Đề thi HK1 môn Vật lý 9 năm học 2018-2019 Trường T...
- Câu 1 : Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên thêm 6V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn tăng thêm 0,02mA. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm đi 9V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn sẽ
A. tăng thêm 0,02mA.
B. giảm đi 0,02mA.
C. giảm đi 0,03mA.
D. tăng thêm 0,03mA.
- Câu 2 : Trên cùng một dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện tăng gấp 5 lần thì Php do tỏa nhiệt sẽ thay đổi như thế nào? Chọn kết quả đúng:
A. Tăng 5 lần
B. Tăng 25 lần.
C. Giảm 5 lần.
D. Giảm 25 lần.
- Câu 3 : Một máy biến thế trong nhà cần hạ HĐT từ 220V xuống còn 30V. Cuộn sơ cấp có 2200 vòng. Hỏi thứ cấp có bao nhiêu vòng? Kết quả đúng là:
A. 100 vòng
B. 300 vòng.
C. 200 vòng.
D. Một kết quả khác.
- Câu 4 : Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước nào dưới đây?
A. Có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.
B. Có độ mau thưa tùy ý.
C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
D. Có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.
- Câu 5 : Đặt vào hai đầu dây dẫn hiệu điện thế U1 thì đo được cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là I1. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn đó hiệu điện thế U2 thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là I2 . Cường độ dòng điện I2 được tính theo công thức:
A. I2 = \(\frac{{{{\rm{U}}_{\rm{1}}}}}{{{{\rm{U}}_{\rm{2}}}}}\)I1.
B. I2 = \(\frac{{{{\rm{U}}_{\rm{2}}}}}{{{{\rm{U}}_{\rm{1}}}}}\)I1.
C. I2 = \(\frac{{{{\rm{U}}_{\rm{1}}}{\rm{ + }}{{\rm{U}}_{\rm{2}}}}}{{{{\rm{U}}_{\rm{2}}}}}\)I1.
D. I2 = \(\frac{{{{\rm{U}}_{\rm{1}}}{\rm{ - }}{{\rm{U}}_{\rm{2}}}}}{{{{\rm{U}}_{\rm{2}}}}}\)I1.
- Câu 6 : Điện trở R của dây dẫn biểu thị
A. tính cản trở dòng điện của dây dẫn.
B. tính cản trở hiệu điện thế của dây dẫn.
C. tính cản trở dòng điện của các êlectrôn.
D. tính cản trở dây dẫn của dòng điện.
- Câu 7 : Ưu điểm nào dưới đây không phải là ưu điểm của động cơ điện:
A. Không thải ra ngoài các chất khí hay hơi làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
B. Có thể biến đổi trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng.
C. Có thể có công suất từ vài oát đến hàng trăm, hàng ngàn, chục ngàn kilôoát.
D. Hiệu suất rất cao, có thể đạt tới 98%.
- Câu 8 : Nội dung định luật Ôm là: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
A. tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.
B. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.
C. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
D. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.
- Câu 9 : Một dây dẫn có chiều dài l thì có điện trở là R, nếu gập đôi sợi dây lại thì điện trở lúc sau:
A. Giảm 2 lần
B. Tăng 2 lần.
C. Tăng 4 lần.
D. Giảm 4 lần
- Câu 10 : Trong các công thức dưới đây, đâu là công thức tính công suất điện?
A. P = U/I .
B. P = U. I
C. P = Ut .
D. P = U.I.t
- Câu 11 : Trong số các bóng đèn sau, bóng nào sáng mạnh nhất ?
A. 40V - 100W.
B. 220V - 25W.
C. 110V - 150W
D. 110V - 100W.
- Câu 12 : Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
A. Vật liệu làm dây dẫn.
B. Khối lượng của dây dẫn.
C. Chiều dài của dây dẫn.
D. Tiết diện của dây dẫn.
- Câu 13 : Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành
A. cơ năng.
B. hoá năng
C. nhiệt năng.
D. năng lượng ánh sáng.
- Câu 14 : Mắc một dây dẫn có điện trở R = 12Ω vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua nó là
A. 0,25A
B. 2,5A
C. 4A
D. 36A
- Câu 15 : Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là
A. 1,5A
B. 2A
C. 3A
D. 4A
- Câu 16 : Một bóng đèn loại 220V-100W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Điện năng tiêu thụ của đèn trong 1h là
A. 0,1 KWh
B. 1 KWh
C. 100 KWh
D. 220 KWh
- Câu 17 : Trong công thức P = I2.R nếu tăng gấp đôi điện trở R và giảm cường độ dòng điện 4 lần thì công suất
A. tăng gấp 2 lần.
B. giảm đi 2 lần.
C. tăng gấp 8 lần.
D. giảm đi 8 lần.
- Câu 18 : Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. lớn.
B. không thay đổi.
C. biến thiên.
D. nhỏ.
- Câu 19 : Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào chiều
A. của dòng điện qua dây dẫn.
B. đường sức từ qua dây dẫn.
C. chuyển động của dây dẫn.
D. của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
- Câu 20 : Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua (hình vẽ) có chiều từ
A. trên xuống dưới.
B. dưới lên trên.
C. phải sang trái.
D. trái sang phải.
- Câu 21 : Treo một kim nam châm thử gần ống dây (hình vẽ). Hiện tượng gì sẽ xảy ra với kim nam châm khi ta đóng khoá K?
A. Bị ống dây hút.
B. Bị ống dây đẩy.
C. Vẫn đứng yên.
D. Lúc đầu bị ống dây đẩy ra, sau đó quay 180o, cuối cùng bị ống dây hút.
- Câu 22 : Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng:
A. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
- Câu 23 : Trong máy phát điện xoay chiều có roto là nam châm khi hoạt động thì nam châm có tác dụng gì?
A. Tạo ra từ trường.
B. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng.
C. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm.
D. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
- Câu 24 : Trong các trường hợp sau dây trường hợp nào sử dụng dòng điện xoay chiều?
A. Dòng điện trong đèn pin đang sáng.
B. Dòng điện làm quay quạt trần theo một chiều quay xác định.
C. Dòng điện qua đèn LED.
D. Dòng điện nạp cho acquy.
- Câu 25 : Động cơ điện một chiều biến đổi:
A. Điện năng thành cơ năng.
B. Cơ năng biến thành điện năng.
C. Nhiệt năng biến thành cơ năng.
D. Điện năng biến thành nhiệt năng.
- Câu 26 : Phát biểu nào đúng khi nói về đơn vị của điện trở ?
A. Một Ôm (1W ) là điện trở của một dây dẫn khi giữa hai đầu dây có hiệu điện thế 1A thì tạo nên dòng điện không đổi có cường độ 1V.
B. Một Ôm (1W ) là điện trở của một dây dẫn khi giữa hai đầu dây có hiệu điện thế 1V thì tạo nên dòng điện không đổi có cường độ 1A .
C. Một Ôm (1W ) là dây dẫn khi giữa hai đầu dây có hiệu điện thế 1A thì tạo nên dòng điện không đổi có cường độ 1V.
D. Một Ôm (1W ) là dây dẫn khi giữa hai đầu dây có hiệu điện thế 1V thì tạo nên dòng điện không đổi có cường độ 1A.
- Câu 27 : Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 6Ω là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở
A. 10V.
B. 3,6V.
C. 5,4V.
D. 0,1V.
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn