Câu hỏi lý thuyết về Sản xuất điện năng cực hay có...
- Câu 1 : Ở nhà máy nhiệt điện
A. cơ năng biến thành điện năng.
B. nhiệt năng biến thành điện năng
C. quang năng biến thành điện năng
D. hóa năng biến thành điện năng
- Câu 2 : Bộ phận trong nhà máy thủy điện có nhiệm vụ biến đổi năng lượng của nước thành điện năng là:
A. lò đốt than
B. nồi hơi
C. máy phát điện
D. tua bin
- Câu 3 : Trong nhà máy nhiệt điện tác nhân trực tiếp làm quay tua bin là
A. nhiên liệu
B. nước
C. hơi nước
D. quạt gió
- Câu 4 : Trong trường hợp nào dưới đây, điện năng được tạo ra không phải do biến đổi trực tiếp từ cơ năng?
A. Ở nhà máy nhiệt điện
B. Ở nhà máy thủy điện
C. Ở nhà máy điện hạt nhân
D. Ở pin Mặt Trời
- Câu 5 : Trong điều kiện nào sau đây, nhà máy thủy điện cho công suất phát điện lớn hơn?
A. Mùa khô, nước trong hồ chứa ít.
B. Mùa mưa hồ chứa đầy nước.
C. Độ cao mực nước của hồ chứa tính từ tua bin thấp.
D. Lượng nước chảy trong ống dẫn nhỏ.
- Câu 6 : Ưu điểm nổi bật của nhà máy thủy điện là
A. tránh được ô nhiễm môi trường.
B. việc xây dựng nhà máy là đơn giản.
C. tiền đầu tư không lớn.
D. có thể hoạt động tốt trong cả mùa mưa và mùa nắng.
- Câu 7 : Hiệu suất pin mặt trời là 10%. Điều này có nghĩa: Nếu pin nhận được
A. điện năng là 100J thì sẽ tạo ra quang năng là 10J.
B. năng lượng mặt trời là 100J thì sẽ tạo ra điện năng là 10J.
C. điện năng là 10J thì sẽ tạo ra quang năng là 100J.
D. năng lượng mặt trời là 10J thì sẽ tạo ra điện năng là 100J.
- Câu 8 : Nói hiệu suất động cơ điện là 97%. Điều này có nghĩa là 97% điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành
A. cơ năng
B. nhiệt năng
C. cơ năng và nhiệt năng
D. cơ năng và năng lượng khác
- Câu 9 : Điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của điện gió?
A. Không gây ô nhiễm môi trường
B. Không tốn nhiên liệu
C. Thiết bị gọn nhẹ
D. Có công suất rất lớn
- Câu 10 : Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân là:
A. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Điện năng.
B. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Nhiệt năng – Điện năng.
C. Năng lượng hạt nhân – Thế năng – Điện năng.
D. Năng lượng hạt nhân – Nhiệt năng - Cơ năng – Điện năng
- Câu 11 : Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện gió là:
A. Năng lượng gió – Cơ năng – Điện năng.
B. Năng lượng gió – Nhiệt năng – Cơ năng – Điện năng.
C. Năng lượng gió – Hóa năng- Cơ năng – Điện năng.
D. Năng lượng gió – Quang năng – Điện năng.
- Câu 12 : Nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là
A. nhà máy phát điện gió
B. pin mặt trời.
C. nhà máy thuỷ điện
D. nhà máy nhiệt điện
- Câu 13 : Trong các nhà máy phát điện, nhà máy phát điện nào có công suất phát điện không ổn định nhất?
A. Nhà máy nhiệt điện đốt than.
B. Nhà máy điện gió.
C. Nhà máy điện nguyên tử.
D. Nhà máy thủy điện.
- Câu 14 : Trong nhà máy thủy điện thì chủ yếu có sự chuyển hóa dạng năng lượng nào dưới đây?
A. Cơ năng thành điện năng.
B. Điện năng thành hóa năng.
C. Nhiệt năng thành điện năng.
D. Điện năng thành cơ năng.
- Câu 15 : Trong các cách sản xuất điện năng sau đây, cách nào không sử dụng máy phát điện xoay chiều?
A. Điện Mặt Trời.
B. Nhiệt điện.
C. Thủy điện.
D. Điện gió.
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn