Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 Sở GD &...
- Câu 1 : Hình thức thực hiện pháp luật thể hiện qua việc các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là
A. áp dụng pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật
D. tuân thủ pháp luật.
- Câu 2 : Hình thức thực hiện pháp luật thể hiện qua việc các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là
A. thi hành pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
- Câu 3 : Lãnh đạo xã X họp với đại diện các hộ gia đình thôn Y, anh D lên tiếng phản đối mức kinh phí đóng góp xây dựng nhà văn hóa do ông A Chủ tịch xã đề xuất nhưng chị K là thư kí cuộc họp không ghi ý kiến của anh D vào biên bản. Bà M phát hiện và phê phán việc này, ông A đã ngắt lời, đuổi bà M ra khỏi cuộc họp. Sau đó, chị G là con gái bà M đã viết bài nói xấu ông A trên mạng xã hội. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?
A. Anh D, bà M và chị G.
B. Anh D và bà M.
C. Ông A, chị K, chị G.
D. Ông A và chị G.
- Câu 4 : Quy định tại Khoản 2, Điều 20, Hiến pháp 2013 "Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang" là để bảo vệ quyền
A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
B. được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân.
- Câu 5 : Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình là thể hiện quyền bình đẳng trong
A. hôn nhân.
B. kết hôn.
C. nhân thân.
D. cuộc sống.
- Câu 6 : Việc kí hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc giao kết nào dưới đây?
A. Thỏa thuận bằng miệng hoặc bằng văn bản.
B. Trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động.
C. Giữa người lao động và đại diện người lao động.
D. Thông qua phát biểu trong các cuộc họp của công ty.
- Câu 7 : Mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật được hiểu là công dân bình đẳng
A. trước pháp luật.
B. trước Nhà nước.
C. như nhau.
D. ngang nhau.
- Câu 8 : Sau khi lấy chị H, anh T bắt chị H phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc gia đình. Bà N, mẹ chồng chi H nói với anh T: Mọi việc chi tiêu, mua bán trong gia đình con đều toàn quyền quyết định vì vợ con chỉ ở nhà, không làm ra tiền. Ông Q là bố anh T biết chuyện nhưng không tỏ thái độ gì. Trong trường hợp này, ai đã vi pham quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh T, ông Q và bà N.
B. Ông Q và chị H.
C. Chị H, anh T và bà N.
D. Bà N và anh T.
- Câu 9 : Trong các hành vi sau đây, hành vi nào thuộc loại vi phạm hành chính?
A. Phóng nhanh vượt ẩu gây ra tai nạn làm chết người.
B. Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt số tiền lớn của nhà nước.
C. Học sinh nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học.
D. Buôn bán hàng hóa lấn chiếm lề đường, cản trở giao thông.
- Câu 10 : Sau thời gian nghỉ thai sản, chị B đến công ty làm việc thì nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Giám đốc công ty. Trong trường hợp này, Giám đốc công ty đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động nào dưới đây?
A. Tự do lựa chọn việc làm
B. Giao kết hợp đồng lao động.
C. Tự do sử dụng sức lao động.
D. Quyền của lao động nữ.
- Câu 11 : Sáng nay, chị B đã chủ động đến cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, chị B đã
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
- Câu 12 : Hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước là
A. pháp luật.
B. quy phạm pháp luật.
C. đạo đức
D. phong tục tập quán.
- Câu 13 : Cửa hàng bán đồ điện của ông T bị yêu cầu ngừng hoạt động kinh doanh vì lí do chưa nộp thuế theo quy định. Trong trường hợp này ông T đã không thực hiện tốt nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Kinh doanh ngành pháp luật cấm
B. Nộp thuế trong kinh doanh.
C. Gây mất trật tự an toàn xã hội.
D. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Câu 14 : Hình thức thực hiện pháp luật thể hiện qua việc các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
- Câu 15 : Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước là nội dung của quyền bình đẳng trong
A. sản xuất.
B. lao động.
C. quan hệ về giới.
D. quan hệ nam nữ.
- Câu 16 : B 14 tuổi đi xe máy vào đường ngược chiều và bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Trong trường hợp này, Cảnh sát giao thông cần xử lí vi phạm của B như thế nào?
A. Nhắc nhở, giáo dục B sau đó gởi thông báo về trường.
B. Ra quyết định xử phạt hành chính với hình thức phạt tiền.
C. Ra quyết định xử phạt hành chính với hình thức phạt cảnh cáo.
D. Vừa ra quyết định xử phạt cảnh cáo vừa phạt tiền.
- Câu 17 : Do nghi ngờ chị A bịa đặt nói xấu mình nên chị M cùng em gái là N đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị A lên mạng xã hội làm cho uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị A tức giận đã xông vào nhà chị M mắng chửi và bị chồng chị M đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Vợ chồng chị M và chị N.
B. Vợ chồng chị A và chị N.
C. Vợ chồng chị M, N và chồng chị A.
D. Vợ chồng chị M và chồng chị A.
- Câu 18 : Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua
A. thỏa thuận hai bên.
B. đàm phán hai bên.
C. hợp đồng lao động.
D. thỏa ước lao động.
- Câu 19 : Anh H đã lấy xe máy SH của vợ đi cầm đồ để lấy tiền cá độ bóng đá trong khi vợ anh H không biết. Trường hợp này, anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. nhân thân.
B. tài sản.
C. kinh tế
D. tiền bạc.
- Câu 20 : Thấy chị K thường xuyên đi muộn nhưng cuối năm vẫn được khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị L nghi ngờ chị K có quan hệ tình cảm với giám đốc F nên đã báo cho vợ giám đốc biết. Do ghen tuông, vợ giám đốc yêu cầu trưởng phòng V theo dõi và làm khó trong công việc đối với chị K và bắt chồng đuổi việc chị. Nể vợ, giám đốc F đã ngay lập tức sa thải chị K. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Vợ chồng giám đốc F và trưởng phòng V.
B. Giám đốc F, trưởng phòng V và chị K.
C. Giám đốc F và chị K, trưởng phòng V và L.
D. Vợ chồng giám đốc F, trưởng phòng V và L.
- Câu 21 : Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung khái niệm
A. triển khai pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. thực hiện pháp luật
D. thi hành pháp luật.
- Câu 22 : Trong trường hợp cần thiết phải bắt người khẩn cấp, người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay bằng văn bản cho cơ quan nào để xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp?
A. Viện Kiểm sát cùng cấp.
B. Tòa án cùng cấp.
C. Cơ quan công an cấp trên.
D. Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Câu 23 : Đặc trưng nào của pháp luật làm cho quy phạm pháp luật khác với quy phạm đạo đức?
A. Tính nhân văn, cao cả.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- Câu 24 : Mặc dù bị bạn xấu dụ dỗ, lôi kéo nhiều lần nhưng học sinh N vẫn cương quyết không tham gia cổ vũ đua xe. Học sinh N đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
- Câu 25 : Trường hợp nào sau đây là biểu hiện sự bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?
A. Vợ đứng tên một mình trong sổ gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.
B. Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
C. Vợ, chồng cùng đứng tên hợp đồng vay vốn ngân hàng.
D. Vợ, chồng cùng đứng tên sở hữu ngôi nhà đang ở.
- Câu 26 : Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản nào dưới đây?
A. Là hành vi trái luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. Là hành vi trái luật, có lỗi, do người có năng lực chịu trách nhiệm thực hiện.
C. Là hành vi sai trái, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
D. Là hành vi trái đạo đức, có lỗi, do người có năng lực chịu trách nhiệm thực hiện.
- Câu 27 : Nhà quá nghèo, mẹ đang bị bệnh nặng, A đã lấy trộm tiền của một nhà cùng xóm để đưa mẹ đi chữa bệnh. Trong trường hợp này, hành động của A
A. vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức.
B. chỉ vi phạm pháp luật, không vi phạm đạo đức.
C. không vi phạm pháp luật vì hành vi có hiếu.
D. là vi phạm pháp luật nhưng có thể tha thứ.
- Câu 28 : Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật được hiểu là công dân luôn bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ.
B. vi phạm pháp luật.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. nghĩa vụ pháp lí.
- Câu 29 : Tất cả mọi người khi tham gia giao thông đều chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu là đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính bắt buộc chung.
- Câu 30 : Hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành là
A. đạo đức.
B. chính sách.
C. pháp luật.
D. điều lệ.
- Câu 31 : Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Tuân thử pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
- Câu 32 : Phát hiện anh B lấy trộm xe máy, anh T đã bắt trói rồi giải anh B đi khắp làng để cho mọi người cùng biết. Nhằm gây sức ép để anh mình được thả, anh E là em trai của anh B đe dọa đốt nhà anh T. Anh P là sinh viên đã ghi hình toàn bộ sự việc rồi đưa lên mạng xã hội khiến gia đình anh B rất xấu hổ. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Anh T và anh P.
B. Anh T và anh E.
C. Anh T, anh B và anh E.
D. Anh T, anh P và anh B.
- Câu 33 : Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau thể hiện bình đẳng giữa các
A. công dân.
B. dân tộc.
C. tôn giáo.
D. giai cấp.
- Câu 34 : Hành vi nào sau đây không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân?
A. Xúc phạm người khác để hạ uy tín.
B. Phản bác ý kiến của người khác.
C. Đặt điều, nói xấu người khác.
D. Chửi bới, lăng mạ người khác.
- Câu 35 : Theo quy định của pháp luật, nguyên tắc nào dưới đây không áp dụng khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động?
A. Tự nguyện.
B. Bình đẳng.
C. Tự do.
D. Ủy quyền.
- Câu 36 : Do thực trạng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, Nhà nước đã quy định xử phạt hành chính đối với những người không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện. Điều này thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Giai cấp.
B. Chính trị.
C. Xã hội.
D. Kinh tế.
- Câu 37 : Việc Tòa án xét xử những vụ án kinh tế ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ quan trọng như thế nào trong bộ máy nhà nước là thể hiện công dân bình đẳng về nội dung nào sau đây?
A. Trách nhiệm pháp lí.
B. Trách nhiệm công dân.
C. Trách nhiệm kinh tế.
D. Quyền và nghĩa vụ.
- Câu 38 : Văn bản có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là
A. Hiến pháp.
B. các Luật.
C. Thông tư, Nghị định.
D. Hiến pháp và các luật.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại