Đề kiểm tra giữa HK1 môn Vật lý 9 năm 2018-2019 tr...
- Câu 1 : Một điện trở R được mắc vào giữa hai điểm cố định có hiệu điện thế 6V và cường độ dòng điện đo được 0,5A. Giữ nguyên điện trở R, muốn cường độ dòng điện trong mạch đo được là 2A thì hiệu điện thế phải là:
A. 32V
B. 24V
C. 12V
D. 6V
- Câu 2 : Muốn đo hiệu điện thế của một nguồn điện, nhưng không có Vôn kế, một học sinh đã sử dụng một Ampe kế và một điện trở có giá trị R = 200Ω mắc nối tiếp nhau, biết Ampe kế chỉ 0,12 A. Hỏi hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện bằng bao nhiêu?( RA ≈ 0Ω )
A. 2,4V
B. 240V
C. 24V
D. 0,24V
- Câu 3 : Ba bóng đèn có điện trở bằng nhau, chịu được hiệu điện thế định mức 6V. Phải mắc ba bóng đèn theo kiểu nào vào hai điểm có hiệu điện thế 18V để chúng sáng bình thường?
A. ba bóng mắc song song
B. hai bóng song song, bóng thứ ba nối tiếp với hai bóng trên
C. hai bóng nối tiếp, bóng còn lại song song với cả hai bóng trên
D. ba bóng mắc nối tiếp nhau
- Câu 4 : Một dây dẫn có điện trở R = 27Ω. Phải cắt là bao nhiêu đoạn bằng nhau để khi mắc các đoạn đó song song với nhau thì điện trở tương đương của đoạn mạch có giá trị là 3Ω
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
- Câu 5 : Công thức nào sau đây biểu thị định luật Ôm?
A. \(R = \frac{U}{I}\)
B. \(I = \frac{U}{R}\)
C. \(I = \frac{R}{U}\)
D. \(R = \frac{I}{U}\)
- Câu 6 : Hệ thức thể hiện mối liên hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S và điện trở suất µ của vật liệu làm dây dẫn
A. R = \(\frac{{\rho l}}{S}\)
B. R = \(\frac{{lS}}{\rho }\)
C. R = \(\frac{{S\rho }}{l}\)
D. R = Sl\(\rho \)
- Câu 7 : Khi nói về biến trở trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, câu phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Biến trở dùng để thay đổi chiều dòng điện
B. Biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện
C. Biến trở được mắc song song với mạch điện.
D. Biến trở dùng để thay đổi hiệu điện thế
- Câu 8 : Công thức tính điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất, chiều dài l, tiết diện cắt ngang có đường kính d và có điện trở suất là:
A. R = \(\frac{{4\rho l}}{{\pi {d^2}}}\)
B. R = \(\frac{{4.{d^2}.l}}{{\pi .d}}\)
C. R =\(\frac{{4.{d^2}\rho }}{{\pi .l}}\)
D. R = 4.\(\pi .{d^{.2}}.\rho .l\)
- Câu 9 : Cho hai điện trở R1 = 20; R2 = 60 mắc vào hai điểm A, B. Mắc R1 nối tiếp R2 vào U = 120V. Cường độ dòng điện qua mạch trên là:
A. 10A
B. 7,5A
C. 2A
D. 1,5A
- Câu 10 : Một dây dẫn Nicrom dài 15m, tiết diện 0,3mm2 được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế U, Điện trở của dây dẫn có giá trị là:
A. R = 55\(\Omega \)
B. R =110\(\Omega \)
C. R= 220\(\Omega \)
D. 50\(\Omega \)
- Câu 11 : Định luật Jun-Len- xơ Cho biết điện năng biến đổi thành :
A. Cơ năng
B. Năng lượng ánh sáng
C. Hóa năng
D. Nhiệt năng
- Câu 12 : Trong gia đình, các thiết bị đun nóng bằng điện sử dụng nhiều điện năng nhất. Biện pháp tiết kiệm nào dưới đây là hợp lí nhất?
A. Không sử dụng các thiết bị đun nóng bằng điện
B. Không đun nấu bằng điện
C. Chỉ sử dụng các thiết bị điện nung bằng điện trong thời gian tối thiểu cần thiết.
D. Không đun nấu bằng điện và chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng khác như bàn là, máy sấy tóc trong thời gian tối thiểu cần thiết.
- Câu 13 : Công thức nào là công thức công suất của một đoạn mạch?
A. P = U.I.t
B. P = I.R
C. P = U.I.t
D. P = U.I
- Câu 14 : Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: Điện trở của dây dẫn là một đại lượng
A. không đổi với mỗi đoạn dây dẫn xác định.
B. thay đổi với mỗi đoạn dây dẫn xác định.
C. phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
D. phụ thuộc vào cường độ dòng điện qua dây dẫn.
- Câu 15 : Mắc một điện trở vào mạch điện, khi tháo ra và mắc lại bị ngược so với ban đầu thì
A. điện trở của mạch sẽ giảm.
B. điện trở của mạch sẽ tăng.
C. điện trở của mạch không thay đổi.
D. mạch sẽ không hoạt động.
- Câu 16 : Đặt hiệu điện thế U không đổi giữa hai đầu các dây dẫn khác nhau, đo cường độ dòng điện I chạy qua mỗi dây dẫn, ta thấy giá trị U/I
A. càng lớn nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn càng lớn.
B. càng lớn nếu cường độ dòng điện qua dây dẫn càng lớn.
C. càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng nhỏ.
D. càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng lớn.
- Câu 17 : Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 1,5A. Dây dẫn đó có điện trở
A. 9Ω.
B. 7,5Ω.
C. 4Ω.
D. 0,25Ω.
- Câu 18 : Điện trở R = 0,24kW mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở
A. 0,05A.
B. 20A.
C. 252A.
D. 2880A.
- Câu 19 : Một dây dẫn có điện trở 50W chịu được dòng điện có cường độ 250mA. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu dây là
A. 12500V.
B. 12,5V.
C. 50V.
D. 0,2V.
- Câu 20 : Khi đặt hiệu điện thế 24V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ 0,8A. Nếu giảm hiệu điện thế này bớt 6V thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ
A. 3,75A.
B. 2,25A.
C. 1A.
D. 0,6A.
- Câu 21 : Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 5V thì cường độ dòng điện qua nó là 100mA. Khi hiệu điện thế tăng thêm 20% giá trị ban đầu thì cường độ dòng điện qua nó là
A. 25mA.
B. 80mA.
C. 120mA.
D. 500mA.
- Câu 22 : Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn
A. càng nhỏ nếu điện trở vật dẫn đó càng nhỏ.
B. càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng lớn.
C. bằng nhau với mọi vật dẫn.
D. phụ thuộc vào điện trở của vật dẫn đó.
- Câu 23 : Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
A. bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần.
B. bằng hiệu các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần.
C. bằng các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần.
D. nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần.
- Câu 24 : Trong một đoạn mạch mắc nối tiếp
A. Các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở là như nhau.
B. Các điện trở có giá trị bằng nhau.
C. Cường độ dòng điện qua các điện trở là bằng nhau.
D. Cường độ dòng điện qua các điện trở có giá trị khác nhau.
- Câu 25 : Mạch điện kín gồm hai bóng đèn được mắc nối tiếp, khi một trong hai bóng đèn bị hỏng thì bóng đèn còn lại sẽ
A. sáng hơn
B. vẫn sáng như cũ.
C. không hoạt động.
D. tối hơn.
- Câu 26 : Đặc điểm của hai điện trở mắc nối tiếp trong một mạch điện là:
A. Chỉ có một điểm chung.
B. Tháo bỏ một điện trở thì mạch vẫn kín.
C. Có hai điểm chung.
D. Tháo bỏ một điện trở thì điện trở kia vẫn hoạt động.
- Câu 27 : Trong dàn đèn chớp dùng để trang trí có một bóng đèn tự động chớp nháy. Sự chớp, nháy của bóng đèn này kéo theo sự chớp nháy của toàn bộ bóng đèn. Hỏi bóng đèn chớp nháy tự động mắc ở đâu thì tác dụng của nó là tốt nhất ?
A. Vị trí đầu dây.
B. Vị trí giữa dây.
C. Vị trí cuối dây.
D. Vị trí bất kỳ.
- Câu 28 : Phát biểu nào sau đây là đúng: Khi mắc các điện trở nối tiếp
A. điện trở nào có giá trị nhỏ nhất thì cường độ dòng điện qua nó lớn nhất.
B. cường độ dòng điện qua điện trở ở cuối mạch điện là nhỏ nhất.
C. điện trở toàn mạch nhỏ hơn điện trở thành phần.
D. hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
- Câu 29 : Cho hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế U. Biết R1 = 10Ω chịu được dòng điện tối đa bằng 3A; R2 = 30Ω chịu được dòng điện tối đa bằng 2A. Để khi hoạt động không có điện trở nào bị hỏng thì hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch đó
A. 30V.
B. 60V.
C. 80V.
D. 90V.
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn