Đề thi HK1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 Trường PT...
- Câu 1 : Đâu là đặc trưng của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính độc lập tương đối.
C. Tính độc lập tuyệt đối.
D. Tính độc lập hoàn toàn.
- Câu 2 : Tính chặt chẽ về hình thức của pháp luật thể hiện ở
A. văn bản pháp luật diễn đạt chính xác, rõ nghĩa.
B. mọi cá nhân phải xử sự theo pháp luật.
C. mọi tổ chức phải xử sự theo pháp luật.
D. cưỡng chế khắc phục hậu quả do làm trái pháp luật
- Câu 3 : Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ
A. gắn bó, tác động qua lại với nhau.
B. là nền tảng của nhau.
C. độc lập, tách rời nhau.
D. tùy theo từng giai đoạn xã hội.
- Câu 4 : Để công dân thực hiện đúng pháp luật, nhà nước cần phải
A. ngăn chặn những trường hợp đã vi phạm.
B. xử lý thật nặng những người vi phạm.
C. động viên mọi người thực hiện
D. tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi người
- Câu 5 : Công dân được làm những gì mà pháp luật cho phép làm là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
- Câu 6 : Công dân không làm điều mà pháp luật cấm là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
- Câu 7 : Biểu hiện nào sau đây là nội dung của hình thức tuân thủ pháp luật ?
A. Công dân thực hiện các quyền
B. Công dân thực hiện các nghĩa vụ
C. Công dân không làm điều mà pháp luật cấm
D. Công dân không vi phạm pháp luật
- Câu 8 : Hành vi nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật?
A. Là hành vi trái pháp luật
B. Người có hành vi trái pháp luật có lỗi
C. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện
D. Là hành vi vi phạm đến đạo đức
- Câu 9 : Công dân A không buôn bán tàng trữ và sử dụng chất ma túy. Trong trường hợp này công dân A đã:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Không tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật
- Câu 10 : ông K lừa chị Hằng bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng, nhưng đến ngày hẹn ông K đã không chịu trả cho chị Hằng số vàng trên. Chị Hằng đã làm đơn kiện ông K ra tòa.Việc chị Hằng kiện ông K là hành vi:
A. Sử dụng pháp luật .
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật
- Câu 11 : G đánh V gây thương tích 12%. Theo em G phải chịu trách nhiệm gì?
A. Trách nhiệm hình sự
B. Trách nhiệm hành chính
C. Trách nhiệm dân sự
D. Trách nhiệm kỉ luật
- Câu 12 : Căn cứ vào đâu để xác định tội phạm:
A. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
B. Thái độ và tinh thần của hành vi vi phạm
C. Trạng thái và thái độ của chủ thể
D. Nhận thức và sức khỏe của đối tượng.
- Câu 13 : Phương lái xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy và không cứu giúp người bị nạn. Hành vi này của Phương là hành vi vi phạm
A. hình sự.
B. kỉ luật.
C. dân sự.
D. hành chính
- Câu 14 : Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 quy định tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật là:
A. quyền của công dân
B. trách nhiệm của công dân
C. quyền và nghĩa vụ của công dân
D. nghĩa vụ của công dân
- Câu 15 : Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải gánh chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là bình đẳng về
A. quyền của CD.
B. nghĩa vụ của CD.
C. trách nhiệm pháp lí của CD.
D. quyền và nghĩa vụ của CD
- Câu 16 : Mọi công dân đều được hưởng các quyền công dân như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế nếu
A. có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
B. nếu có đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
C. nếu có đủ các năng lực theo quy định của pháp luật
D. nếu có đủ các khả năng theo quy định của pháp luật
- Câu 17 : Đáp án nào dưới đây là bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
A. Chồng có quyền đánh vợ
B. Bố mẹ được quyền bắt con nghỉ học
C. Thầy giáo được phạt học sinh
D. Công dân An và Bảo vượt đèn đỏ , bị CSGT xử phạt như nhau
- Câu 18 : Khi xử lí những hộ dân xây nhà trái phép, cán bộ thanh tra xây dựng X và bà A đã lớn tiếng cãi vã, xô xát nhau. Việc cả hai người cùng bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng đã thể hiện nội dung bình đẳng nào dưới đây?
A. Trách nhiệm pháp lí.
B. Nghĩa vụ đạo đức.
C. Tuân thủ quy chế.
D. Bổn phận công dân
- Câu 19 : Anh A là chồng, thường xuyên đánh đập vợ là chị B. Hành vi của anh A vi phạm quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ tài sản
B. Quan hệ kinh tế
C. Quan hệ nhân thân
D. Quan hệ xã hội
- Câu 20 : Nội dung nào sau đây không thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con:
A. Thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc bảo vệ con
B. Tôn trọng ý kiến của con
C. Chăm lo việc học tập, phát triển của con
D. Xúi giục, ép con làm việc trái pháp luật
- Câu 21 : Nhận định nào dưới đây không đúng về nội dung bình đẳng trong kinh doanh:
A. Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh
B. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm
C. Mọi loại hình doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh
D. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Câu 22 : Tuy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng khi nộp hồ sơ xin đăng kí thành lập doanh nghiệp tư nhân, chị B không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, chị B cần dựa vào nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Tìm kiếm mở rộng thị trường.
B. Độc quyền phân phối hàng hóa.
C. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
D. Phương thức hoạt động, quản lí doanh nghiệp
- Câu 23 : Vợ chồng anh H bắt con gái phải lấy chồng ngoại quốc với hy vọng cả gia đình sẽ được định cư ở nước ngoài. Vợ chồng anh H đã vi phạm quyền bình đẳng trong nội dung nào dưới đây?
A. Quy trình hội nhập.
B. Hôn nhân, gia đình.
C. Chiến lược đầu tư.
D. Chính sách đối ngoại.
- Câu 24 : Các dân tộc trong một quốc gia đều được nhà nước và pháp luật
A. tôn trọng.
B. tôn vinh.
C. ưu ái.
D. ưu tiên
- Câu 25 : Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện văn hóa giáo dục
A. Giữ gìn, khôi phục và phát huy những phong tục tập quán truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc
B. Bảo tồn phong tục của từng dân tộc
C. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc
D. Giữa gìn và khôi phục tập quán tốt đẹp của từng dân tộc
- Câu 26 : Anh Huân yêu chị Hoa, hai người quyết định kết hôn nhưng bố mẹ chị Hoa phản đối, nhất quyết không đồng ý, vì anh Huân và chị Hoa không cùng đạo. Hành vi cản trở, phản đối của bố mẹ chị Hoa đã vi phạm đến Luật, Pháp lệnh nào?
A. Luật Hình sự, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo.
B. Luật Hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo.
C. Luật hành chính, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo.
D. Luật Dân sự, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo
- Câu 27 : Không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát thì không ai bị bắt, trừ trường hợp
A. phạm tội quả tang
B. nghi ngờ gây án.
C. bao che người phạm tội.
D. không tố giác tội phạm
- Câu 28 : Thấy con gái bị từ chối tiêm vắc xin phòng bệnh sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng, dù chưa hỏi rõ lí do chị B đã đánh nhân viên y tế. Chị B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Chọn hình thức bảo hiểm y tế.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
- Câu 29 : Không ai được đánh người là nội dung thuộc quyền nào dưới đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm
D. Được pháp luật bảo hộ về chỗ ở
- Câu 30 : Nhận định nào sau đây là sai:
A. Không ai được xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác
B. Cha mẹ có quyền mắng chửi con
C. Không ai được xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
D. Không ai được đánh người
- Câu 31 : Bình vào nhà ông Xuân ăn trộm. Ông Xuân bắt được, trói và giữ lại tại nhà để tra hỏi. Đến sáng hôm sau, ông Xuân mới dẫn Bình đến công an xã.Hỏi ông Xuân vi phạm vào quyền gì dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
B. Quyền nhân thân của công dân
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
D. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại