Trắc nghiệm Vật Lí 10: Cơ sở của nhiệt học và động...
- Câu 1 : Chọn phát biểu đúng?
A. Nội năng của 1 hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt cấu tạo nên hệ.
B. Nhiệt lượng truyền cho hệ chỉ làm tăng tổng động năng của chuyển động nhiệt của các hạt cấu tạo nên hệ.
C. Công tác động lên hệ có thê làm thay đổi cả tổng động năng chuyến động nhiệt của các hạt cấu tạo nên hệ và thế năng tương tác giữa chúng.
D. Nói chung, nhiệt năng là hàm nhiệt độ và thể tích, vậy trong mọi trường hợp nếu thể tích của hệ đã thay đổi thì nội năng của hệ phải thay đổi.
- Câu 2 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nhiệt lượng?
A. Một vật lúc nào cũng có nội năng do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng
B. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng
C. Nhiệt lượng không phải là nội năng
D. Nhiệt lượng là phần nội năng vật tăng thêm khi nhận được nội năng từ vật khác
- Câu 3 : Nhiệt độ của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi từ cùng 1 độ cao xuống đất 4 vật có cùng khối lượng sau:
A. Vật bằng chì, có dung nhiệt riêng là 120J/kg.K
B. Vật bằng đồng, có nhiệt dung riêng là 380J/kg.K
C. Vật bằng gang, có nhiệt dung riêng là 550J/kg.K
D. Vật bằng nhôm, có nhiệt dung riêng là 880J/kg.K
- Câu 4 : Phát biếu nào là không đúng khi nói về nội năng?
A. Nội năng là 1 dạng của năng lượng nên có thể chuyến hóa thành các dạng năng lượng khác
B. Nội năng của 1 vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật
C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật
D. Nội năng của vật có thể tăng lên hoặc giảm xuống
- Câu 5 : Nội năng của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi từ cùng 1 độ cao xuống đất 4 vật cùng thể tích:
A. Vật bằng sắt
B. Vật bằng thiếc
C. Vật bằng nhôm
D. Vật bằng niken
- Câu 6 : Các câu sau đây, câu nào đúng?
A. Nhiệt lượng là 1 dạng năng lượng có đơn vị là Jun
B. Một vật có nhiệt độ càng cao thì càng chứa nhiều nhiệt lượng
C. Trong quá trình chuyền nhiệt và thực hiện công nội năng của vật được bảo toàn
D. Trong sự truyền nhiệt không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác
- Câu 7 : Người ta thả miếng đồng có khối lượng 2kg vào 1 lít nước. Miếng đồng nguội đi từ 80°C đến 10°C. Hỏi nước đã nhận được một nhiệt lượng bao nhiêu từ đồng và nóng lên thêm bao nhiêu độ? Lấy CCu = 380 J/kg.K, CH2O = 4200 J/kg.K.
A. 6,333°C
B. 6,333K
C. 9,4K
D. 9,4K
- Câu 8 : Một ấm đun nước bằng nhôm có có khối lượng 400g, chứa 3 lít nước được đun trên bếp. Khi nhận được nhiệt lượng 740KJ thì ấm đạt đến nhiệt độ 80°C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của ấm, biết CAl = 880 J/kg.K, CH2O = 4190 J/kg.K.
A. 8,15°C
B. 8,15 K
C. 22,70 C
D. 22,7 K
- Câu 9 : Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,5kg được đun nóng tới 100°C vào một cốc nước ở 20°C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 35°C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau, CAl = 880 J/kg.K, CH2O = 4200J/kg.K.
A. 4,54 kg
B. 5,63kg
C. 0,563kg
D. 0,454 kg
- Câu 10 : Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng?
A. Nhiệt có thể tự truyền giữa 2 vật có cùng nhiệt độ
B. Nhiệt vẫn có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn
C. Nhiệt không thể tự truyền tò vật lạnh hơn sang vật nóng hơn
D. Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn
- Câu 11 : Nhiệt độ của vật không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Khối lượng của vật
B. Vận tốc của các phân từ cấu tạo nên vật
C. Khối lượng của từng phân tử cấu tạo nên vật
D. Cả 3 yếu tố trên
- Câu 12 : Câu nào sau đây nói về nội năng là đúng?
A. Nội năng là nhiệt lượng
B. Nội năng là 1 dạng năng lượng
C. Nội năng của A lớn hon nội năng của B thì nhiệt độ của A cũng lớn hơn nhiệt độ của B
D. Nội năng của vật chỉ thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công
- Câu 13 : Ta có ΔU = Q + A, Với ΔU là độ tăng nội năng, Q là nhiệt lượng vật nhận được, A là công vật nhận được. Hỏi khi vật thực hiện 1 quá trình đẳng áp thì điều nào sau đây là không đúng?
A. Q phải bằng 0
B. A phải bằng 0
C. ΔU phải bằng 0
D. Cả Q, Avà ΔU đều phải khác 0
- Câu 14 : Biểu thức nào sau đây diễn tả quá trình nung nóng khí trong bình kín?
A. ΔU = Q
B. ΔU = A
C. ΔU = A + Q
D. ΔU = 0
- Câu 15 : Khí bị nung nóng đã tăng thể tích 0,02 m3 và nội năng biến thiên là 1280J. Nhiệt lượng đã truyền cho khí là bao nhiêu? Biết quá trình đẳng áp ớ áp suất 2.105 Pa.
A. 4000J
B. 5280J
C. 2720J
D. 4630J
- Câu 16 : Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích:
A. ΔU = Q với Q < 0
B. ΔU = Q với Q > 0
C. ΔU = A với A < 0
D. ΔU = A với A > 0
- Câu 17 : Khí thực hiện công trong quá trình nào sau đây?
A. Nhiệt lượng mà khí nhận được lớn hơn độ tăng nội năng của khí
B. Nhiệt lượng mà khí nhận được nhỏ hơn độ tăng nội năng của khí
C. Nhiệt lượng mà khí nhận được bằng độ tăng nội năng của khí
D. Nhiệt lượng mà khí nhận được có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhưng không thế bằng độ tăng nội năng của khí
- Câu 18 : Khi cung cấp nhiệt lượng 1J cho khí trong xilanh đặt nằm ngang, khí nở ra đầy pitong di chuyển 2cm. Cho hệ ma sát giữa pitong và xilanh là 20N. Độ biến thiên nội năng của khí là?
A. 0,4J
B. −0,4
C. 0,6
D. −0,6J
- Câu 19 : Một mol khí lí tưởng ở 300K được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ 350K, nhiệt lượng đã cung cấp cho quá trình này là 1000J. Sau đó khi được làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ ban đầu và cuối cùng nén đẳng nhiệt để đưa về trạng thái đầu. Công khí thực hiện trong quá trình đẳng áp là?
A. 415,5J
B. 41,55J
C. 249,3J
D. 290J
- Câu 20 : Một mol khí lí tưởng ở 300K được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ 350K, nhiệt lượng đã cung cấp cho quá trình này là 1000J. Sau đó khi được làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ ban đầu và cuối cùng nén đẳng nhiệt để đưa về trạng thái đầu. Độ biến thiên nội năng trong quá trình đẳng áp?
A. −584,5J
B. 1415,5J
C. 584,5J
D. 58,45J
- Câu 21 : Một mol khí lí tưởng ở 300K được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ 350K, nhiệt lượng đã cung cấp cho quá trình này là 1000J. Sau đó khi được làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ ban đầu và cuối cùng nén đẳng nhiệt để đưa về trạng thái đầu. Độ biến thiên nội năng trong quá trình đẳng tích là?
A. −584,5J
B. −58,451
C. 584,5J
D. 58,45J
- Câu 22 : Một mol khí lí tưởng ở 300K được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ 350K, nhiệt lượng đã cung cấp cho quá trình này là 1000J. Sau đó khi được làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ ban đầu và cuối cùng nén đẳng nhiệt để đưa về trạng thái đầu. Qúa trình đẳng tích nhận hay tỏa ra 1 nhiệt lượng bao nhiêu?
A. Tỏa ra 584,5J
B. Tỏa ra 58,45J
C. Nhận vào 584,5J
D. Nhận vào 58,45J
- Câu 23 : Không khí nén đẳng áp từ 251ít đến 17 lít. Áp suất ban đầu là 8,5,105 N/m2. Tính công trong quá trình này.
A. 6,8J
B. 68J
C. 6800J
D. 68.105J
- Câu 24 : Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén khí đẳng nhiệt?
A. 0 = Q + A với A > 0
B. Q + A = 0 với A < 0
C. ΔU = Q + A với ΔU > 0; Q < 0; A > 0
D. ΔU = A + Q với A > 0; Q < 0
- Câu 25 : Động cơ nhiệt lí tưởng làm việc giữa 2 nguồn nhiệt 27°C và 127°C. Nhiệt lượng nhận được của ngùôn nóng trong 1 chu trình là 2400J. Hiệu suất của động cơ nhiệt này là?
A. 25%
B. 28%
C. 35%
D. 40%.
- Câu 26 : Động cơ nhiệt lí tưởng làm việc giữa 2 nguồn nhiệt 27°C và 127°C. Nhiệt lượng nhận được của nguồn nóng trong 1 chu trình là 2400J. Công thực hiện trong 1 chu trình là?
A. 792J
B. 600J
C. 396J
D. 317,5J
- Câu 27 : Động cơ nhiệt lí tưởng làm việc giữa 2 nguồn nhiệt 27°C và 127°C. Nhiệt lượng nhận được của ngùôn nóng trong 1 chu trình là 2400J. Nhiệt lượng động cơ truyền cho nguồn lạnh trong 1 chu trình là?
A. 1800J
B. 792J
C. 600J
D. 396J
- Câu 28 : Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh đẳng tích?
A. ΔU = Q với Q > 0
B. ΔU = A với A < 0
C. ΔU = A với A <0
D. ΔU = Q với Q<0
- Câu 29 : Hệ thức ΔU = Q là hệ thức của nguyên lí I NĐLN
A. Áp dụng cho quá trình đẳng nhiệt
B. Áp dụng cho quá trình đẳng áp
C. Áp dụng cho quá trình đẳng tích
D. Áp dụng cho cả 3 quá trình trên
- Câu 30 : Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén khí đẳng nhiệt
A. Q + A = 0 với A < 0
B. ΔU = Q + A với ΔU > 0; Q < 0; A > 0
C. Q + A = 0 Với A > 0
D. ΔU = A + Q Với A > 0; Q < 0
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do