Hai loại điện tích và sự nhiễm điện do cọ xát
- Câu 1 : Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa (hình 18.1). Câu kết luận nào sau đây là đúng?
A Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại.
B Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện.
C Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện
D Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại
- Câu 2 : Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì câu phát biểu nào dưới đây là đúng?
A Vật a và c có điện tích trái dấu
B Vật b và d có điện tích cùng dấu
C Vật a và c có điện tích cùng dấu
D Vật a và d có điện tích trái dấu
- Câu 3 : Nếu một vật nhiễm điện dương thì vật đó có khả năng nào dưới đây?
A Hút cực Nam của kim nam châm
B Đẩy thanh thủy tinh đã được cọ xát vào lụa
C Hút cực Bắc của kim nam châm
D Đẩy thanh nhựa màu sẫm đã được cọ xát vào vải khô.
- Câu 4 : Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?
A Một ông bằng gỗ
B Một ống bằng thép
C Một ống bằng giấy
D Một ống bằng nhựa
- Câu 5 : Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, xờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân:
A Bộ phận điện của xe bị hư hỏng
B Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện
C Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động
D Do ngoài trời sắp có cơn dông
- Câu 6 : Sau một thời gian dài hoạt động cánh quạt dính nhiều bụi vì?
A Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi
B Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi
C Một số chất nhờn trên trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi
D Bụi có chất keo nên bám chặt vào cánh quạt
- Câu 7 : Trong hình vẽ nào sau đây, các quả cầu đã bị nhiễm điện
A 1 và 2
B 2 và 3
C 3 và 1
D 1,2,3
- Câu 8 : Vật được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm :
A Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm, các điện tích dương chuyển động quanh hạt nhân
B Hạt nhân không mang điện tích, các hạt điện tích dương và âm quay chung quanh hạt nhân
C Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân
D Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích dương quay xung quanh hạt nhân
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi