Đề cương ôn thi HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 202...
- Câu 1 : Tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được pháp luật
A. bảo đảm.
B. bao bọc.
C. tôn trọng.
D. bảo hộ.
- Câu 2 : Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải
A. chịu sự quản thúc của địa phương.
B. bị xử lý theo quy định của pháp luật.
C. công khai xin lỗi người bị hại.
D. chịu hình phạt tù theo quyết định tòa án.
- Câu 3 : Bạn H đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Bạn H đã vi phạm pháp luật
A. hình sự.
B. lao động.
C. hành chính.
D. dân sự.
- Câu 4 : Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình là
A. bình đẳng giữa ông bà và cháu.
B. bình đẳng giữa các anh, chị, em.
C. bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
D. bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
- Câu 5 : Bạn A là học sinh lớp 12 đủ 18 tuổi. Bạn rất vui khoe với bạn mình vì được đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong đợt bầu cử vừa qua.Trường hợp này bạn A đã
A. chấp hành tốt quy định của pháp luật.
B. biết tuân thủ pháp luật.
C. sử dụng quyền của mình.
D. có tinh thần trách nhiệm với công việc chung.
- Câu 6 : Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. Là vi phạm
A. dân sự.
B. hành chính.
C. kỉ luật.
D. quy tắc xã hội.
- Câu 7 : Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang, là nội dung của quyền bất khả xâm phạm về
A. thân thể của công dân.
B. sức khỏe của công dân.
C. chỗ ở của công dân.
D. danh dự của công dân.
- Câu 8 : Anh A và chị B vào làm việc tại công ty X cùng một thời điểm. Anh A được trả lương cao hơn chị B. Trong trường hợp này giám đốc công ty căn cứ vào tiêu chuẩn nào sau đây?
A. Nguồn gốc gia đình.
B. Giới tính.
C. Trình độ chuyên môn.
D. Dân tộc.
- Câu 9 : Trong các đặc trưng của pháp luật, đặc trưng nào dưới đây được xem là ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
C. Tính chủ quan, ý chí.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung
- Câu 10 : Khi yêu cầu vợ phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Tài sản chung.
B. Tài sản riêng.
C. Tình cảm.
D. Nhân thân.
- Câu 11 : Nam thanh niên từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức nào sau đây của thực hiện pháp luật?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
- Câu 12 : Các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước là thể hiện nội dung bình đẳng nào dưới đây?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Giáo dục.
- Câu 13 : Bạn T viết bài đăng báo Hoa học trò nói về nguyên nhân học sinh hay vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trường hợp này bạn T đã
A. áp dụng pháp luật
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
- Câu 14 : Bình đẳng trong kinh doanh là công dân được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp tùy theo
A. điều kiện và khả năng của mình.
B. đặc điểm của địa phương.
C. mong muốn của gia đình.
D. nhu cầu của xã hội.
- Câu 15 : Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.
B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.
C. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
D. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
- Câu 16 : Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi khi bị bắt ông A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Trách nhiệm hình sự.
B. Trách nhiệm dân sự.
C. Trách nhiệm kỷ luật.
D. Trách nhiệm hành chính.
- Câu 17 : Anh K và anh G cùng đến cơ quan chức năng của tỉnh M để kê khai thành lập doanh nghiệp nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên chưa được cấp phép. Được cán bộ cơ quan cấp phép H gợi ý, anh G đã "bồi dưỡng" cho H 20 triệu đồng nên được cấp phép ngay. Một cán bộ khác tên U cũng hứa giúp K nếu anh chi ra 20 triệu nhưng anh K không đồng ý. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh K và anh G .
B. Anh K, G, H và U.
C. Anh G và H.
D. Anh G, H và U.
- Câu 18 : Vì vợ bị vô sinh, Giám đốc X đã cặp kè với cô V để mong có con nối dõi tông đường. Khi biết mình có thai, cô V ép Giám đốc phải sa thải chị M trợ lí đương nhiệm và kí quyết định cho cô vào vị trí đó. Được M kể lại, vợ giám đốc ghen tuông đã buộc chồng đuổi việc cô V. Nể vợ, ông X đành chấp nhận. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Vợ chồng Giám đốc.
B. Giám đốc X và cô V.
C. Vợ chồng Giám đốc X và cô V.
D. Vợ chồng Giám đốc X và chị M.
- Câu 19 : Nghi ngờ con gái mình bị anh Q trấn lột tiền, anh T nhờ anh M thuê anh H theo dõi anh Q. Vô tình phát hiện cháu V con gái anh Q đi một mình trên đường, anh H đã đe dọa sẽ bắt giữ khiến cháu bé hoảng loạn rồi ngất xỉu. Bức xúc, chị K vợ anh Q đã thuê anh P cùng xông vào nhà đập phá đồ đạc và đánh gãy tay anh T và anh H. Hành vi của những ai xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Chị K và Anh T, anh M, anh Q, anh H.
B. Chị K và Anh H, anh P.
C. Anh T, anh H, anh P và chị K.
D. Anh H, anh T, và chị K
- Câu 20 : Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D – người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P (là người không biết chữ) theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã làm lơ chuyện này. Những ai dưới đây KHÔNG vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Chị N, cụ P và chị C.
B. Chị N và cụ P.
C. Chị N, ông K, cụ P và chị C.
D. Chị N, ông K và cụ P.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại