Bài tập Vật Lí 10: Chất rắn và chất lỏng. Sự Chuyể...
- Câu 1 : Một thanh trụ có đường kính 5cm làm bằng nhôm có suất Yâng E = 7.1010 Pa. Thanh này đặt thẳng đứng trên một đế chắc chống đỡ một mái hiên. Mái hiên tạo một lực nén lên thanh là 3450 (N). Hỏi độ biến dạng tỉ đối của thanh là bao nhiêu?
- Câu 2 : Một sợi dây bằng đồng thau dài 1,8m có đường kính tiết diện ngang 0,8mm. Khi bị kéo dài bằng một lực 25N thì thanh dãn ra 1mm. Xác định suất Young của đồng thau.
- Câu 3 : Một thanh ray dài 10m được lắp trên đường sắt ở 200C. Phải để hở 2 đầu một bề rộng bao nhiêu để nhiệt độ nóng lên đến 600C thì vẫn đủ chỗ cho thanh ray dãn ra?
- Câu 4 : Một thanh nhôm và một thanh thép ở 00C có cùng độ dài là l0. Khi đun nóng tới 1000C thì độ dài của hai thanh chênh nhau 0,5mm. Hỏi độ dài l0 của 2 thanh này ở 00C là bao nhiêu?
- Câu 5 : Một quả cầu bằng đồng thau có có đường kính 100cm ở nhiệt độ 250C. Tính thể tích của quả cầu ở nhiệt độ 600C. Biết hệ số nở dài
- Câu 6 : Một ấm bằng đồng thau có dung tích 3 lít ở 300C. Dùng ấm này đun nước thì khi sôi dung tích của ấm là 3,012 lít. Hệ số nở dài của đồng thau là bao nhiêu?
- Câu 7 : Buổi sáng ở nhiệt độ 180C, chiều dài của thanh thép là 10m. Hỏi buổi trưa ở nhiệt độ 320C thì chiều dài của thanh thép trên là bao nhiêu? Biết
- Câu 8 : Người ta muốn lắp một cái vành bằng sắt vào một cái bánh xe bằng gỗ có đường kính 100cm. Biết rằng đường kính của vành sắt nhỏ hơn đường kính bánh xe 5mm. Vậy phải nâng nhiệt độ của vành sắt lên bao nhiêu để có thể lắp vào vành bánh xe? Cho biết hệ số nở dài của sắt là
- Câu 9 : Tính khối lượng riêng của sắt ở 5000C, biết khối lượng riêng của nó ở 00C là 7,8.103kg/m3. Cho
- Câu 10 : Một thanh thép dài 4m, tiết diện 2cm2. Biết suất Yâng và giới hạn bền của thép là 2.1011Pa và 6,86.108Pa.
- Câu 11 : Một thanh có tiết diện ngang hình tròn đường kính 2cm làm bằng thép có suất Yâng 2.1011Pa. Nếu giữ chặt một đầu thanh và nén đầu kia một lực 1,57.105N thì độ co tương đối của thanh là bao nhiêu?
- Câu 12 : Tính hệ số an toàn của các dây cáp ở một cần trục biết tiết diện tổng cộng của chúng là 200mm2 và trọng lượng của hang là 4900N. Giới hạn bền của thép dùng để làm dây cáp là 1,5.108Pa. Coi chuyển động của hang là chậm và đều.
- Câu 13 : Một thanh ray dài 10m được lắp lên đường sắt ở nhiệt độ 200C. Phải để hở một khe ở đầu thanh ray với bề rộng là bao nhiêu để khi nhiệt độ tăng lên 500C thì vẫn đủ chỗ cho thanh ray nở ra. Hệ số nở dài của chất làm thanh ray là 12.10-6 K-1.
- Câu 14 : Tìm độ nở khối của một quả cầu nhôm bán kính 40cm khi nó được đun nóng từ 00C đến 1000C, biết .
- Câu 15 : Tính khối lượng riêng của đồng thau ở 8000C, biết khối lượng riêng của đồng thau ở 00C là 8,7.103kg/m3
- Câu 16 : Một lá nhôm hình chữ nhật có kích thước 2m x 1m ở 00C. Đốt nóng tấm nhôm tới 4000C thì diện tích tấm nhôm sẽ là bao nhiêu?
- Câu 17 : Vàng có khối lượng riêng là 1,93.104 kg/m3 ở 300C. Hệ số nở dài của vàng là 14,3.10- 6K-1. Tính khối lượng riêng của vàng ở 1100C.
- Câu 18 : Màng xà phòng tạo ra trên khung dây thép hình chữ nhật có cạnh MN bằng 10cm di chuyển được. Cần thực hiện công bao nhiêu để kéo cạnh MN di chuyển 5cm để làm tăng diện tích màn xà phòng?
- Câu 19 : Cho rượu vào ống nhỏ giọt, đường kính miệng miệng ống 2mm, khối lượng của mỗi giọt rượu là 0,0151g. Lấy g = 10m/s2. Suất căng mặt ngoài của rượu là?
- Câu 20 : Một đơn thuốc có ghi: Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 15 giọt. Tính khối lượng thuốc uống mỗi ngày. Biết suất căng mặt ngoài của thuốc là 8,5.10-2N/m, ống nhỏ giọt có đường kính 2mm. Cho g = 10m/s2
- Câu 21 : Để xác định hệ số căng bề mặt của nước, người ta dùng ống nhỏ giọt mà đầu dưới của ống có đường kính trong 2mm. Khối lượng 40 giọt nước nhỏ xuống là 1,9g. Xác định hệ số căng bề mặt, coi trọng lượng giọt nước đúng bằng lực căng bề mặt lên giọt.
- Câu 22 : Cho 15,7g rượu vào ống nhỏ giọt, rượu chảy ra ngoài qua ống thành 1000 giọt. Suất căng mặt ngoài của rượu là 0,025 N/m. Tính đường kính miệng ống. Lấy g = 10m/s2
- Câu 23 : Nước từ trong một pipette chảy ra ngoài thành từng giọt, đường kính đầu mút pipette bằng 0,4mm. Tính xem trong bao lâu thì 10cm3 nước chảy hết ra ngoài pipette? Biết rằng các giọt nước rới cách nhau 1 giây, suất căng mặt ngoài của nước bằng 7,3.10-2 N/m.
- Câu 24 : Một vòng nhôm mỏng có đường kính ngoài và trong là 50mm và có trọng lượng 68.10-3N được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Lực để kéo bứt vòng nhôm ra khỏi mặt nước bằng bao nhiêu? nếu biết hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3N.
- Câu 25 : Để xác định hệ số căng bề mặt của nước, người ta dùng ống nhỏ giọt mà đầu dưới của ống có đường kính trong 2mm. Biết khôi lượng 20 giọt nước nhỏ xuống là 0,95g. Xác định hệ số căng bề mặt, coi trọng lượng giọt nước đúng bằng lực căng bề mặt lên giọt nước.
- Câu 26 : Một vòng xuyến có đường kính trong là 4,5cm và đường kính ngoài là 5cm. Biết hệ số căng bề mặt ngoài của glyxêrin ở 200C là 65,2.10-3N/m. Tính lực bứt vòng xuyến này ra khỏi mặt thoáng của glyxêrin?
- Câu 27 : Người ta thả một cọng rơm dài 8cm lên mặt nước và nhỏ vào một bên của cọng rơm dung dịch nước xà phòng. Cho rằng nước xà phòng chỉ lan ra bên này mà thôi. Cho
- Câu 28 : Một quả cầu có mặt ngoài hoàn toàn không bị nước dính ướt. Tính lực căng mặt ngoài lớn nhất tác dụng lên quả cầu khi nó được đặt trên mặt nước. Quả cầu có khối lượng bao nhiêu thì không bị chìm. Biết bán kính quả cầu là 0,1mm. Suất căng mặt ngoài của nước là 0,073N/m.
- Câu 29 : Nước dâng lên trong ống mao dẫn là 145mm, còn rượu thì dâng lên 55mm. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3 và suất căng mặt ngoài của nước là 0,0775N/m. Tính suất căng mặt ngoài của rượu. Rượu và nước đều dính ướt hoàn toàn thành ống.
- Câu 30 : Một ống mao dẫn dài hở hai đầu, đường kính trong 1,6mm, đổ đầy rượu và đặt thẳng đứng. Xác định độ cao của cột rượu còn lại trong ống. Biết khối lượng riêng của rượu 800kg/m3, suất căng mặt ngoài của rượu bằng 2,2.10-2N/m.
- Câu 31 : Nước từ trong một pipette chảy ra ngoài thành từng giọt, đường kính đầu ông là 0,5mm. Tính xem 10cm3 nước chảy hết ra ngoài thành bao nhiêu giọt? Biết rằng .
- Câu 32 : Người ta đun sôi 0,5 lít nước có nhiệt độ ban đầu 120C chứa trong chiếc ấm bằng đồng khối lượng m2 = 0,4kg. Sau khi sôi được một lúc đã có 0,1 lít nước biến thành hơi. Hãy xác định nhiệt lượng đã cung cấp cho ấm. Biết nhiệt hóa hơi của nước là 2,3.106 J/kg, nhiệt dung riêng của nước và của đồng tương ứng là c1 = 4180J/kg. K; c2 = 380J/kg.K.
- Câu 33 : Nhiệt độ của không khí là 300C. Độ ẩm tương đối là 64%. Hãy xác định độ ẩm tuyệt đối và điểm sương. (Tính các độ ẩm theo bảng tính chất hơi nước bão hòa).
- Câu 34 : Trong ngày thứ nhất, ở nhiệt độ 270C người ta đo được trong 1m3 không khí chứa 15,48g hơi nước. Ngày thứ hai ở nhiệt độ 230C, trong 1m3 không khí chứa 14,42g hơi nước. Hãy cho biết độ ẩm tương đối của không khí trong ngày nào cao hơn?
- Câu 35 : Để xác định nhiệt hóa hơi của nước, người ta làm thí nghiệm sau. Đưa 10g hơi nước ở nhiệt độ 1000C vào một nhiệt lượng kế chứa 290g nước ở 200C. Nhiệt độ cuối của hệ là 400C. Hãy tính nhiệt hóa hơi của nước, cho biết nhiệt dung của nhiệt lượng kế là 46J/độ, nhiệt dung riêng của nước là 4,18J/g.độ.
- Câu 36 : Lấy 0,01 kg hơi nước ở 1000C cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2kg nước ở 9,50C. Nhiệt độ cuối cùng đo được là 400C. Cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4180J/kg.K. Hãy tính nhiệt hóa hơi của nước?
- Câu 37 : Vào một ngày mùa hè ở nhiệt độ 300C, người ta đo được trong 1m3 không khí chứa 21,21g hơi nước. Hãy cho biết độ ẩm cực đại, độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối của không khí trong ngày này
- Câu 38 : Muốn tăng độ ảm tương đối của không khí trong phòng có thể tích 50m3 từ 50% đến 70% thì cần pải làm bay hơi một khối lượng nước là bao nhiêu? Biết rằng nhiệt độ phòng là 270C và giữ nguyên không thay đổi.
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do