Đề thi HK1 môn Vật lý 7 năm học 2018-2019 Trường T...
- Câu 1 : Mắt ta nhìn thấy cái thước là do
A. cái thước phát ra ánh sáng.
B. mắt ta hướng vào cái thước.
C. có ánh sáng truyền từ cái thước đến mắt ta.
D. giữa thước và mắt ta không có vật chắn.
- Câu 2 : Chiếu một chùm tia tới song song đến gương cầu lõm thì sẽ cho chùm tia phản xạ
A. hội tụ.
B. phân kỳ.
C. song song.
D. bất kỳ.
- Câu 3 : Hai vật nào sau đây là nguồn sáng?
A. Lửa ngọn đuốc và Mặt trời.
B. Mặt trời và Trái đất.
C. Mặt trăng và Mặt trời.
D. Mặt trời và cây nến.
- Câu 4 : Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là?
A. 130 dB
B. 60 dB
C. 100 dB
D. 200 dB
- Câu 5 : Em đi xa dần khán đài có dàn nhạc, tiếng nhạc mà em nghe được
A. có vận tốc càng giảm.
B. càng kéo dài.
C. càng nhỏ.
D. có tần số càng giảm.
- Câu 6 : Tần số dao động càng lớn thì:
A. Âm nghe càng bổng.
B. Âm nghe càng vang.
C. Âm nghe càng to .
D. Âm nghe càng trầm.
- Câu 7 : Chiếu một tia sáng tới gương và vuông góc với mặt phẳng gương, sẽ cho tia phản xạ
A. vuông góc với tia tới.
B. trùng với tia tới và cùng chiều.
C. trùng với tia tới và ngược chiều.
D. bất kỳ.
- Câu 8 : Một tia tới hợp với mặt gương phẳng một góc 300 thì góc phản xạ bằng
A. 300
B. 600
C. 1200
D. 500
- Câu 9 : Một trong những ứng dụng của gương cầu lồi là:
A. dùng làm gương soi trong nhà.
B. dùng làm kính tiềm vọng.
C. dùng để tập trung năng lượng ánh sáng.
D. dùng làm kính chiếu hậu cho xe ô tô.
- Câu 10 : Trong pha đèn pin người ta dùng gương cầu lõm vì:
A. gương cầu lõm có tác dụng làm tăng ánh sáng của đèn pin.
B. gương cầu lõm có thể phân tán ánh sáng ra nhiều hướng giúp ta dễ quan sát.
C. gương cầu lõm phản xạ ánh sáng tốt hơn các gương khác.
D. gương cầu lõm biến đổi chùm tia tới phân kỳ thích hợp thành chùm tia phản xạ song song
- Câu 11 : Ảnh tạo bởi gương cầu lõm khi vật đặt sát gương là:
A. ảnh ảo, lớn hơn vật.
B. ảnh thật, lớn hơn vật.
C. ảnh thật, nhỏ hơn vật.
D. ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
- Câu 12 : Một vật phát ra âm nhỏ khi
A. biên độ dao động lớn.
B. biên độ dao động nhỏ.
C. tần số dao động lớn.
D. tần số dao động nhỏ.
- Câu 13 : Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt
A. phẳng và sáng.
B. mấp mô và cứng
C. gồ ghề và mềm
D. nhẵn và cứng.
- Câu 14 : Khi ta nói vật nào dao động phát ra âm?
A. lưỡi
B. miệng
C. dây âm thanh
D. không khí trong miệng
- Câu 15 : Khi nói một vật dao động với tần số 70Hz có nghĩa là:
A. Trong 1 phút vật thực hiện 70 dao động.
B. Trong 1 giờ vật thực hiện 70 dao động.
C. Trong 70 giây vật thực hiện 1 dao động.
D. Trong 1 giây vật thực hiện 70 dao động.
- Câu 16 : Khi nói ở trong một căn phòng nhỏ và một căn phòng lớn, phòng nào có âm phản xạ?
A. Căn phòng nhỏ.
B. Căn phòng lớn.
C. Không có phòng nào.
D. Cả hai phòng.
- Câu 17 : Âm truyền được trong chân không vì:
A. Trong chân không, không có các hạt rắn.
B. Trong chân không, không có các hạt lỏng.
C. Trong chân không, không có các hạt khí.
D. Trong chân không, không có các hạt tạo nên vật.
- Câu 18 : Ta nghe được những âm có tần số
A. từ 200 Hz đến 20.000 Hz.
B. từ 20 Hz đến 20.000 Hz.
C. từ 2 Hz đến 2000Hz.
D. từ 2 Hz đến 20.000 Hz.
- Câu 19 : Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 4000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép là:
A. 20 Hz
B. 200 Hz
C. 4000 Hz
D. 80.000 Hz
- Câu 20 : Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?
A. Ngọn nến đang cháy.
B. Mặt Trăng.
C. Đèn điện đang sáng
D. Mặt Trời
- Câu 21 : Ta nhìn thấy miếng bìa màu đen để trên bàn vì:
A. Vật đó phát ra ánh sáng màu đen
B. Vật đó hắt lại ánh sáng màu đen
C. Ta nhìn thấy các vật sáng ở xung quanh miếng bìa đen
D. Vật đó hút tất cả các ánh sáng chiếu vào nó
- Câu 22 : Trong môi trường trong suốt ánh sáng truyền theo đường nào?
A. Có thể theo nhiều đường khác nhau.
B. Theo đường gấp khúc.
C. Theo đường cong.
D. Theo đường thẳng.
- Câu 23 : Nội dung nào sau đây không đúng?
A. Góc tới là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới
B. Góc phản xạ bằng góc tới.
C. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương.
D. Góc phản xạ là góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới
- Câu 24 : Điểm sáng S đặt trước gương phẳng một đoạn 25cm cho ảnh S’. Di chuyển điểm sáng S lại gần gương một khoảng 10 cm. Khoảng cách SS’ là:
A. SS’ = 30 cm.
B. SS’ = 25 cm.
C. SS’ = 50cm.
D. SS’ = 15cm.
- Câu 25 : Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau
A. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật
B. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm bằng vật
C. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn vật
D. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi bằng vật.
- Câu 26 : Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất nào sau đây?
A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật
B. Hứng được trên màn và bé hơn vật
C. Không hứng được trên màn và và bé hơn vật
D. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.
- Câu 27 : Người ta dùng gương cầu đặt phía trước xe máy, ô tô có tác dụng
A. Nhìn rõ các vật đằng sau
B. Soi hành khách ngồi đằng sau
C. Tạo ra vùng nhìn thấy rộng hơn
D. Để cho đẹp
- Câu 28 : Vật phát ra âm thấp khi?
A. Vật dao động mạnh hơn.
B. Tần số dao động nhỏ hơn
C. Vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn
D. Tần số dao động lớn hơn
- Câu 29 : Chọn câu sai:
A. Môi trường rắn, lỏng truyền được âm.
B. Môi trường không khí và chân không không truyền được âm.
C. Để âm truyền được nhất định phải có môi trường.
D. Thép truyền âm tốt hơn gỗ.
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi