Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 25 Ankan
- Câu 1 : Công thức cấu tạo CH3CH(CH3)CH2CH2CH3 ứng với tên gọi nào sau đây?
A. 1,1-đimetylbutan
B. 2-metylpentan
C. Neopentan
D. Isopentan
- Câu 2 : Ankan (CH3)2CHCH2C(CH3)3 có tên IUPAC là:
A. 2,4,4-trimetylpentan
B. 2,2,4-trimetylpentan
C. 2,2,4-trimetylhexan
D. isooctan
- Câu 3 : Phản ứng của metan với clo thuộc loại phản ứng nào:
\(CH_{4} + Cl_{2} \xrightarrow[]{ \ askt \ } CH_{3}Cl + HCl\)A. Phản ứng thế
B. Phản ứng cộng
C. Phản ứng tách
D. Không phải 3 loại trên
- Câu 4 : Khí hóa lỏng - khí gas hay còn gọi đầy đủ là khí dầu mỏ hóa lỏng LPG (Liquefied Petroleum Gas) có thành phần chính là propan và butan. Công thức phân tử của propan và butan là:
A. C3H8 và C4H10.
B. C2H4 và C3H6.
C. C3H6 và C4H8.
D. C3H4 và C4H6.
- Câu 5 : Trong phân tử hợp chất 2,2,3-trimetylpentan, số nguyên tử cacbon bậc I, bậc II, bậc III, bậc IV tương ứng là:
A. 1,1,2 và 4
B. 5,1,1 và 1
C. 4,2,1 và 1
D. 1,1,1 và 5
- Câu 6 : Đốt cháy một ankan trong oxi người ta thấy tổng số mol các chất tham gia phản ứng bằng tổng số mol các chất sản phẩm. Ankan đó:
A. Metan.
B. Etan.
C. Propan.
D. Butan.
- Câu 7 : Hai hidrocacbon A và B có cùng công thức phân tử C5H12 tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 thì A tạo ra 1 dẫn xuất duy nhất còn B tạo ra hỗn hợp 4 dẫn xuất. Tên gọi của A và B lần lượt là:
A. 2,2-dimetylpropan và 2-metylbutan.
B. 2,2-dimetylpropan và pentan.
C. 2-metylbutan và 2,2-dimetylpropan.
D. 2-metylpropan và pentan.
- Câu 8 : Cho sơ đồ điều chế và thu khí như hình vẽ:
A. Thu khí metan bằng cách đẩy nước vì metan nhẹ hơn nước
B. Canxi oxit tham gia phản ứng với natri axetat tạo metan.
C. Khi dừng thu khí phải tắt đèn cồn trước rồi tháo ống dẫn khí sau.
D. Dẫn khí thu được vào nước brom thấy nước brom không bị mất màu.
- Câu 9 : Số liên kết xichma (liên kết đơn) có trong mọt phân tử CnH2n+2 là:
A. 3n +2.
B. 3n.
C. 3n +1.
D. 2n +2.
- Câu 10 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và 12,6 gam H2O.CTPT của 2 ankan là?
A. C2H6 và C3H8
B. C3H8 và C4H10
C. C2H6 và C4H10
D. C3H8 và C5H12
- Câu 11 : Công thức tổng quát của ankan là
A. CnHn+2
B. CnH2n+2
C. CnH2n
D. CnH2n-2
- Câu 12 : Hợp chất (CH3)2CHCH2CH2CH3 có tên gọi là
A. neopentan
B. 2- metylpentan
C. ísopentan
D. 1,1- đimetylbutan.
- Câu 13 : Ankan X có công thức phân tử C5H12. Clo hóa X, thu được 4 sản phẩm dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là
A. 2,2-đimetylprotan
B. pentan
C. 2- metylbutan
D. 2- đimetylpropan
- Câu 14 : Ankan X có công thức phân tử C6H14. Clo hóa X, thu được 4 sản phẩm dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là
A. 2,2-đimetylbutan
B. 2- metylpentan
C. hexan
D. 2- đimetylpropan
- Câu 15 : Ankan X có chưa 14 nguyên tử hiđrô trong phân tử. Số nguyên tử cacbon trong một phân tử X là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
- Câu 16 : Ankan X có chứa 82,76% cacboon theo khối lượng. Số nguyên tử hiđro trong một phân tử X là
A. 6
B. 8
C. 10
D. 12
- Câu 17 : Đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam ankan X, thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
A. C3H8
B. C4H10
C. C5H10
D. C5H12
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ