Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 trư...
- Câu 1 : Mọi doanh nghiệp khi tham gia sản xuất kinh doanh phải thực hiện thủ tục gì về mặt pháp lý?
A. Phải đăng ký giấy phép kinh doanh.
B. Phải có tài sản.
C. Phải có tên riêng.
D. Phải có trụ sở giao dịch ổn định.
- Câu 2 : Người chồng do quan niệm vợ mình không đi làm, chỉ ở nhà làm công việc nội trợ, không quyết định được việc lớn, nên khi bán xe ô tô (tài sản chung của vợ và chồng đang sử dụng vào việc kinh doanh của gia đình) đã không bàn bạc với vợ. Người vợ phản đối, không đồng ý bán. Theo tình huống trên, ý kiến nào sau đây là đúng?
A. Người chồng quan niệm như vậy là đúng.
B. Người vợ không có quyền phản đối quyết định của người chồng.
C. Người vợ có quyền cùng chồng bàn bạc, quyết định về tài sản chung.
D. Người vợ không đóng góp tài chính cho gia đình nên chiếc ô tô không là tài sản chung.
- Câu 3 : Ở nước ta, thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo, then chốt, quan trọng của nền kinh tế?
A. Có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Nhà nước
C. Tư nhân.
D. Tập thể.
- Câu 4 : Nhà nước và xã hội có trách nhiệm như thế nào để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Tạo ra các điều kiện vật chất và tinh thần.
B. Xây dựng thêm nhiều khu vui chơi giải trí.
C. Tạo ra công ăn việc làm.
D. Sáng tạo ra toàn bộ đời sống xã hội.
- Câu 5 : Bộ luật lao động quy định công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên mới được độc lập ký kết các hợp đồng lao động?
A. 18 tuổi.
B. 17 tuổi.
C. 16 tuổi.
D. 15 tuổi.
- Câu 6 : Yếu tố quan trọng để phân biệt tín ngưỡng với mê tín dị đoan là gì?
A. Hậu quả xấu để lại.
B. Nguồn gốc.
C. Niềm tin.
D. Nghi lễ.
- Câu 7 : Cơ sở pháp lý nào để đảm bảo cho công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A. Luật và chính sách.
B. Hiến pháp.
C. Hiến pháp và chính sách.
D. Hiến pháp và luật.
- Câu 8 : Quan niệm nào sau đây là đúng?
A. Người đã theo tôn giáo nào thì chỉ được tham gia hoạt động tôn giáo đó mà thôi.
B. Người nào đã theo một tôn giáo thì chỉ tuân theo quan niệm, giáo lý của tôn giáo đó; không cần tuân theo pháp luật.
C. Công dân có quyền lựa chọn hoặc không theo bất kỳ tôn giáo nào.
D. Người nào đã theo một tôn giáo thì không được bỏ mà theo tôn giáo khác.
- Câu 9 : Mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân tùy thuộc vào điều gì?
A. Ngang bằng nhau.
B. Tài chính, thu nhập hàng tháng.
C. Trình độ văn hóa.
D. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh.
- Câu 10 : Biểu hiện của tôn giáo được thông qua ...
A. các hình thức lễ nghi.
B. các cơ sở hoạt động tôn giáo.
C. các đạo khác nhau
D. các hình thức tín ngưỡng có tổ chức.
- Câu 11 : Người nào gây thù hằn, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm?
A. Không bị phạt tù.
B. Năm năm đến mười lăm năm.
C. Năm năm đến mười năm.
D. Ba năm đến bảy năm.
- Câu 12 : Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của ai?
A. Nhà nước và công dân.
B. Pháp luật.
C. Xã hội.
D. Nhà nước.
- Câu 13 : Bình đẳng trong kinh doanh là
A. mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
B. mọi cá nhân, tổ chức đều bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm, hình thức kinh doanh; quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
C. mọi loại hình doanh nghiệp đều bình đẳng.
D. bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh.
- Câu 14 : Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý có nghĩa là
A. bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải bị xử lý theo quy định pháp luật.
B. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. bất kỳ công dân dù ở độ tuổi nào vi phạm pháp luật cũng phải bị xử lý theo quy định pháp luật.
D. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
- Câu 15 : Quy định nào sau đây không trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động?
A. Người lao động phải làm thử việc trong 2 tháng, với mức tiền công bằng 40% mức lương cấp bậc của công việc đó.
B. Ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
C. Lương của lao động nữ chỉ bằng 85% lương của lao động nam.
D. Chỉ sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con.
- Câu 16 : Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.
B. dân tộc, độ tuổi, thu nhập.
C. dân tộc, địa vị, thu nhập, giới tính.
D. dân tộc, độ tuổi, giới tính, tôn giáo.
- Câu 17 : Câu chuyện truyền thuyết nào nói về nguồn gốc dân tộc Việt Nam?
A. Mai An Tiêm.
B. Lạc Long Quân và Âu Cơ.
C. Thần trụ trời.
D. Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Câu 18 : Bình đẳng giữa vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào?
A. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
B. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
C. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
D. Quan hệ vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
- Câu 19 : Luật Hôn nhân và gia đình quy định độ tuổi kết hôn là bao nhiêu?
A. Nam từ mười tám tuổi trở lên, nữ từ mười sáu tuổi trở lên.
B. Nam đủ hai mươi tuổi, nữ đủ mười tám tuổi.
C. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.
D. Nam từ mười tám tuổi trở lên, nữ từ mười sáu tuổi trở lên.
- Câu 20 : Nhà nước quy định điểm ưu tiên cho các thí sinh người dân tộc thiểu số, con thương binh, con liệt sĩ trong tuyển sinh đại học, cao đẳng. Điều đó ... nguyên tắc mọi công dân được đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội học tập.
A. không ảnh hưởng tới.
B. có ảnh hưởng tới.
C. mâu thuẫn với.
D. ảnh hưởng nghiêm trọng tới.
- Câu 21 : Quyền và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động giao kết trong hợp đồng lao động có đặc điểm gì?
A. Nếu pháp luật không quy định thì hai bên tự thỏa thuận với nhau.
B. Không cần thiết phải giao kết trong hợp đồng.
C. Phải tuân theo quy định pháp luật.
D. Đó là sự thỏa thuận giữa hai bên
- Câu 22 : Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như sau:
A. Nhà nước đảm bảo các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội.
B. Nhà nước quy định bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức phải làm nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
C. Mọi công dân đều phải thực hiện quyền và nghĩa vụ giống hệt nhau.
D. Mọi công dân đều có nghĩa vụ ngang nhau.
- Câu 23 : Thế nào là dân tộc?
A. Một cộng đồng người có chung lãnh thổ.
B. Cộng đồng người có cùng quan hệ huyết thống.
C. Một bộ phận dân cư của một quốc gia.
D. Một dân tộc thiểu số.
- Câu 24 : Thờ cúng tổ tiên, ông bà là ... của người Việt Nam.
A. tín ngưỡng.
B. hoạt động tôn giáo.
C. hoạt động mê tín dị đoan.
D. phong tục tập quán.
- Câu 25 : Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam như thế nào?
A. Đạo Thiên chúa là quốc giáo.
B. Đạo Phật là quốc giáo.
C. Đa tôn giáo.
D. Chỉ thờ cúng tổ tiên.
- Câu 26 : Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội sẽ bị nhà nước
A. ngăn chặn.
B. xử lý thật nặng.
C. xử lý nghiêm khắc.
D. phạt tù.
- Câu 27 : Anh Thi, chị Hạnh lấy nhau có đăng ký kết hôn và có con chung. Do điều kiện kinh tế khó khăn, chị Hạnh đi hợp tác lao động nước ngoài. Thấy anh Thi một mình chăm sóc cháu bé vất vả, chị Kim (hàng xóm) hàng ngày sang giúp đỡ rồi họ sống với nhau như vợ chồng. Chị Hạnh về nước, nhưng anh Thi và chị Kim vẫn tiếp tục quan hệ với nhau. Theo tình huống trên, ý kiến nào sau đây là sai?
A. Quan hệ giữa anh Thi và chị Kim là không trái pháp luật.
B. Anh Thi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
C. Anh Thi đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
D. Quan hệ giữa anh Thi và chị Kim là trái pháp luật.
- Câu 28 : Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là
A. các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.
B. vai trò của người chồng, người cha, người con trai trưởng trong gia đình được đề cao, quyết định toàn bộ công việc trong gia đình.
C. tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.
D. lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích chung của gia đình, dòng họ, trên nói dưới phải nghe.
- Câu 29 : Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kỳ
A. hòa giải.
B. ly thân.
C. hôn nhân.
D. ly hôn.
- Câu 30 : Đất nước Việt Nam thống nhất gồm bao nhiêu dân tộc?
A. 54
B. 57
C. 55
D. 56
- Câu 31 : Chính sách nào của nhà nước ta là quan trọng nhất góp phần thúc đẩy kinh doanh phát triển?
A. Tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng.
B. Cấp vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
C. Khuyến khích người dân tiêu dùng.
D. Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
- Câu 32 : Luật Hôn nhân và gia đình nước ta quy định:
A. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
B. Vợ, chồng có quyền ngang nhau về sở hữu tài sản.
C. Vợ, chồng chịu trách nhiệm ngang nhau về mọi mặt.
D. Vợ, chồng bình quyền với nhau trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
- Câu 33 : Việc Nhà nước đảm bảo tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương có ý nghĩa gì?
A. Làm cho các dân tộc thiểu số tiến kịp các dân tộc đa số.
B. Đảm bảo quyền bình đảng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.
C. Khắc phục tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi.
D. Phát huy tinh thần đoàn kết các dân tộc.
- Câu 34 : Nguyên tắc nào quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc?
A. Bình đẳng.
B. Đoàn kết giữa các dân tộc.
C. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.
D. Các bên cùng có lợi.
- Câu 35 : Chủ thể thực hiện giao kết hợp đồng lao động là ai?
A. Người lao động và đại diện người lao động.
B. Người lao động và người sử dụng lao động.
C. Người sử dụng lao động và đại diện người lao động.
D. Người lao động tìm kiếm việc làm.
- Câu 36 : Bình đẳng trong lao động được hiểu như thế nào?
A. Bình đẳng giữa mọi công dân về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.
B. Mọi công dân được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động.
C. Bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động, bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế.
- Câu 37 : Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân?
A. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước.
B. Xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận.
C. Tổ chức đời sống vật chất và tinh thần của gia đình.
D. Thực hiện chức năng sinh con và nuôi dạy con.
- Câu 38 : Nhà nước cần phải làm gì để người dân biết và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Thắt chặt quản lý và sử dụng biện pháp cưỡng chế liên tục.
B. Không ngừng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục bằng nhiều cách.
C. Cho người dân tự do lựa chọn theo ý mình.
D. Kiểm tra, giám sát một số hoạt động cần thiết.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại