Đề cương ôn thi HK1 môn GDCD 10 năm học 2019 - 202...
- Câu 1 : Điều kiện để chất mới của sự vật và hiện tượng ra đời là gì?
A. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép.
B. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút.
C. Lượng biến đổi nhanh chóng.
D. Tăng lượng liên tục.
- Câu 2 : Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?
A. Sông lở cát bồi.
B. Ăn cháo đá bát.
C. Tức nước vỡ bờ.
D. Uống nước nhớ nguồn.
- Câu 3 : Theo quan điểm của CNDVBC, mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội là:
A. Sự tiến lên.
B. Sự mâu thuẫn
C. Sự phát triển.
D. Sự vận động.
- Câu 4 : Để sự vật hiện tượng tồn tại được thì cần có những điều kiện nào dưới đây?
A. Luôn luôn thống nhất.
B. Luôn luôn vận động.
C. Luôn luôn thay đổi.
D. Luôn luôn đấu tranh.
- Câu 5 : Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới là nội dung của
A. chính trị học.
B. triết học.
C. xã hội học.
D. lí luận Mác –Lê nin.
- Câu 6 : Câu nào dưới đây là phủ định siêu hình?
A. Ở bầu thì tròn ,ở ống thì dài.
B. Cây có cội ,nước có nguồn.
C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
D. Có thực mới vực được đạo.
- Câu 7 : Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất
A. tồn tại riêng vì chúng có những đặc điểm riêng biệt.
B. chúng tồn tại tách rời nhau, không có quan hệ với nhau.
C. có mối quan hệ hữu cơ với nhau nhưng không thể chuyển hóa lẫn nhau.
D. có mối quan hệ hữu cơ với nhau và có thể chuyển hóa lẫn nhau
- Câu 8 : Cách giải thích nào dưới đây đúng khi nói về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng?
A. Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
B. Do chất mới ra đời chưa tạo ra lượng mới.
C. Do chất và lượng của sự vật thống nhất.
D. Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
- Câu 9 : Nội dung nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn ?
A. Hai mặt đối lập luôn liện hệ gắn bó với nhau.
B. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một mâu thuẫn.
C. Hai mặt đối lập làm tiền đề tồn tại cho nhau.
D. Hai mặt đối lập cùng gạt bỏ nhau.
- Câu 10 : Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay,bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới XHCN theo quan điểm mâu thuẫn của triết học?
A. Phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.
B. Tiếp thu tinh hoa văn hóa của thế giới.
C. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ.
D. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay.
- Câu 11 : Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển?
A. Góp gió thành bão.
B. Bèo dạt mây trôi.
C. Tre già măng mọc.
D. Kiến tha lâu đầy tổ.
- Câu 12 : Con người quan sát Mặt Trời, từ đó biết chế tạo ra các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Mục đích của nhận thức.
B. Động lực của nhận thức.
C. Cơ sở của nhận thức.
D. Tiêu chuẩn của nhận thức.
- Câu 13 : Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng diễn ra như thế nào?
A. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh.
B. Chất biến đổi trước ,hình thành lượng mới tương ứng.
C. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm.
D. Chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
- Câu 14 : Câu nào dưới đây thể hiện đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng?
A. Ăn cây nào rào cây nấy.
B. Người có lúc vinh lúc nhục.
C. Giấy rách phải giữ lấy lề.
D. Thuyền to gió lớn.
- Câu 15 : Trong các câu tục ngữ dưới đây,câu nào có yếu tố biện chứng?
A. Ăn cháo đá bát.
B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
C. Xem mặt mà bắt hình dong.
D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Câu 16 : Định nghĩa nào dưới đây là đúng về triết học?
A. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới ,về vị trí của con người trong thế giới.
B. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới đó.
C. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó.
D. Triết học là hệ thống các quan diểm lí luận chung nhất về giới tự nhiên xã hội và tư duy
- Câu 17 : Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi bàn về sự phát triển?
A. Cần tránh thái độ thành kiến, bảo thủ về cái mới.
B. Cần xem xét ủng hộ cái mới cái tiến bộ.
C. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ.
D. Sự phát triển diễn ra quanh co ,phức tạp,không dễ dàng.
- Câu 18 : Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là
A. độ và điểm nút.
B. điểm nút và bước nhảy.
C. chất và lượng.
D. vận động và đứng im.
- Câu 19 : Trong triết học ,độ của sự vật hiện tượng là giới hạn mà trong đó
A. chưa có sự biến đổi nào xảy ra.
B. sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật.
C. sự biến đổi về chất diễn ra nhanh chóng.
D. sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật.
- Câu 20 : Khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật ,hiện tượng là quá trình
A. phủ định cái mới.
B. phủ định quá khứ.
C. phủ định cái cũ.
D. phủ định của phủ định
- Câu 21 : Sự vận động đi lên ,cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn ,hoàn thiện hơn, đó là
A. khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.
B. cách thức phát triển của sự vật và hiện tượng.
C. nguồn gốc vận động ,phát triển của sự vật và hiện tượng.
D. nguyên nhân vận động ,phát triển của sự vật và hiện tượng.
- Câu 22 : Bác Hồ đã từng nói : “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn chỉ là lí luận suông”. Câu nói của Bác có nghĩa: thực tiễn là
A. mục đích của nhận thức.
B. cơ sở của nhận thức.
C. động lực của nhận thức.
D. tiêu chuẩn của nhận thức.
- Câu 23 : Thực tiễn là động lực của nhận thức vì
A. luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới.
B. luôn cải tạo hiện thực khách quan.
C. luôn hoàn thiện những kiến thức chưa đầy đủ.
D. kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm của nhận thức.
- Câu 24 : Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức.
A. Học tài liệu sách giáo khoa.
B. Làm kế hoạch nhỏ.
C. Làm từ thiện.
D. Tham quan du lịch.
- Câu 25 : Trong những câu dưới đây,câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?
A. Học thầy không tầy học bạn.
B. Ăn vóc học hay.
C. Mưa dầm thấm lâu.
D. Góp gió thành bão.
- Câu 26 : Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước ,cái nào có sau,cái nào quyết định cái nào là nội dung
A. vấn đề cơ bản của triết học.
B. mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học.
C. mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học.
D. khái niệm vấn đề cơ bản của triết học.
- Câu 27 : Giá trị của các tri thức khoa học chỉ được xác định khi nó được
A. mọi người công nhận.
B. nhiều người quan tâm.
C. vận dụng vào thực tiễn.
D. đưa vào trong sách vở.
- Câu 28 : Dựa vào quy luật lượng - chất để lí giải tại sao việc kết hôn của các cô gái Việt Nam với người nước ngoài thông qua môi giới thường tan vỡ?
A. Chưa đủ thời gian tìm hiểu nhau để xây dựng tình yêu đích thực.
B. Trình độ các cô dâu Việt Nam còn thấp.
C. Do không hòa hợp được về văn hóa.
D. Người nước ngoài có lối sống tự do, phóng khoáng trong hôn nhân.
- Câu 29 : Một lần, Newton trông thấy quả táo rụng từ trên cây xuống, ông liền nghĩ đến những nguyên nhân về sự rơi của các vật và tìm ra sức hút của trái đất. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Tiêu chuẩn của chân lý.
B. Động lực.
C. Mục đích.
D. Cơ sở.
- Câu 30 : Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí?
A. Cá không ăn muối cá ươn,
B. Học thầy không tày học bạn
C. Con hơn cha là nhà có phúc.
D. Ăn vóc học hay.
- Câu 31 : Để chất mới ra đời nhất thiết phải
A. tạo ra sự thống nhất giữa chất và lượng.
B. tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định.
C. tích lũy dần về lượng.
D. tạo ra sự biến đổi về lượng.
- Câu 32 : Vào giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói: “Sáng chủ nhật, lớp ta cử 15 bạn tham gia dọn vệ sinh khu tượng đài liệt sĩ”. Cô giáo lấy tinh thần xung phong của các bạn trong lớp, nhưng chỉ có lác đác một số bạn giơ tay. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Chỉ tham gia khi cô giáo chỉ định.
B. Tìm sẵn lí do để từ chối khi cô giáo chỉ định.
C. Xung phong tham gia và vận động các bạn tham gia.
D. Lờ đi, coi như không biết.
- Câu 33 : Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc là mục tiêu của
A. chủ nghĩa tư bản.
B. chủ nghĩa xã hội.
C. chủ nghĩa cộng sản.
D. chủ nghĩa thực dân.
- Câu 34 : Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nước ta trong giai đoạn từ năm 1954 đến 1975 diễn ra như thế nào?
A. Đơn giản, thẳng tắp
B. Quanh co, đơn giản.
C. Nhanh chóng, thẳng tắp.
D. Quanh co, phức tạp.
- Câu 35 : Nhận thức cảm tình đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm
A. bên ngoài sự vật.
B. bên trong sự vật.
C. không cơ bản của sự vật.
D. cơ bản của sự vật.
- Câu 36 : Câu nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?
A. Sự biến đổi của công cụ lao động qua các thời kì.
B. Sự chuyển hóa từ điện năng thành nhiệt năng.
C. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
D. Sự thay đổi các chế độ xã hội trong lịch sử.
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 Thế giới quan duy vật & phương pháp luận biện chứng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3 Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 2 Thế giới vật chất tồn tại khách quan
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 Nguồn gốc vận động & phát triển của sự vật và hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 5 Cách thức vận động phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 6 Khuynh hướng phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Ôn tập phần 1
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 8 Tồn tại xã hội và ý thức xã hội