Bài tập về Phenol cực hay có lời giải !!
- Câu 1 : Dung dịch X chứa NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Dung dịch Y là phenol 0,2M. Muốn phản ứng hết lượng phenol có trong 0,2 lít dung dịch Y cần phải dùng dung dịch X có thể tích vừa đủ là
A. 80ml
B. 150ml
C. 0,2l
D. 0,5 lit
- Câu 2 : Phát biểu nào sau đây về ancol và phenol là không đúng?
A. Nhóm OH của phenol liên kết với nguyên tử C trong vòng benzen.
B. Nhóm chức của ancol và phenol là nhóm hiđroxyl (-OH).
C. Ancol và phenol là loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
D. Ancol thơm có nhóm OH liên kết với C no ngoài vòng benzen.
- Câu 3 : Dùng cách nào sau đây để phân biệt dung dịch phenol không màu và ancol etylic?
A. Cho cả hai chất tác dụng với Na.
B. Cho cả hai chất tác dụng với dung dịch nước brom.
C. Cho cả hai chất thử với giấy quỳ tím.
D. Cho cả hai chất tác dụng với đá vôi.
- Câu 4 : Hợp chất hữu cơ X là hợp chất thơm có CTPT là C7H8O2, tác dụng với Na, NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư số mol H2 thu được bằng số mol X phản ứng và X chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ số mol 1:1. CTCT của X là
A. C6H5CH(OH)2
B. HOC6H4CH2OH
C. CH3C6H3(OH)2
D. CH3OC6H4OH
- Câu 5 : Khi thổi khí CO2 dư vào dd C6H5ONa muối vô cơ thu được phải là NaHCO3 vì:
A. phênol là chất kết tinh, ít tan trong nước lạnh.
B. tính axit của H2CO3 > C6H5OH > HCO3-.
C. CO2 là một chất khí.
D. nếu tạo ra Na2CO3 thì nó sẽ bị CO2 dư tác dụng tiếp theo phản ứng: Na2CO3 + CO2 + H2O → 2 NaHCO3.
- Câu 6 : Trong sơ đồ biến hóa sau:
A. -Cl & -ONa.
B. -CH3 & -COOH
C. -NH2 & -OH
D. -Cl & -CH3.
- Câu 7 : Ảnh hưởng của nhóm OH đến nhân benzen và ngược lại được chứng minh bởi
A. Phản ứng của phenol với dung dịch HNO3 và nước brom
B. Phản ứng của phenol với nước brom và dung dịch NaOH
C. Phản ứng của phenol với Na và nước brom
D. Phản ứng của phenol với dung dịch NaOH và andehit fomic
- Câu 8 : Một dd X chứa 5,4 gam chất đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dd X phản ứng với nước brom (dư), thu được 17,25 gam hợp chất chứa 3 nguyên tử brom trong phân tử, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử chất đồng đẳng của phenol là
A. C7H7OH
B. C8H9OH
C. C9H11OH
D. C10H13OH
- Câu 9 : Cho các chất có công thức cấu tạo
A. (1) và (2)
B. (2) và (3)
C. (1) và (3)
D. (1); (2) và (3)
- Câu 10 : Cho 47 gam phenol tác dụng với hỗn hợp gồm 200 gam HNO3 68% và 250 gam H2SO4 96% tạo axit picric (phản ứng hoàn toàn). Nồng độ % HNO3 còn dư sau khi tách kết tử axit picric ra là:
A. 27,1%
B. 5,425%
C. 10,85%
D. 1,085%
- Câu 11 : Phản ứng nào chứng minh axit axetic có tính axit mạnh hơn tính axit của phenol
A. C6H5OH + NaOH --> C6H5ONa + H2O
B. CH3COOH + C6H5ONa --> CH3COONa + C6H5OH
C. CH3COONa + C6H5OH--> CH3COOH + C6H5ONa
D. 2CH3COOH + Ca -->(CH3COO)2Ca + H2
- Câu 12 : Một dung dịch chứa 1,22 gam chất hữu cơ X là đồng đẳng của phenol. Cho dung dịch trên tác dụng với nước brom (dư) thu được 3,59 gam hợp chất Y chứa 3 nguyên tử brom trong phân tử. Biết phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%. Công thức phân tử của X là
A. C7H8O
B. C8H10O
C. C9H12O
D. C10H14O
- Câu 13 : Cho 0,01 mol phenol tác dụng với lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Axit sunfuric đặc đóng vai trò xúc tác cho phản ứng nitro hóa phenol.
B. Sản phẩm thu được có tên gọi là 2,4,6-trinitrophenol.
C. Lượng HNO3 đã tham gia phản ứng là 0,03 mol.
D. Khối lượng axit picric hình thành bằng 6,87 g.
- Câu 14 : Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử dạng CxHyO2 trong đó oxi chiếm 29,0909% khối lượng. Biết rằng X phản ứng được với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol nX : nNaOH = 1 : 2 và X phản ứng với dung dịch Brom theo tỉ lệ nX : nBr2 = 1 : 3. CTCT của X là
A. C6H5OH
B. CH3COOC8H5
C. CH3C8H4-OH
D. HO-C6H4-OH
- Câu 15 : Nitro hóa benzen thu được 14,1 gam hỗn hợp gồm 2 chất nitro có khối lượng phân tử hơn kém nhau 45 đvC. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 chất nitro này được 0,07 mol N2. Hai chất nitro đó là
A. C6H5NO2 và C6H4(NO2)2
B. C6H4(NO2)2 và C6H3(OH)3
C. C6H3(NO2)3 và C6H2(NO2)4
D. C6H2(NO2)4 và C6H(NO2)5
- Câu 16 : Cho các chất sau: phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
- Câu 17 : Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
- Câu 18 : Cho 27,48 gam axit picric vào bình kín dung tích 20 lít rồi nung nóng ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí gồm CO2, CO, N2 và H2. Giữ bình ở 12230C thì áp suất của bình là P atm. Giá trị của P là
A. 7,724 atm
B. 6,624 atm
C. 8,32 atm
D. 5,21 atm
- Câu 19 : Phản ứng tạo kết tủa trắng của phenol với dung dịch Br2 chứng tỏ rằng
A. Phenol có nguyên tử hiđro linh động.
B. Phenol có tính axit.
C. ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc –C6H5 trong phân tử phenol
D. ảnh hưởng của gốc –C6H5 đến nhóm –OH trong phân tử phenol
- Câu 20 : Cho 9,4 gam phenol tác dụng với hỗn hợp gồm 84 gam dung dịch HNO3 60% và 116 gam dung dịch H2SO4 98%. Khối lượng axit picric thu được và nồng độ phần trăm của HNO3 dư lần lượt là
A. 23,2 gam và 15,05%.
B. 22,9 gam và 16,89%.
C. 23,2 gam và 16,89%..
D. 22,9 gam và 15,05%.
- Câu 21 : Cho 18,8 gam phenol tác dụng với 45g dung dịch HNO3 63%(có H2SO4 làm xúc tác ). Hiệu suất phản ứng là 100%. Khối lượng axit picric thu được là
A. 50g
B. 34,35g
C. 34,55g
D. 35g
- Câu 22 : Khối lượng dung dịch HNO3 65% cần sử dụng để điều chế 1 tấn TNT, với hiệu suất 80% là ?
A. 0,53 tấn
B. 0,83 tấn
C. 1,04 tấn
D. 1,60 tấn
- Câu 23 : Hỗn hợp gồm x mol phenol (C6H5OH) và y mol stiren. Để phản ứng hết với hỗn hợp trên cần dùng 250 gam dung dịch Br2 3,2%. Hỗn hợp các chất sau phản ứng phản ứng vừa đủ với 25,23 cm3 dung dịch NaOH 10% (khối lượng riêng bằng 1,11 g/cm3). Cho biết dung dịch xút loãng không thủy phân được nhóm halogen gắn trực tiếp vào nhân thơm. Giá trị của x và y là:
A. x = 0,01; y = 0,01
B. x = 0,01; y = 0,02
C. x = 0,02; y = 0,02
D. x = 0,02; y = 0,01
- Câu 24 : Hãy chọn các phát biểu đúng về phenol (C6H5OH):
A. (1), (2), (3), (6).
B. (1), (2), (4), (6).
C. (1), (3), (5), (6).
D. (1), (2), (5), (6).
- Câu 25 : Cho các chất sau: (1) NaOH ; (2) Na ; (3) HCl ; (4) Br2 ; (5) Na2CO3 ; (6) NaHCO3. Các chất tác dụng được với phenol gồm có:
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2), (4), (6)
C. (1), (2), (3), (6)
D. (1),(2), (4), (5)
- Câu 26 : Một hỗn hợp gồm 25 gam phenol và benzen khi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tách ra 2 lớp chất lỏng phân cách, lớp chất lỏng phía trên có thể tích 19,5 ml và có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Khối lượng phenol trong hỗn hợp ban đầu là :
A. 15,6 gam
B. 9,4 gam
C. 24,375 gam
D. 0,625 gam
- Câu 27 : Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam hợp chất hữu cơ thơm X (trong phân tử chỉ chứa C, H, O) sản phẩm thu được lần lượt cho qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư sau phản ứng thấy bình 1 tăng 3,6 gam, bình 2 tạo thành 35 gam kết tủa. X tác dụng được với Na sinh ra H2 và MX < 120. Số công thức cấu tạo của X là:
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
- Câu 28 : Dãy gồm các chất đều có khả năng phản ứng với phenol là
A. dd NaOH, dd Brôm, dd HCl, dd C2H5OH
B. dd Na2CO3, HCHO, dd Brôm, dd NaOH
C. dd NaOH, CuO, dd HCl, C2H5OH
D. CH3COOH, dd NaOH, dd Brôm, Na2CO3
- Câu 29 : Để điều chế axit picric (2,4,6–trinitrophenol) người ta đi từ 4,7gam phenol và dùng một lượng HNO3 lớn hơn 50% so với lượng HNO3 cần thiết. Số mol HNO3 đã dùng và khối lượng axit picric thu được lần lượt là(các phản ứng xảy ra hoàn toàn):
A. 0,225 mol và 11,45g
B. 0,2 mol và 11,45g
C. 0,225 mol và 13,85g
D. 0,15 mol và 9,16 g
- Câu 30 : Khi đun (t0 cao, p cao) 9,7 gam hỗn hợp A gồm hai đồng đẳng của brombenzen với dung dịch NaOH, rồi cho khí CO2 dư đi qua dung dịch sau phản ứng thì thu được 5,92 gam một hỗn hợp B gồm hai chất hữu cơ.Tổng số mol của các chất trong A là:
A. 0,06 mol
B. 0,02 mol
C. 0,08 mol
D. 0,04 mol
- Câu 31 : Phenol là hợp chất hữu cơ mà
A. phân tử có chứa nhóm -OH và vòng benzen
B. phân tử có chứa nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen
C. phân tử có chứa nhóm -NH2 liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen
D. phân tử có chứa nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon ngoài vòng benzen
- Câu 32 : Cho các chất: phenol, p-metylphenol, p-nitrophenol và axit picric. Tính axit giảm dần theo thứ tự nào sau đây:
A. axit picric > phenol > p – nitrophenol > p – metylphenol
B. axit picric > p - nitrophenol > phenol > p – metylphenol
C. p – metylphenol > phenol > p – nitrophenol > axit picric
D. p – metylphenol > p – nitrophenol > phenol > axit picric
- Câu 33 : Cho chất sau đây m-HO-C6H4-CH2OH tác dụng với dung dịch NaOH. Sản phẩm tạo ra là?
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ