vi của A là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Áp dụng pháp luật
B. Sử dụng pháp luật
C. Thi hành pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật.
- Câu 28 : Ông T điều khiển xe ô tô, do không làm chủ tốc độ nên đã đâm vào người đi đường làm họ bị thiệt hại sức khoẻ là 30% và xe máy bị hỏng nặng. Trong trường hợp này ông T phải chịu trách nhiệm nào?
A. Dân sự và hành chính.
B. Hình sự và kỷ luật.
C. Hình sự và dân sự.
D. Dân sự và kỷ luật.
- Câu 29 : Chị K biết mình không đủ điều kiện nên chị K đã lấy danh nghĩa bố mình là dựợc sỹ đứng tên trong hồ sơ đăng kí làm đại lí phân phối thuốc tân dược. Sau đó chị K trực tiếp quản lí và bán hàng. chị K đã vi phạm nội dung nào dưới đây của bình đẳng trong kinh doanh?
A. Thay đổi phương thức quản lí.
B. Tự chủ đăng kí kinh doanh.
C. Chủ động mở rộng kinh doanh
D. Chủ động giao kết hợp đồng kinh doanh.
- Câu 30 : Anh H và chị P cùng làm một loại công việc trong cơ quan, nhưng do có trình độ chuyên môn tốt hơn nên anh H được ông T là thủ trưởng cơ quan cử đi tập huấn ở nước ngoài và trả lương cao hơn chị P. Ông T đã thực hiện đúng nội dung bình đẳng
A. trong giao kết hợp đồng lao động.
B. giữa lao động nam và lao động nữ.
C. lao động thông qua tìm việc làm.
D. trong thực hiện quyền lao động.
- Câu 31 : Đang làm việc tại trụ sở Ủy ban, ông V là công an xã nhận được tin của anh T con trai của ông báo vừa bị mất chiếc xe máy và nghi ngờ S ở trong xã lấy. Ngay lập tức ông V và anh T đến nhà S, vừa lục soát nhà vừa chửi bới S thậm tệ và bắt S đưa về giam tại trụ sở ủy ban nhân dân xã để điều tra. Trong trường hợp này hành vi của ông V đã không xâm phạm tới quyền nào sau đây?
A. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở.
D. Quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
- Câu 32 : Vì phản đối một số khoản nộp đầu năm của nhà trường, ông A đã không cho con của mình là B đi học. Hết học kỳ I, vì B muốn tiếp tục được đi học nên ông A đã đến gặp thầy C Hiệu trưởng nhà trường để xin cho B vào học, thầy C đã từ chối vì B nghỉ quá thời gian quy định và đã hết quyền học ở trường trung học phổ thông, đồng thời khuyên ông A đến Trung tâm Giáo dục thường xuyên để xin cho B vào học. B đã kể sự việc cho mẹ mình là bà D nghe, bà D phản đối và làm đơn khiếu nại gửi giám đốc sở Giáo dục. Những ai dưới đây vi phạm quyền được học tập của công dân?
A. Ông A và hiệu trưởng C.
B. Ông A, bà D.
C. Ông A, bà D và B.
D. Thầy hiệu trưởng C.
- Câu 33 : Gần đến tết Nguyên đán H, A, L đều là học sinh lớp 12 và K mới 12 tuổi em trai của L được anh M một người quen của H rủ rê bán pháo nổ với những lời mời chào rất hấp dẫn. A nhất quyết không tham gia vì cho rằng như thế là phạm pháp, còn H, L và K thì đồng ý ngay. Một hôm trong lúc H, L và K vừa vận chuyển pháo nổ vào đến nhà kho của ông S thì bị công an phát hiện lập biên bản và đưa về trụ sở công an huyện để xử lý. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý.
A. L, H, K và ông S.
B. Anh M, ông S, L và H.
C. Anh M, ông S, L và A.
D. H, L, K và anh M.
- Câu 34 : Sau khi ký các hợp đồng bán và bàn giao căn hộ chung cư cho các hộ dân đến ở, giám đốc A đã thuê các anh D, K và M làm quản lý và bảo vệ chung cư. Vì có việc riêng, anh D phân công cho hai anh K, M thực hiện ca trực. Do ngủ quên, các anh K, M để hỏa hoạn xẩy ra làm cháy tầng hầm và lan rộng, hệ thống báo cháy của khu chung cư không hoạt động nên vụ cháy đã làm chết 5 người. Sau sự việc không thấy giám đốc A đến giải quyết, hai anh B, N là cư dân đã đến văn phòng để phản đối và dọa sẽ kiện ra tòa buộc giám đốc phải đến hiện trường giải quyết. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự ?
A. Giám đốc A, bảo vệ K, M, anh B, N.
B. Giám đốc A, bảo vệ K, M.
C. Giám đốc A.
D. Bảo vệ D, K, M.
- Câu 35 : Gần khu công nghiệp thuộc xã Z, trong thời gian qua môi trường bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của người dân. Trong dịp tiếp xúc với cử tri xã Z, anh A đã bày tỏ ý kiến, kiến nghị với đại biểu Hội đồng nhân dân về vấn đề ô nhiễm môi trường. Chị N dù không mong muốn nhưng do được chỉ định từ trước nên đã trình bày quan điểm của ông C là Phó chủ tịch xã về vấn đề xử lý rác thải với đại biểu. Vốn ghen ghét chị N nên trong khi chị N đang phát biểu, anh K đã tìm cách gây rối, ngăn cản buộc chị N phải dừng ý kiến. Những ai dưới đây thực hiện không đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Ông C, anh A và chị N.
B. Ông C, chị N và anh K.
C. Ông C và chị N.
D. Ông C và anh K.
- Câu 36 : Anh Q Trưởng công an xã đình chỉ việc thi công và yêu cầu gia đình ông N tháo dỡ công trình đang xây với lý do tự ý xây dựng trái phép. Ông N không tháo dỡ vì cho rằng trưởng công an xã đã lợi dụng quyền hạn để ép buộc gia đình ông. Ông N đã viết đơn kiện trưởng công an xã lên Tòa án nhân dân huyện. Theo em, việc ông N viết đơn kiện anh Q như vậy là
A. hoàn toàn hợp lý, đúng quy trình khiếu nại, tố cáo.
B. thực hiện đúng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
C. vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
D. không tuân theo đúng quy trình khiếu nại và tố cáo.
- Câu 37 : Giám đốc công ty H nhận được đơn khiếu nại gồm: Chị A khiếu nại về việc công ty bố trí chị làm việc theo giờ hành chính 8h/ 1 ngày mặc dầu chị đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; anh B khiếu nại việc trưởng phòng nhân sự nhận tiền hối lộ khi tuyển dụng cán bộ của công ty; Chú C khiếu nại việc 1 nhóm thanh niên đánh bài ăn tiền giờ hành chính bị kỹ luật, em D khiếu nại việc bị hạ 1 bậc lương do đi khám thai về muộn 2 lần. Phương án nào dưới đây nói về những người thực hiện đúng quyền khiếu nại?
A. anh B và chị A.
B. chú C và anh B.
C. em D và chú C.
D. Chị A và em D.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại