Đề kiểm tra giữa Học kì 1 môn Vật lí 7 năm 2018-20...
- Câu 1 : Ta nhìn thấy một vật khi?
A. Ta mở mắt hướng về phía vật.
B. Mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.
C. Vật được chiếu sáng
D. Có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta .
- Câu 2 : Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng ?
A. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng.
B. Ngọn nến đang cháy.
C. Đèn ống đang sáng.
D. Mặt Trời.
- Câu 3 : Trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực :
A. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng .
B. Ban ngày khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời.
C. Ban đêm khi Mặt Trời bị Trái đất che khuất .
D. Ban đêm khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.
- Câu 4 : Một tia sáng chiếu tới gương phẳng với góc tới bằng 300, góc phản xạ bằng :
A. 30o.
B. 450 .
C. 600 .
D. 150 .
- Câu 5 : Khi đặt vật gần sát gương cầu lõm thì ảnh của vật là :
A. Ảnh thật bằng vật.
B. Ảnh ảo bé hơn vật.
C. Ảnh ảo lớn hơn vật .
D. Ảnh ảo bằng vật.
- Câu 6 : Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lồi sẽ :
A. Bằng vật.
B. Nhỏ hơn vật.
C. Lớn hơn vật .
D. Gấp đôi vật.
- Câu 7 : Góc hợp bởi tia tới với mặt một gương phẳng đo được là 30o thì góc phản xạ:
A. 60o
B. 90o
C. 0o
D. 30o
- Câu 8 : Vật như thế nào có thể xem như là một gương cầu lõm ?
A. Vật có dạng mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng
B. Vật có dạng mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm.
C. Vật có dạng mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.
D. Vật có dạng mặt cầu.
- Câu 9 : Trường hợp nào dưới đây mắt ta không nhìn thấy được một miếng bìa màu đen ?
A. Đặt miếng bìa đen ngoài trời nắng.
B. Đặt miếng bìa đen trước một ngọn nến đang cháy.
C. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy xanh rồi đặt dưới ánh đèn điện.
D. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy trắng rồi đặt trong phòng tối.
- Câu 10 : Trong các vật sau vật nào được xem là gương cầu lồi ?
A. Mặt ngoài của cái thìa bằng inox.
B. mặt trong của pha đèn pin
C. Tấm kính chiếu hậu trên xe máy
D. Mặt trong của cái chão bằng inox.
- Câu 11 : Vùng nửa tối là:
A. Vùng nằm sau vật chắn sáng và không có ánh sáng chiếu tới.
B. Vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng.
C. Vùng vừa có ánh sáng chiếu tới vừa là bóng đen.
D. Vùng nằm cạnh vât chắn sáng.
- Câu 12 : Trong nước nguyên chất, ánh sáng truyền đi theo:
A. Nhiều đường khác nhau.
B. Đường cong.
C. Đường gấp khúc.
D. Đường thẳng.
- Câu 13 : Tính chất nào sau đây không phải là tính chất chung cho gương phẳng và gương cầu lồi là:
A. Với một tia tới cho một tia phản xạ.
B. Tia phản xạ tuân theo định luật phản xạ.
C. Ảnh của vật tạo bởi gương là ảnh ảo.
D. Vật và ảnh đối xứng với nhau qua gương.
- Câu 14 : Chiếu một chùm sáng hẹp vuông góc với một tấm bìa cứng. Hiện tượng nào sau đây sẽ xãy ra?
A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm bìa.
B. Ánh sáng không xuyên qua tấm bìa.
C. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường gấp khúc.
D. Ánh sáng bị hắt hoàn toàn trở lại.
- Câu 15 : Trong các vật sau đây, nguồn sáng là:
A. Mặt Trăng.
B. Sao chổi.
C. Tia chớp.
D. Bóng đèn.
- Câu 16 : Yếu tố quyết định tạo bóng tối là:
A. Nguồn sáng lớn.
B. Nguồn sáng nhỏ.
C. Ánh sáng yếu.
D. Ánh sáng mạnh.
- Câu 17 : Gương có tác dụng biến đổi chùm tia sáng song song thành chùm tia phản xạ hội tụ là:
A. Gương phẳng.
B. Gương cầu lõm.
C. Gương cầu lồi.
D. Gương cầu.
- Câu 18 : Khi nào có nguyệt thực xảy ra ?
A. Khi Mặt trăng bị mây đen che khuất.
B. Khi Mặt trăng nằm trong bóng tối của Trái Đất.
C. Khi Mặt trời bị Mặt trăng che khuất một phần.
D. Khi Trái Đất nằm trong bóng tối của Mặt trăng.
- Câu 19 : Đặt một vật có dạng một đoạn thẳng song song với gương phẳng, ảnh của vật sáng đó qua gương phẳng:
A. Cùng phương cùng chiều với vật.
B. Song song và ngược chiều với vật.
C. Song song và cùng chiều với vật.
D. Cùng phương và ngược chiều với vật.
- Câu 20 : Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với mặt gương một góc 500. Góc tới có bằng:
A. 50 0
B. 40 0
C. 25 0
D. 20 0
- Câu 21 : Ảnh của điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi sự giao nhau của các
A. Tia phản xạ kéo dài.
B. Tia tới.
C. Tia phản .
D. Tia tới kéo dài.
- Câu 22 : Để quan sát được vật có kích thước nhỏ một cách dễ dàng nhất ta dùng
A. Gương cầu lõm.
B. Gương phẳng.
C. Gương cầu.
D. Gương cầu lồi.
- Câu 23 : Cùng một vật lần lượt đặt trước 3 gương, cách gương cùng 1 khoảng, gương nào tạo được ảnh ảo lớn nhất?
A. Gương cầu lồi
B. Gương cầu lõm
C. Gương phẳng
D. Không gương nào (cả 3 gương đều cho ảnh ảo bằng nhau)
- Câu 24 : Lần lượt đặt mắt trước một gương cầu lồi, gương phẳng (cùng chiều rộng), cách hai gương một khoảng bằng nhau. So sánh vùng nhìn thấy của hai gương:
A. Vùng nhìn thấy của gương phẳng lớn hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
B. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
C. Vùng nhìn thấy của hai gương bằng nhau.
D. Không thể so sánh được.
- Câu 25 : Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng mặt phẳng với:
A. Tia tới và đường vuông góc với tia tới.
B. Tia tới và đường pháp tuyến với gương.
C. Tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.
D. Đường pháp tuyến với gương và đường vuông góc với tia tới
- Câu 26 : Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường nào?
A. Theo nhiều đường khác nhau
B. Theo đường gấp khúc.
C. Theo đường thẳng.
D. Theo đường cong.
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi