Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 -...
- Câu 1 : Khi Tòa án nhân dân huyện P tuyên bố bị cáo S mức phạt 5 năm tù vì tội hiếp dâm, S đã nhận tội và chấp thuận theo bản án. Trong trường hợp này thì:
A. Tòa án nhân dân huyện P đã áp dụng pháp luật, còn S đã thi hành pháp luật.
B. Cả Tòa án nhân dân huyện P và S đều đã thi hành pháp luật.
C. Tòa án nhân dân huyện P đã sử dụng pháp luật, còn S đã tuân thủ pháp luật.
D. Cả Tòa án nhân dân huyện P và S đều đã tuân thủ pháp luật.
- Câu 2 : Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức sử dụng pháp luật?
A. Anh S bán mảnh đất mà anh là chủ sở hữu.
B. M tố cáo B vì phát hiện B ăn trộm.
C. Giám đốc công ty A buộc T thôi việc do T vi phạm kỉ luật.
D. Dù là lãnh đạo nhưng ông V không tham ô.
- Câu 3 : Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, trong trường hợp này chị C đã không
A. áp dụng pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
- Câu 4 : Ông B lừa chị C bằng cách mượn của chị 20 triệu đồng nhưng đến ngày hẹn ông B đã không chịu trả cho chị C số tiền trên. Chị C đã làm đơn kiện ông B ra tòa. Việc chị C kiện ông B là hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
- Câu 5 : Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
- Câu 6 : Trong các nghĩa vụ sau đây, nghĩa vụ nào không phải là nghĩa vụ pháp lý ?
A. Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ già.
B. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
C. Thanh niên đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
D. Đoàn viên thanh niên phải chấp hành điều lệ của Đoàn.
- Câu 7 : Ông K là cán bộ công chức nhà nước, ông D là thợ xây. Khi tham gia giao thông thì:
A. Ông K được ưu tiên đi trước vì đi làm công việc nhà nước.
B. Ông D được ưu tiên đi trước vì công việc nặng nhọc.
C. Cả hai đi song song cùng nhau vì đều đi làm.
D. Cả hai đều phải tuân thủ các quy định của luật giao thông đường bộ.
- Câu 8 : “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” (Điều 19. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010) thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính ý chí và khách quan.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- Câu 9 : Phát hiện ông H nhận phong bì của B để bao che cho B về hành vi trốn thuế, X đã làm ngơ và coi đó là chuyện không liên quan đến mình. X đã không thực hiện tốt hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. tuân thủ Pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
- Câu 10 : Khi tham gia giao thông, các bạn học sinh chạy xe không dàn hàng ngang là hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ Pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
- Câu 11 : Anh X lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh X bị thương nhẹ. Theo em, trường hợp này sẽ xử phạt như thế nào?
A. Cảnh cáo, phạt tiền chị B.
B. Xử lí cả anh X và chị B.
C. Không xử lý chị B vì chị B là người đi xe đạp.
D. Phạt tù chị B.
- Câu 12 : Cá nhân, tổ chức tuân thủ pháp luật tức là không làm những điều mà pháp luật
A. cấm.
B. cho phép làm.
C. không cấm.
D. không đồng ý.
- Câu 13 : Việc làm nào dưới đây là biểu hiện cho việc Nhà nước sử dụng pháp luật làm phương tiện quản lí xã hội?
A. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.
B. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.
C. Chủ động tìm hiểu, cập nhật các thông tin pháp luật.
D. Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của cá nhân.
- Câu 14 : Bác U mở cửa hàng bán bánh kẹo, hàng năm bác đều nộp thuế đầy đủ và không bán hàng giả, hàng nhái. Như vậy bác U đã
A. sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật.
B. thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật.
C. sử dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật.
D. sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật.
- Câu 15 : Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ
A. tư duy trừu tượng của con người.
B. quyền lực của giai cấp thống trị.
C. ý thức của các cá nhân trong xã hội.
D. thực ti n đời sống xã hội.
- Câu 16 : Khi cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính đối với P vì vi phạm giao thông, P đã bỏ chạy. Trong trường hợp này thì:
A. Cảnh sát giao thông đã thi hành pháp luật, còn P đã không áp dụng pháp luật.
B. Cảnh sát giao thông đã áp dụng pháp luật, còn P đã không tuân thủ pháp luật.
C. Cảnh sát giao thông đã áp dụng pháp luật, còn P đã không thi hành pháp luật.
D. Cảnh sát giao thông đã sử dụng pháp luật, còn P đã không sử dụng pháp luật.
- Câu 17 : Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội là nội dung của bình đẳng về
A. các thành phần dân cư.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. quyền và nghĩa vụ.
D. nghĩa vụ và trách nhiệm.
- Câu 18 : Nội dung văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt
A. chính xác, đa nghĩa
B. chính xác, một nghĩa.
C. tương đổi chính xác, một nghĩa.
D. tương đối chính xác, đa nghĩa.
- Câu 19 : Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có…….., làm cho những………của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi………của các cá nhân, tổ chức.
A. mục đích/ quy định/ hợp pháp.
B. ý thức/quy phạm/hợp pháp.
C. mục đích/ quy định/ chuẩn mực.
D. ý thức/ quy định/ chuẩn mực.
- Câu 20 : G làm hồ sơ thi vào trường Đại học sư phạm. Vậy, G đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 21 : Các tổ chức, cá nhân chủ động làm những gì pháp luật quy định phải làm là
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
- Câu 22 : Việc làm nào dưới đây thể hiện hình thức tuân thủ pháp luật?
A. M tố cáo B vì phát hiện B nhận hối lộ.
B. Giám đốc công ty A buộc T thôi việc do T tham ô.
C. Anh K bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu.
D. Dù nhà nghèo nhưng V không ăn trộm
- Câu 23 : Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, đội trật tự của Phường X - Thành phố G đã yêu cầu mọi ngựời không được bán hàng trên vỉa hè để đảm bảo văn minh đô thị. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò là:
A. Hình thức cưỡng chế người vi phạm.
B. Công cụ đảm bảo trật tự đường phố.
C. Công cụ quản lý đô thị hiệu quả.
D. Phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội
- Câu 24 : Trong các văn bản quy phạm pháp luật sau, văn bản nào có hiệu lực pháp lí cao nhất?
A. Luật.
B. Pháp lệnh.
C. Hiến pháp.
D. Nghị quyết.
- Câu 25 : Nhận định nào sai khi nói về vai trò của pháp luật?
A. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập mối quan hệ giữa các nước.
B. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.
C. Pháp luật là phương tiện để nhân dân bảo vệ quyền chính đáng của mình.
D. Pháp luật là phương tiện đề nhà nước quản lí kinh tế, xã hội.
- Câu 26 : Pháp luật do cơ quan quyền lực nào dưới đây ban hành?
A. Nhà nước.
B. Tòa án.
C. Quốc hội.
D. Viện kiểm sát.
- Câu 27 : Trên đường đến cơ quan, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô tô, anh H đã va chạm với xe đạp điện của chị M đang dừng chờ đèn đỏ khiến chị M ngã gãy tay. Đang cùng vợ là bà S bán hàng rong dưới lòng đường gần đó, ông K đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H làm gương xe bị vỡ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Anh H, bà S và chị M.
B. Anh H và ông K.
C. Anh H, bà S và ông K.
D. Bà S và ông K.
- Câu 28 : Khi đạo đức trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng
A. niềm tin của mọi người trong xã hội.
B. lương tâm của mỗi cá nhân.
C. sức mạnh quyền lực của nhà nước.
D. sức ép của dư luận xã hội.
- Câu 29 : Cá nhân tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật
A. không quy định làm.
B. quy định phải làm.
C. cho phép làm.
D. không cấm.
- Câu 30 : Thực hiện pháp luật không phải là nội dung nào dưới đây?
A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
D. Làm những việc mà pháp luật cấm.
- Câu 31 : Các đặc trưng của pháp luật là:
A. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội, mang tính bắt buộc chung, mang tính quy phạm phổ biến.
B. Bắt nguồn từ thực ti n đời sống, mang tính bắt buộc chung, tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quy phạm phổ biến tính quyền lực, bắt buộc chung tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Vì sự phát triển của xã hội, mang tính bắt buộc chung, tính quy phạm phổ biến.
- Câu 32 : X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X đã mang xe của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường họp này, X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Kỉ luật.
B. Hành chính.
C. Dân sự.
D. Hình sự.
- Câu 33 : Những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi, với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính quy định phổ biến.
- Câu 34 : Anh N không chấp hành Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ tịch Ủy ban dân xã đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của Chủ tịch ủy ban xã là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
- Câu 35 : Bà K lừa chị H bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng nhưng đến ngày hẹn bà K đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H đã làm đơn kiện bà K ra tòa. Việc chị H kiện bà K là
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
- Câu 36 : Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Quy định.
B. Quy chế.
C. Pháp luật.
D. Quy tắc.
- Câu 37 : Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm
A. kinh tế.
B. pháp lí.
C. xã hội.
D. chính trị.
- Câu 38 : Ông A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy, trong trường hợp này ôn
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
- Câu 39 : N viết bài đăng báo là thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại