Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa 11 lần 1 - HK2 năm 2019...
- Câu 1 : X, Y, Z là 3 hiđrocacbon ở thể khí trong điều kiện thường, khi phân huỷ mỗi chất X, Y, Z đều tạo ra C và H2, thể tích H2 luôn gấp 3 lần thể tích hiđrocacbon bị phân huỷ và X, Y, Z không phải là dồng phân. CTPT của 3 chất là
A. CH4 ,C2H4, C3H4.
B. CH4 ,C2H6, C3H8.
C. C2H2 ,C3H4, C4H6.
D. C2H6 ,C3H6, C4H6.
- Câu 2 : Buta-1,3-đien có công thức cấu tạo là:
A. CH3-CH=CH-CH3
B. \(C{H_3} - C\; \equiv C - C{H_3}\)
C. CH2=C(CH3)-CH=CH2.
D. CH2=CH-CH=CH2
- Câu 3 : Đốt cháy hoàn toàn 1 hiđrocacbon, sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam nước. Xác định CTPT của hiđrocacbon đó.
A. C4H10.
B. C2H6.
C. C5H12.
D. C3H8.
- Câu 4 : Tính chất hóa học đặc trưng của ankan là:
A. Phản ứng trùng hợp.
B. Phản ứng cháy.
C. Phản ứng thế.
D. Phản ứng cộng.
- Câu 5 : Công thức cấu tạo nào sau đây có tên là vinyl axetilen
A. \(CH \equiv C - CH = C{H_2}\;\)
B. \(CH \equiv C - C \equiv CH\)
C. \(CH \equiv C - CH - C{H_3}\;\)
D. \(\;CH \equiv C - CH = C{H_2}\)
- Câu 6 : Phương trình nào sau đây dùng điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm là đúng.
A. CaC + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2.
B. CaC2 +2H2O → C2H2 + Ca(OH)2.
C. 2CH4 → C2H2 + 3H2.
D. C2H6 → C2H2 + 2H2
- Câu 7 : Trong các anken cho dưới đây, anken nào có đồng phân hình học?
A. 2,3 – đimetylbut-2-en.
B. But-1-en.
C. But-2-en.
D. Etilen.
- Câu 8 : Ankin C4H6 có bao nhiêu đồng phân cho phản ứng thế kim loại (phản ứng với dung dịch chứa AgNO3/NH3)
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 9 : Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo thu được 4 sản phẩm monoclo. Tên gọi của X là:
A. 2,2-đimetylpropan.
B. 2-metylbutan.
C. 2-metylpropan.
D. etan.
- Câu 10 : CTTQ của ankin là:
A. CnH2n (n>= 2).
B. CnH2n -2 (n>= 2).
C. CnH2n (n>= 3).
D. CnH2n-2 (n>= 3
- Câu 11 : Công thức tổng quát của ankan là:
A. CnHm (n, m >=1).
B. CnH2n+2 (n >= 1).
C. CnH2n-2 (n >= 3).
D. CnH2n (n >= 2).
- Câu 12 : Cho hỗn hợp A gồm anken và ankađien có thể tích là 6,72 lít (đktc)được chia thành hai phần bằng nhau:Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp thu được 8,96 lít CO2 và 6,3 gam H2O.
A. %V C2H4 (66,7%) ; %V C4H6 (33,33%) và m = 5,5g.
B. %V C2H4 (66,7%) ; %V C4H6 (33,33%) và m = 6,5g.
C. %V C2H4 (67,6 %) ; %V C4H6 (33,33%) và m = 5,5g.
D. %V C2H4 (33,33%) ; %V C4H6 (66,7%) và m = 5,5g.
- Câu 13 : Hiện tượng quan sát được khi sục khí axetilen vào dung dịch thuốc tím là:
A. Dung dịch thuốc tím mất màu, có kết tủa nâu đen.
B. Dung dịch thuốc tím chuyển sang màu vàng.
C. Dung dịch thuốc tím chuyển sang màu xanh.
D. Dung dịch thuốc tím chuyển sang màu nâu đen.
- Câu 14 : Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam một hiđrocacbon A rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình 1 đựng dd H2SO4 đặc, dư; bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 5,4 gam; bình 2 tăng 17,6 gam. A là chất nào trong những chất sau ? ( biết A không tác dụng với dd AgNO3/NH3).
A. But-1-in.
B. But-1-en.
C. Butan.
D. Buta-1,3-đien.
- Câu 15 : Trime hóa axetilen thu được sản phẩm
A. benzen.
B. but -1- in.
C. butan.
D. vinyl axetilen.
- Câu 16 : Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và nước có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam. CTPT của 2 anken đó là:
A. C5H10 và C6H12.
B. C4H8 và C5H10.
C. C2H4 và C3H6.
D. C3H6 và C4H8.
- Câu 17 : Một hỗn hợp gồm etilen và axetilen có thể tích 6,72 lít (đktc). Cho hỗn hợp đó qua dung dịch brom dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lượng brom phản ứng là 64 gam. Phần % về thể tích etilen và axetilen lần lượt là
A. 65% và 35%.
B. 65,66% và 34,34%.
C. 66,67% và 33,33%.
D. 66% và 34%.
- Câu 18 : Phương trình hóa học điều chế metan trong phòng thí nghiệm là:
A. C4H10 → CH4 + C3H6.
B. CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3.
C. CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl.
D. CH3-CH3 → CH2=CH2 + H2.
- Câu 19 : Số sản phẩm thu được khi cho isobutan tác dụng với clo tỉ lệ mol 1:1 (điều kiện ánh sáng) là:
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
- Câu 20 : Trùng hợp etilen, sản phẩm thu được có cấu tạo là
A. (-CH3-CH3 -) n .
B. (-CH=CH-)n
C. (-CH2=CH2-)n
D. (-CH2-CH2-)n
- Câu 21 : Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol C3H8 ta luôn thu được
A. 3 mol CO2 và 3 mol H2O.
B. 3 mol CO2 và 4 mol H2O.
C. 1 mol CO2 và 4 mol H2O.
D. 4 mol CO2 và 4 mol H2O.
- Câu 22 : Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 lấy cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho đi qua chất xúc tác thích hợp, đun nóng được hỗn hợp Y gồm 4 chất. Dẫn Y qua bình đựng nước brom thấy khối luợng bình tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
A. 16,8 lít.
B. 44,8 lít.
C. 33,6 lít.
D. 22,4 lít.
- Câu 23 : Khi cho but-1-en tác dụng dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?
A. CH3-CH2-CHBr-CH3.
B. CH3-CH2-CHBr-CH2Br.
C. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br.
D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.
- Câu 24 : CH3 –CH(CH3)-CH2-CH3 có tên là:
A. 2-metylbutan.
B. Neopentan.
C. 3-metylbutan.
D. 3 –metyl propan.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ