Đề thi HK1 môn Hóa 11 năm 2020 Trường THPT Phan Ng...
- Câu 1 : Hãy xác định x, y biết dung dịch X chứa 0,02mol Cu2+; 0,03mol K+; x mol Cl- và y mol SO42-, tổng khối lượng các muối tan trong dung dịch là 5,435g?
A. 0,03 và 0,02
B. 0,01 và 0,03
C. 0,05 và 0,01
D. 0,02 và 0,05
- Câu 2 : Tính CM của Cl- biết khi trộn 100 ml BaCl2 0,10M với 100ml NaCl 0,10M.
A. 0,2
B. 0,4
C. 0,15
D. 0,3
- Câu 3 : Em hãy tính nồng độ mol các ion CH3COOH, CH3COO-, H+ biết tại cân bằng CH3COOH 0,1M có a = 1,32% ?
A. [H+]= [CH3COO-] = 1,32.10-3M; [CH3COOH] = 0,09868M
B. [CH3COOH] = 0,1M
C. [H+]= [CH3COO-] = 0,1M
D. [H+]= [CH3COO-] = 1,32.10-3M
- Câu 4 : Tại sao axit, bazo, muối có tính dẫn điện?
A. Trong dung dịch của chúng có ion.
B. Trong dung dịch của chúng có cation.
C. Trong dung dịch của chúng có anion.
D. Trong dung dịch của chúng có chất.
- Câu 5 : Xác định pH sau khi trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,125M với 400 ml dung dịch HCl 0,05M?
A. 2
B. 6
C. 10
D. 12
- Câu 6 : Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05 M với 300 ml dung dịch NaOH 0,06 M. PH của dung dịch thu được là:
A. 2,4
B. 2,9
C. 4,2
D. 4,3
- Câu 7 : Dung dịch không dẫn điện?
A. HCl trong benzen.
B. CH3COONa trong nước.
C. Ca(OH)2 trong nước.
D. NaHSO4 trong nước.
- Câu 8 : Có bao nhiêu liên kết cộng hóa trị trong phân tử amoniac?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 9 : Tìm m biết đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho bằng oxi dư rồi cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch NaOH 32% thu được muối Na2HPO4?
A. 75
B. 50
C. 100
D. 25
- Câu 10 : Câu nào sai khi nói về muối photphat?
A. Tất cả các muối đihiđrophotphat đều tan trong nước.
B. Tất cả các muối hiđrophotphat đều tan trong nước.
C. Các muối photphat trung hòa của natri, kali, amoni đều tan trong nước.
D. Các muối photphat trung hòa của hầu hết các kim loại đều không tan trong nước.
- Câu 11 : Thuốc thử để nhận biết HCl, NaCl, Na3PO4, H3PO4 là gì?
A. BaCl2 và quỳ tím.
B. AgNO3 và quỳ tím.
C. H2SO4 và quỳ tím.
D. Quỳ tím.
- Câu 12 : Đâu không phải là phản ứng oxi hóa – khử?
A. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O
B. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
C. 4NH3 + Cu(OH)2 → [Cu(NH3)2](OH)2
D. 2NH3 + 3Cl2 → N2 +6HCl
- Câu 13 : Axit photphoric có chứa các ion nào sau đây?
A. H+, PO43-
B. H+, H2PO4-, PO43-
C. H+, HPO42-, PO43-
D. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-
- Câu 14 : Tìm thể tích khí N2 sinh ra và nồng độ mol các muối trong dung dịch sau phản ứng khi trộn 100 ml dung dịch natri nitrit 3M với 300 ml dung dịch amoni clorua 1,6M đun nóng đến phản ứng hoàn toàn.
A. VN2 = 6,72 (lít); CM NaCl = 0,75 (M); CM NH4Cl = 0,45 (M).
B. VN2 = 6,72 (lít); CM NaNO2 = 0,75 (M); CM NH4Cl = 0,45 (M).
C. VN2 = 5,376 (lít); CM NaCl = 0,6 (M); CM NaNO2 = 0,15 (M).
D. VN2 = 5,376 (lít); CM NaCl = 0,6 (M); CM NH4Cl = 0,45 (M).
- Câu 15 : Một loại quặng photphat dùng để làn phân bón có chứa 35% Ca3(PO4) về khối lượng, còn lại là các chất không chứa photphat. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là?
A. 7%.
B. 16,03%.
C. 25%
D. 35%
- Câu 16 : Một loại tro thực vật được dùng làm phân kali, có chứa 68,31% K2CO3 về khối lượng (còn lại là các tạp chất không chứa kali). Độ dinh dưỡng của loại phân bón này là?
A. 38,61%.
B. 46,53%.
C. 56,52%.
D. 68,12%.
- Câu 17 : Một loại phân lân chứa 74,88% Ca(H2PO4)2 về khối lượng, còn lại là các hợp chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng có trong loại phân lân là?
A. 54,56%.
B. 44,54%.
C. 45,44%.
D. 9,92%.
- Câu 18 : Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể thu khí NH3 bằng phương pháp nào?
A. đẩy nước
B. chưng cất
C. đẩy không khí với miệng bình ngửa
D. đẩy không khí với miệng bình úp ngược
- Câu 19 : Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí NH3 bằng cách nào?
A. cho N2 tác dụng với H2 (450oC, xúc tác bột sắt).
B. cho muối amoni loãng tác dụng với kiềm loãng và đun nóng
C. cho muối amoni đặc tác dụng với kiềm đặc và đun nóng.
D. nhiệt phân muối (NH4)2CO3.
- Câu 20 : Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng :
A. Ca5F(PO4)3 + 5H2SO4 → 5CaSO4 + 3H3PO4 + HF
B. Ca3(PO4)2 + 3H2SO4→ 3CaSO4 + 2H3PO4
C. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
D. 3P + 5HNO3 + 2H2O → 3H3PO4 + 5NO
- Câu 21 : Khi đun nóng trong điều kiện không có không khí, photpho đỏ chuyển thành hơi, sau đó làm lạnh phần hơi thì thu được photpho
A. đỏ
B. trắng
C. vàng
D. nâu
- Câu 22 : Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3 còn lại là tạp chất trơ. Nung m gam đá này một thời gian thu được 0,78m gam chất rắn. Hiệu suất phân hủy CaCO3 là?
A. 78%.
B. 50%.
C. 62,5%.
D. 97,5%.
- Câu 23 : Đốt cháy hết m gam than (C) trong V lít oxi thu được 2,24 lít hỗn hợp X gồm 2 khí. Tỉ khối của X so với oxi bằng 1,25. Các thể tích đo được (đktc). Giá trị của m là?
A. 1,2 và 1,96.
B. 1,5 và 1,792.
C. 1,2 và 2,016.
D. 1,5 và 2,8.
- Câu 24 : Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan (không chứa muối amoni). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Giá trị của m là?
A. 38,6.
B. 46,6.
C. 84,6.
D. 76,6.
- Câu 25 : Nung nóng AgNO3 được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là
A. 20%.
B. 25%.
C. 30%.
D. 40%.
- Câu 26 : Tính V khí sinh ra biết cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X?
A. 3,36.
B. 2,24.
C. 4,48.
D. 1,12
- Câu 27 : Tính %CO biết cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X qua bình đựng dung dịch nước vôi dư thu được 10 gam kết tủa. Khí không bị hấp thụ thoát ra được dẫn qua ống đựng CuO (dư) nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư) thu được 8,96 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 57,25%.
B. 28,57%.
C. 18,47%
D. 14,29%.
- Câu 28 : Tính %CO trong hỗn hợp biết cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được 78,4 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm khí CO, CO2 , H2 . Khử hết 1/2 hỗn hợp X bằng CuO dư nung nóng được chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng thu được 22,4 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5 ).
A. 28,57%.
B. 57,15%.
C. 33,3%.
D. 18,42%.
- Câu 29 : Đốt cháy một ankan X, thu được tỉ lệ khối lượng CO2 và nước bằng 11 : 6. Tìm công thức phân tử của X
A. C3H8
B. C2H6
C. C4H10
D. CH4
- Câu 30 : Hãy nêu mục đích phân tích định tính chất hữu cơ?
A. Xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.
B. Tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ.
C. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.
D. Xác định phân tử khối của chất hữu cơ.
- Câu 31 : Tính mO có trong 6g X biết đốt cháy 6 gam chất hữu cơ X, thì thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O.
A. 2,4 gam.
B. 1,6 gam.
C. 3,2 gam
D. 2,0 gam.
- Câu 32 : Tính mO có trong 1,5g X biết đốt 1,5 gam hợp chất hữu cơ X, thì thu được 0,224 lít N2 và 0,896 lít CO2 (các khí đều đo ở đktc) và 0,9 gam H2O?
A. 0,16 gam
B. 0,32 gam
C. 0,78 gam
D. 0,64 gam
- Câu 33 : Tính mO có trong 8,2g X biết đốt 8,2g chất hữu cơ X thì thu được 3,36 lít CO2 (đktc), 5,3 gam Na2CO3 và 2,7 gam H2O?
A. 3,8 gam.
B. 6,1 gam.
C. 3,2 gam.
D. 5,5 gam.
- Câu 34 : Cho hỗn hợp khí X gồm 3 hidrocacbon và hỗn hợp khí Y gồm O2, O3 (tỉ khối hơi so với hidro bằng 19). Trộn X với Y theo tỉ lệ Thể tích VX : VY = 1 : 2 rồi đốt cháy hỗn hợp thu được, sau phản ứng chỉ có CO2 và H2O theo tỉ lệ
A. 10,75
B. 43,00
C. 21,50
D. 16,75
- Câu 35 : Phân tích một hợp chất X, người ta thu được một số dữ liệu sau: cacbon (C) chiếm 76,32%, hidro (H) chiếm 10,18% và còn lại ở nitơ (N). Công thức đơn giản nhất của X là:
A. C6H10N.
B. C19H30N3.
C. C12H22N2.
D. C13H21N2.
- Câu 36 : Tìm X biết hiđrocabon X ở thể khí có tỉ khối hơi so với hiđro là 15.
A. C2H6
B. CH4
C. C2H4
D. C2H2
- Câu 37 : Tìm CTPT của X biết đốt cháy 2,9 gam ankan X thì thu được 4,48 lít CO2 (đktc)?
A. C3H8
B. C5H12.
C. C5H10
D. C4H10
- Câu 38 : Xác định tên của ankan X biết nó công thức phân tử C6H14 và khi Clo hóa X, thu được 4 sản phẩm dẫn xuất monoclo?
A. 2,2-đimetylbutan
B. 3- metylpentan
C. hexan
D. 2,3- đimetylbutan
- Câu 39 : Gọi tên của X biết Ankan X có công thức phân tử C5H12 khi Clo hóa X, thu được 4 sản phẩm dẫn xuất monoclo?
A. 2- đimetylpropan
B. pentan
C. 2- metylbutan
D. 2,2-đimetylpropan
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ