Đề kiểm tra giữa HK1 môn Vật lý 9 năm 2018-2019 tr...
- Câu 1 : Đặt U1= 6V vào hai đầu dây dẫn thì CĐDĐ qua dây là 0,5A. Nếu tăng hiệu điện thế đó lên thêm 3V thì CĐDĐ qua dây dẫn sẽ:
A. tăng thêm 0,25A
B. giảm đi 0,25A
C. tăng thêm 0,50A
D. giảm đi 0,50A
- Câu 2 : Mắc một dây R= 24Ω vào U= 12V thì:
A. I = 2A
B. I = 1A
C. I = 0,5A
D. I = 0,25A
- Câu 3 : Đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế U = 6V mà dòng điện qua nó cường độ là 0,2A thì điện trở của dây là:
A. 3Ω
B. 12Ω
C. 15Ω
D. 30Ω
- Câu 4 : Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 2A khi nó được mắc vào hiệu điện thế là 36V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,5A nữa thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?
A. 9V
B. 18V
C. 36V
D. 45V
- Câu 5 : Cho mạch điện gồm ba điện trở mắc nối tiếp nhau. Biết R1 = 8Ω, R2 = 12Ω, R3= 4Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 48V. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở bằng bao nhiêu?
A. U1 = 24V; U2 = 16V; U3 = 8V.
B. U1 = 16V; U2 = 8V; U3 = 24V.
C. U1 = 16V; U2 = 24V; U3 = 8V.
D. U1 = 8V; U2 = 24V; U3 = 16V.
- Câu 6 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 36V thì dòng điện chạy qua mạch có cường độ 4A, người ta làm giảm cường độ dòng điện xuống còn 1,5A bằng cách nối thêm vào mạch một điện trở Rx. Giá trị của Rx là:
A. 9Ω.
B. 15Ω.
C. 24Ω.
D. 5,4Ω.
- Câu 7 : Hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp nhau. Biết R1 lớn hơn R2 là 5Ω và hiệu điện thế trên các điện trở lần lượt bằng U1 = 30V, U2 = 20V. Giá trị của mỗi điện trở
A. 25Ω và 20Ω.
B. 15Ω và 10Ω.
C. 20Ω và 15Ω.
D. 10Ω và 5Ω.
- Câu 8 : Một bóng đèn điện 12V – 3W. Nếu chỉ có nguồn điện 18V thì cần mắc thêm một điện trở nối tiếp với bóng đèn có giá trị là bao nhiêu để đèn sàng bình thường
A. 36Ω.
B. 12Ω.
C. 24Ω.
D. 72Ω.
- Câu 9 : Có ba điện trở R1 = 15Ω, R2 = 25Ω, R3 = 20Ω mắc nối tiếp với nhau vào nguồn điện. Để dòng điện trong mạch giảm đi chỉ còn một nửa, người ta mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở R4 có giá trị
A. 180Ω
B. 120Ω.
C. 30Ω.
D. 60Ω.
- Câu 10 : Có hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp vào hiệu điện thế 75V. Biết R1 = 2R2, cường độ dòng điện chạy trong mạch là 2,5A. Giá trị của các điện trở điện trở R1, R2 lần lượt
A. R1 = 40Ω, R2 = 20Ω.
B. R1 = 30Ω, R2 = 15Ω.
C. R1 = 20Ω, R2 = 10Ω.
D. R1 = 90Ω, R2 = 45Ω.
- Câu 11 : Phát biểu nào sau đây là chính xác?
A. Cường độ dòng điện qua các mạch song song luôn bằng nhau.
B. Để tăng điện trở của mạch, ta phải mắc một điện trở mới song song với mạch cũ.
C. Khi các bóng đèn được mắc song song, nếu bóng đèn này tắt thì các bóng đèn kia vẫn hoạt động.
D. Khi mắc song song, mạch rẽ nào có điện trở lớn thì cường độ dòng diện đi qua lớn.
- Câu 12 : Câu phát biểu nào sau đây là đúng: Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện
A. qua các vật dẫn là như nhau.
B. qua các vật dẫn không phụ thuộc vào điện trở các vật dẫn.
C. trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện qua các mạch rẽ.
D. trong mạch chính bằng cường độ dòng điện qua các mạch rẽ.
- Câu 13 : Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp bằng 100Ω. Biết rằng một trong hai điện trở có giá trị lớn gấp ba lần điện trở kia. Giá trị của mỗi điện trở
A. 20Ω và 80Ω.
B. 30Ω và 70Ω.
C. 40Ω và 60Ω.
D. 25Ω và 75Ω.
- Câu 14 : Cho hai điện trở R1 = 12Ω và R2 = 18Ω được mắc nối tiếp nhau. Điện trở tương R12 của đoạn mạch có thể nhận giá trị nào trong các giá trị
A. R12 = 1,5Ω.
B. R12 = 216Ω.
C. R12 = 6Ω.
D. R12 = 30Ω.
- Câu 15 : Hệ thức của định luật Jun-Lenxơ là
A. Q = I².R.t
B. Q = I.R².t
C. Q = I.R.t
D. Q = I².R².t
- Câu 16 : Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua
A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với thời gian dòng điện chạy qua, tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.
C. tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
D. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
- Câu 17 : Cho dòng điện không đổi đi qua một dây dẫn. Thời gian dòng điện qua dây dẫn tăng lên 2 lần, 3 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn
A. tăng lên 2 lần, 3 lần.
B. tăng lên 2 lần, 6 lần.
C. tăng lên 2 lần, 9 lần.
D. tăng lên 4 lần, 9 lần.
- Câu 18 : Nếu đồng thời tăng cường độ dòng điện và thời gian dòng điện qua một dây dẫn lên 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn đó
A. tăng 2 lần.
B. tăng 4 lần.
C. tăng 8 lần.
D. tăng 16 lần.
- Câu 19 : Khi tăng cường độ dòng điện qua một bình nhiệt lượng kế lên 3 lần (bỏ qua sự hấp thụ nhiệt lượng của bình) thì độ tăng nhiệt độ của nước trong bình sẽ
A. tăng lên 3 lần.
B. tăng lên 6 lần.
C. tăng lên 9 lần.
D. tăng lên 12 lần.
- Câu 20 : Hai dây dẫn bằng Nikêlin có cùng chiều dài, mắc nối tiếp nhau. Dây (I) có tiết diện 1mm2, dây (II) có tiết diện 2mm2. Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này trong cùng một khoảng thời gian thì
A. nhiệt lượng tỏa ra trên dây (I) lớn hơn trên dây (II).
B. nhiệt lượng tỏa ra trên dây (I) nhỏ hơn trên dây (II).
C. nhiệt lượng tỏa ra trên dây (I) bằng trên dây (II).
D. nhiệt lượng tỏa ra trên dây (I) lớn gấp 4 lần trên dây (II).
- Câu 21 : Mắc một dây dẫn có điện trở 176W vào nguồn điện có hiệu điện thế 220V trong 12 phút. Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn đó là
A. 464640J
B. 3300J
C. 198000J
D. 38720J
- Câu 22 : Một bếp điện được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Nếu sử dụng bếp ở hiệu điện thế 110V và sử dụng trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra của bếp sẽ
A. tăng lên 2 lần.
B. tăng lên 4 lần .
C. giảm đi 2 lần.
D. giảm đi 4 lần.
- Câu 23 : Một dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một điện trở 3 kW trong 6 phút. Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn đó là
A. 36 000J
B. 36J
C. 2160J
D. 4,32J
- Câu 24 : Mắc song song hai điện trở R1 = 24W, R2 = 8W vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 12V trong 1 phút. Nhiệt lượng tỏa ra trên cả mạch điện là
A. 270J
B. 1440J
C. 4,5J
D. 24J
- Câu 25 : Dùng dây dẫn nối vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện với đất sẽ đảm bảo an toàn vì:
A. luôn có dòng điện chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này xuống đất.
B. dòng điện không chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này.
C. hiệu điện thế luôn ổn định để dụng cụ hay thiết bị hoạt động bình thường.
D. nếu có dòng điện chạy qua cơ thể người khi chạm vào vỏ kim loại thì cường độ dòng điện này rất nhỏ.
- Câu 26 : Những dụng cụ nào dưới đây có tác dụng bảo vệ mạch điện khi sử dụng?
A. Công tơ điện.
B. Ổn áp.
C. Công tắc.
D. Cầu chì.
- Câu 27 : Để đảm bảo an toàn cho các thiết bị người ta thường mắc nối tiếp cầu chì với dụng cụ hay thiết bị điện. Chọn cầu chì nào dưới đây thích hợp với bếp điện loại 220V – 1000W ?
A. Cầu chì loại 0,2A.
B. Cầu chì loại 5A.
C. Cầu chì loại 44A.
D. Cầu chì loại 220A.
- Câu 28 : Khi thay dây dẫn cũ bằng dây dẫn mới cùng loại có đường kính tiết diện gấp đôi thì lượng điện năng hao phí giảm
A. 1,5 lần.
B. 2 lần.
C. 3 lần.
D. 4 lần.
- Câu 29 : Cho hai điện trở R1 = 10Ω, R2 = 40Ω mắc song song với nhau và mắc vào nguồn điện không đổi U = 24V. Cường độ dòng điện trong mạch chính và lần lượt qua mỗi điện trở R1; R2 là:
A. 3A; 2,4A; 0,6A.
B. 1,5A; 0,9A; 0,6A.
C. 1,2A ; 0,8A; 0,4A.
D. 0,48A; 0,24A; 0,24A.
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn