Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT T...
- Câu 1 : Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử cũng chính là bảo đảm điều gì?
A. Bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
C. Bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.
D. Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.
- Câu 2 : Vi phạm hình sự là gì?
A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.
B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.
D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
- Câu 3 : Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng gì?
A. Giáo dục
B. Đạo đức
C. Pháp luật
D. Kế hoạch
- Câu 4 : Người nào sau đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí khi vi phạm pháp luật?
A. Người bị bệnh tâm thần.
B. Người bị ép buộc.
C. Người say rượu.
D. Người bị dụ dỗ, mua chuộc.
- Câu 5 : Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở đâu?
A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
- Câu 6 : Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm những gì?
A. Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
- Câu 7 : Khẳng định nào là đúng trong bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ cần quyết định nghề nghiệp trong tương lai của con.
B. Cha mẹ nên đầu tư nhiều hơn cho con trai trong học tập.
C. Cha mẹ phải cho con theo tôn giáo của mình.
D. Cha mẹ giúp con xây dựng ý thức học tập theo tính tự giác.
- Câu 8 : “Góp phần vào việc nâng cao dân trí, làm cho đất nước trở thành một nước phát triển, văn minh” là nội dung nào sau đây?
A. Thực hiện đồng bộ trong giáo dục
B. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo, phát triển
C. Thực hiện công bằng trong giáo dục
D. Trách nhiệm của công dân về quyền học tập, sáng tạo, phát triển
- Câu 9 : Hoàn thành nội dung sau bằng cách chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống: Không có pháp luật thì XH sẽ không .......
A. Dân chủ và hạnh phúc.
B. Trật tự và ổn định.
C. Hòa bình và dân chủ.
D. Sức mạnh và quyền lực.
- Câu 10 : Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến gì?
A. Quy tắc quản lí của nhà nước
B. Quy tắc kỉ luật lao động
C. Quy tắc quản lí XH
D. Nguyên tắc quản lí hành chính
- Câu 11 : Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường nào?
A. tự đề cử
B. tự bầu cử
C. được giới thiệu ứng cử
D. được đề cử
- Câu 12 : Pháp luật có đặc điểm gì?
A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Vì sự phát triển của xã hội.
C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
- Câu 13 : Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu như thế nào?
A. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng
B. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ
C. Các dân tộc được nhà nước tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điều kiện phát triển
D. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ
- Câu 14 : Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi gì?
A. Dân tộc, giới tính, tôn giáo.
B. Thu nhập, tuổi tác địa vị.
C. Dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.
D. Dân tộc, độ tuổi, giới tính.
- Câu 15 : Thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì gì?
A. Hôn nhân.
B. Hòa giải.
C. Li hôn.
D. Li thân.
- Câu 16 : Trong lúc A đang bận việc riêng thì có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của A ra xem tin nhắn, hành vi này xâm phạm quyền gì của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền nhân thân của công dân.
C. Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
- Câu 17 : Ông T lừa chị H bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng, nhưng đến ngày hẹn ông T đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H đã làm đơn kiện ông T ra tòa. Việc chị H kiện ông T ra tòa thuộc hình thức nào sau đây của thực hiện pháp luật?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 18 : Chọn ý đúng nhất hoàn thành câu sau: Học tập là công việc …….đối với mỗi con người, mỗi gia đình và đối với toàn xã hội.
A. Vô cùng quan trọng và rất cần thiết.
B. Không quan trọng.
C. Không ích lợi.
D. Quan trọng.
- Câu 19 : Bà A có cửa hàng ăn uống, thường xuyên kê bàn ghế lấn chiếm hè phố, chiếm mất lối đi dành cho người đi bộ.Cảnh sát phường đã lập biên bản xử phạt bà A.Vậy bà A đẫ phải chịu trách nhiệm nào dưới đây về hành vi vi phạm của mình?
A. Trách nhiệm dân sự
B. Trách nhiệm kỉ luật
C. Trách nhiệm hành chính
D. Trách nhiệm hình sự
- Câu 20 : Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là gì?
A. Nhằm ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.
B. Nhằm bảo vệ sức khỏe và danh dự cho công dân.
C. Nhằm ngăn chặn hành vi bạo lực giữa công dân với nhau.
D. Nhằm bảo vệ tính mạng và sức khỏe của công dân.
- Câu 21 : Hiến pháp nước ta quy định người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân có độ tuổi là bao nhiêu?
A. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.
B. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.
C. Nam đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.
D. Đủ 20 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và bầu cử.
- Câu 22 : Bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hang nội, ngoại.
B. Quan hệ gia đình và quan hệ XH.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.
- Câu 23 : Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm theo quy định pháp luật là nội dung nào sau đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 24 : Công dân có quyền học thường xuyên, học suốc đời được biểu hiện nội dung nào sau đây?
A. Công dân có quyền phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật.
B. Công dân có thể học ở nhiều loại trường lớp khác nhau, quốc lập hoặc dân lập.
C. Công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội.
D. Công dân có quyền học những ngành nghề phù hợp với khả năng, sở thích, điều kiện của mình.
- Câu 25 : Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lý – chính trị quan trọng nhằm mục đích gì?
A. Thực hiện cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
B. Nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp.
C. Đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri.
D. Hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
- Câu 26 : Anh H (đủ 16 tuổi) đi xe máy ngược đường một chiều, đã va chạm vào xe anh B và hậu quả là cả 2 đều bị thương nhẹ phải nằm viện, xe của anh B bị hỏng. Theo em, trường hợp này H bị xử lý như thế nào?
A. Không thể xử lý do H mới 16 tuổi.
B. H không bị xử lí do cả hai đều bị thương, phải nằm viện.
C. H phải chịu trách nhiệm hành chính và bồi thường thiệt hại cho anh B.
D. H phải chịu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại cho anh B.
- Câu 27 : Chọn ý đúng nhất hoàn thành câu sau: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải .......
A. chịu trách nhiệm hình sự.
B. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
C. bị truy tố và xét xử trước tòa án.
D. bị khiển trách, cảnh cáo..
- Câu 28 : Vợ, chồng giữ gìn danh dự nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ tài sản.
C. Quan hệ hợp tác.
D. Quan hệ tinh thần.
- Câu 29 : Chọn ý đúng nhất hoàn thành câu sau: Học tập mới có tri thức để làm chủ cuộc đời mình và là ............của đất nước đang bước vào kỉ nguyên văn minh
A. Công dân có ích
B. Công nhân
C. Kỷ sư
D. Nhà khoa học
- Câu 30 : Chị B là nhân viên của công ty X có hai lần đi làm muộn nên đã bị giám đốc công ty ra quyết định kỉ luật với hình thức hạ bậc lương. Không đồng ý với quyết định của giám đốc, chị B có thể làm gì trong các cách dưới đây?
A. Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc công ty X
B. Viết đơn đề nghị Giám đốc xem xét lại
C. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên
D. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên
- Câu 31 : Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội chính là các quyền gắn liền với việc thực hiện nội dung nào sau đây?
A. quy chế hoạt động của chính quyền cơ sở.
B. trật tự, an toàn xã hội.
C. hình thức dân chủ trực tiếp ở nước ta.
D. hình thức dân chủ gián tiếp ở nước ta.
- Câu 32 : “Công dân có quyền học phù hợp năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình” là nội dung nào sau đây?
A. Quyền học tập không hạn chế.
B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
- Câu 33 : Nhà nước có chính sách ưu tiên con em đồng bào dân tộc thiểu số vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là đã thể hiện nội dung nào?
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. quyền tự do, dân chủ.
C. sự ưu ái đối với con em đồng bào dân tộc.
D. sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.
- Câu 34 : Chị A không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện trên đường. Chọn ý đúng nhất để nhận xét hành vi của chị A trong trường hợp này?
A. Không sử dụng pháp luật.
B. Không thi hành pháp luật.
C. Không tuân thủ pháp luật.
D. Không áp dụng pháp luật.
- Câu 35 : Chọn ý đúng nhất hoàn thành câu sau: Học tập là một trong những ............
A. Nghĩa vụ của công dân.
B. Ý thức của công dân.
C. Trách nhiệm của công dân.
D. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Câu 36 : “Quyền học tập của công dân không bị phân biệt bởi giới tính, địa vị, tôn giáo …” là nội dung nào sau đây?
A. Quyền sở hữu công nghiệp.
B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
- Câu 37 : Hàng hóa có hai thuộc tính nào?
A. Giá trị và giá cả
B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng
C. Giá cả và giá trị sử dụng
D. Giá trị và giá trị sử dụng
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại