Đề thi HK1 môn Hóa 11 năm 2020 Trường THPT Quang T...
- Câu 1 : Dãy chỉ chứa các chất điện li mạnh là dãy nào dưới đây?
A. NaNO3, HClO3, NaHSO4, Na2S, NH4Cl.
B. NaNO3, Ba(HCO3)2, HF, AgCl, NH4Cl.
C. NaNO3, HClO3, H2S, Mg3(PO4)2, NH4Cl.
D. NaNO3, HClO3, Na2S, NH4Cl, NH3.
- Câu 2 : Tính số chất có đồng phân hình học của các chất sau: CH2=CH−CH=CH2; CH3−CH2−CH=C(CH3)2; CH3−CH=CH−CH=CH2; CH3−CH=CH2; CH3−CH=CH−COOH.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
- Câu 3 : Số liên kết σ (xich ma) có trong mỗi phân tử: CH≡CH; CH2=CH2; CH2=CH-CH=CH2 lần lượt là bao nhiêu?
A. 3; 5; 9.
B. 4; 3; 6.
C. 5; 3; 9.
D. 4; 2; 6.
- Câu 4 : Có bao nhiêu công thức cấu tạo ứng với CTPT C3H8O ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 5 : Chất hữu cơ A chứa 7,86% H ; 15,73% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225 gam A thu được CO2, hơi nước và khí nitơ, trong đó thể tích khí CO2 là 1,68 lít (đktc). Hãy tìm CTPT của A là (biết MA < 100)?
A. C6H14O2N.
B. C3H7O2N.
C. C3H7ON.
D. C3H7ON2.
- Câu 6 : Trong PUHH nào sau đây silic đóng vai trò là chất oxi hóa?
A. Si + 2F2 → SiF4
B. Si + O2 → SiO2
C. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2
D. 2Mg + Si → Mg2Si
- Câu 7 : Đá khô hay còn gọi là nước đá khô, đá khói, băng khô hay băng khói. Đá khô thường được dùng để bảo quản thực phẩm dễ hỏng, bảo quản chế phẩm sinh học, hoặc dùng làm sương mù trong các hiệu ứng đặc biệt... Vậy đá khô là dạng rắn của chất nào sau đây?
A. O2
B. H2O
C. N2
D. CO2
- Câu 8 : Xét các muối cacbonat, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Tất cả các muối cacbonat đều tan tốt trong nước
B. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit
C. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân, trừ muối cacbonat của kim loại kiềm
D. Tất cả các muối cacbonat đều không tan trong nước
- Câu 9 : Kim cương, fuleren và than chì là các dạng:
A. đồng hình của cacbon.
B. đồng vị của cacbon.
C. thù hình của cacbon.
D. đồng phân của cacbon.
- Câu 10 : Cho 200 ml dung dịch H3PO4 0,3M vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,16M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối có phân tử khối bé hơn là bao nhiêu?
A. 12,02 gam
B. 8,02 gam
C. 8,7 gam
D. 9,6 gam
- Câu 11 : Từ quặng photphorit, có thể điều chế axit photphoric theo sơ đồ sau :\(Quặng -photphorit\xrightarrow{{{t}^{0}},Si{{O}_{2}},C}P\xrightarrow{{{t}^{0}}}{{P}_{2}}{{O}_{5}}\to {{H}_{3}}P{{O}_{4}}\)
A. 0,49 tấn
B. 0,775 tấn
C. 1,18 tấn
D. 1,6 tấn
- Câu 12 : Hòa tan 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 24,5%. Nồng độ % của H3PO4 trong dung dịch thu được là bao nhiêu?
A. 31,5%
B. 30,9%
C. 45,6%
D. 49,61%
- Câu 13 : Khi cho kim loại Fe phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trường là gì?
A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.
B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn
C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm.
D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm xút.
- Câu 14 : Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra “khói trắng”. Chất này có CTPT là gì?
A. HCl
B. N2
C. NH3+Cl-
D. NH4Cl
- Câu 15 : Phản ứng mà NH3 không đóng vai trò chất khử?
A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
C. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4
D. NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O
- Câu 16 : Ở điều kiện thường, nitơ phản ứng được với chất nào bên dưới đây?
A. Mg
B. K
C. Li
D. F2
- Câu 17 : Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi nào?
A. các chất phản ứng phải là chất điện li mạnh.
B. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
C. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
D. phản ứng phải là thuận nghịch.
- Câu 18 : Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol/l, dung dịch nào dẫn điện kém nhất ?
A. HCl.
B. HF.
C. HI.
D. HBr.
- Câu 19 : Một chất hữu cơ A có 51,3% C ; 9,4% H ; 12% N ; 27,3% O. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 4,034. CTPT của A là gì?
A. C5H11O2N.
B. C10H22O4N2.
C. C6H13O2N.
D. C5H9O2N.
- Câu 20 : Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là gì?
A. C2H5NH2.
B. C3H7NH2.
C. CH3NH2.
D. C4H9NH2.
- Câu 21 : Cho các phản ứng hoá học sau:(1) (NH4)2SO4 + BaCl2
A. (1), (2), (3), (6).
B. (1), (3), (5), (6).
C. (2), (3), (4), (6).
D. (3), (4), (5), (6).
- Câu 22 : Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl– và y mol SO42–. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là bao nhiêu?
A. 0,01 và 0,03.
B. 0,02 và 0,05.
C. 0,05 và 0,01.
D. 0,03 và 0,02.
- Câu 23 : Sau quá trình tổng hợp NH3 từ H2 và N2, áp suất trong bình giảm đi 10% so với áp suất lúc đầu. Biết nhiệt độ của phản ứng giữ không đổi trước và sau phản ứng. Phần trăm theo thể tích của N2, H2, NH3 trong hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lần lượt là bao nhiêu?
A. 25% ; 25% ; 50%.
B. 30% ; 25% ; 45%.
C. 22,22% ; 66,67% ; 11,11%.
D. 20% ; 40% ; 40%.
- Câu 24 : Phương trình phản ứng nhiệt phân nào sau đây sai?
A. (NH4)2CO3 → 2NH3 + CO2 + H2O.
B. NH4NO3 → NH3 + HNO3.
C. NH4NO2 → N2 + 2H2O.
D. NH4Cl → NH3 + HCl
- Câu 25 : Cho các dung dịch sau: NH4Cl, Na2SO4, Ba(HCO3)2. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch đó?
A. Dung dịch NaCl.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch phenolphtalein
D. Dung dịch Ba(OH)2.
- Câu 26 : Cho 5,6 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,18 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?
A. 18 gam
B. 11 gam
C. 14 gam
D. 16 gam
- Câu 27 : Cho sơ đồ sau:Si \(\xrightarrow[?]{(1)}\) SiO2 \(\xrightarrow[?]{(2)}\) Na2SiO3 \(\xrightarrow[?]{(3)}\) H2SiO3.
A. O2; Na2O; HCl.
B. O2; Na2O; H2O.
C. O2; NaOH; HCl.
D. O2; NaOH; H2.
- Câu 28 : Từ 10 m3 hỗn hợp N2 và H2 lấy theo tỉ lệ 1:3 về thể tích, biết hiệu suất phản ứng tổng hợp thực tế là 95%. Có thể sản xuất được lượng amoniac là bao nhiêu?
A. 5 m3
B. 4,25 m3
C. 4,75 m3
D. 7,5 m3
- Câu 29 : Trộn 250 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH aM thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Hãy tính a?
A. 0,13M.
B. 0,12M.
C. 0,14M.
D. 0.10M.
- Câu 30 : Dẫn 2,24 lít NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32 gam CuO nung nóng thu được chất rắn A và khí B. Ngâm chất rắn A trong dung dịch HCl 2M dư. Tính thể tích dung dịch axit đã tham gia phản ứng ? Coi hiệu suất quá trình phản ứng là 100%.
A. 0,25 lít
B. 0,35 lít
C. 0,45 lít
D. 0,5 lít
- Câu 31 : Cho m gam bột Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư, ta được hỗn hợp gồm hai khí NO2 và NO có VX = 8,96 lít (đktc) và tỉ khối đối với O2 bằng 1,3125. Thành phần phần trăm theo thể tích của NO, NO2 và khối lượng m của Fe đã dùng là bao nhiêu?
A. 25% và 75% ; 1,12 gam.
B. 25% và 75% ; 11,2 gam.
C. 35% và 65% ; 11,2 gam.
D. 45% và 55% ; 1,12 gam.
- Câu 32 : Hợp chất X có CTĐGN là C4H9ClO. CTPT nào sau đây ứng với X ?
A. C4H9ClO.
B. C8H18Cl2O2.
C. C12H27Cl3O3.
D. Không xác định được.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ