Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 8 năm 2020 Trường THC...
- Câu 1 : Ta có thể nhìn thấy loại máu nào ở dưới da?
A. Động mạch
B. Tĩnh mạch
C. Mao mạch
D. Cả A, B và C
- Câu 2 : Hồng cầu có đặc điểm gì?
A. Màu hồng, hình đĩa lõm 2 mặt, không có nhân.
B. Trong suốt, có nhân.
C. Là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu.
D. Là phần lỏng màu vàng nhạt.
- Câu 3 : Đặc điểm của bạch cầu là gì?
A. Màu hồng, hình đĩa lõm 2 mặt, không có nhân.
B. Trong suốt, có nhân.
C. Là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu.
D. Là phần lỏng màu vàng nhạt.
- Câu 4 : Hồng cầu có màu đỏ tươi khi nào?
A. kết hợp với ôxi.
B. kết hợp với cacbônic.
C. bị phân giải.
D. Cả A, B và C.
- Câu 5 : Hệ hô hấp gồm những bộ phận nào?
A. Các tế bào mao mạch.
B. Hai lá phối.
C. Hệ thống đường dẫn khí.
D. Cả B và C
- Câu 6 : Hô hấp là gì?
A. Quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể
B. Quá trình loại CO2 do các tế bào thải ra ngoài cơ thể.
C. Quá trình cơ thể lấy O2 và thải CO2.
D. Quá trình vận chuyển O2 và CO2 trong cơ thể.
- Câu 7 : Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn nào?
A. Trao đổi khí ở phổi
B. Trao đổi khí ở tế bào
C. Trao đổi khí giữa môi trường trong với môi trường ngoài
D. Cả A và B
- Câu 8 : Hoạt động hô hấp có vai trò gì?
A. Cung cấp ôxi cho tế bào để phân giải các chất hữu cơ tạo năng lượng.
B. Đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể được bình thường.
C. Làm sạch và làm ấm không khí.
D. Bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.
- Câu 9 : Vì sao nói sự sống gắn liền với sự thở?
A. Mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đều cần năng lượng.
B. Khi ngừng thở mọi hoạt động sống sẽ ngừng, cơ thể sẽ chết.
C. Lấy ôxi vào để ôxi hoá chất dinh dưỡng giải phóng năng lượng cần cho sống.
D. Thải CO2 và nước sinh ra trong quá trình ôxi hoá ở tế bào.
- Câu 10 : Chức năng trao đổi chất dinh dưỡng và O2 được thực hiện ở đâu?
A. Động mạch.
B. Tĩnh mạch.
C. Mao mạch.
D. Phổi.
- Câu 11 : Đặc điểm cơ bản nào làm tăng bề mặt trao đổi khí ở phổi?
A. Cấu tạo bởi hai lớp màng, ở giữa hai lớp màng có dịch màng phổi.
B. Túi phổi là các túi mỏng có lưới mao mạch bao quanh.
C. Do tính đàn hồi của mô phổi.
D. Có rất nhiều túi phổi.
- Câu 12 : Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường thực hiện diễn ra ở đâu?
A. Khoang mũi.
B. Phổi.
C. Thanh quản.
D. Khí quản.
- Câu 13 : Hiệu quả hô hấp sẽ tăng khi nào?
A. thở sâu.
B. thở bình thường.
C. thở gấp
D. Cả A, B và C
- Câu 14 : Hệ tuần hoàn máu gồm nhưng bộ phận nào?
A. Động mạch, tĩnh mạch và tim
B. Tim, tĩnh mạch và mao mạch
C. Tim và hệ mạch
D. Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
- Câu 15 : Không khí được sưởi ấm tại khoang mũi nhờ đâu?
A. có lưới mao mạch dày đặc.
B. cánh mũi rộng và dày.
C. trong mũi có nhiều lông mũi
D. có lớp niêm mạc tiết ra các chất nhầy.
- Câu 16 : Chức năng bảo vệ phổi có sự tham gia của hệ cơ quan nào?
A. hệ bài tiết.
B. hệ thần kinh.
C. hệ tuần hoàn
D. hệ tiêu hóa
- Câu 17 : Đặc điểm nào giúp phổi tăng diện tích trao đổi khí?
A. gồm nhiều phế nang, lớp dịch mỏng làm cho phổi nở rộng và xốp.
B. gồm nhiều lớp mao mạch.
C. lớp niêm mạc dày.
D. Cả A và C
- Câu 18 : Nhịp hô hấp là gì?
A. số lần cử động hô hấp được trong 1 giây.
B. số lần cử động hô hấp được trong 1 phút.
C. số lần hít vào được trong 1 phút.
D. số lần thở ra được trong 1 phút.
- Câu 19 : Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở phổi là gì?
A. Làm tăng lượng máu tuần hoàn trong hệ mạch
B. Làm tăng lượng ôxi và làm giảm lượng khí CO2 trong máu
C. Làm tăng lượng khí CO2 của máu
D. Cả B và C
- Câu 20 : chức năng của hệ tuần hoàn là gì?
A. Vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxi đến tế bào.
B. Vận chuyển các chất thải và khí cacbonic đến các cơ quan bài tiết.
C. Vận chuyển khí ôxi từ tế bào về tim, đến phổi thải ra ngoài
D. Cả A và B
- Câu 21 : Thế nào là một cử động hô hấp?
A. Một lần hít vào và một lần thở ra
B. Hai lần hít vào và một lần thở ra
C. Một lần hít vào và hai lần thở ra
D. Hai lần hít vào và hai lần thở ra
- Câu 22 : Môi trường trong gồm những thành phần nào?
A. Máu, nước mô và bạch huyết, liên quan chặt chẽ với nhau, giúp tế bào thực hiện trao đổi chất.
B. Nước mô và bạch huyết bao quanh tế bào.
C. Máu và bạch huyết bao quanh tế bào, giúp tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất.
D. Cả A, B và C
- Câu 23 : Chức năng của huyết tương là gì?
A. Tiêu huỷ các chất thải, thừa do tế bào đưa ra.
B. Tham gia vận chuyển các chất thải từ tế bào đến cơ quan bài tiết.
C. Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, hoocmôn, kháng thể và các chất khoáng.
D. Cả B và C
- Câu 24 : Kháng nguyên là?
A. Một loại prôtêin do tế bào hồng cầu tiết ra.
B. Một loại prôtêin do tế bào bạch cầu tiết ra.
C. Một loại prôtêin do tế bào tiểu cầu tiết ra.
D. Những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể.
- Câu 25 : Đặc điểm nào dưới đây là của bạch cầu?
A. Trong suốt không màu, có khả năng biến hình
B. Màu hồng hình đĩa lõm 2 mặt, không nhân
C. Chỉ là các mảnh tế bào chất của tế bào mẹ
D. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống
- Câu 26 : Thế nào là hiện tượng thực bào?
A. Các bạch cầu bao vây, vô hiệu hoá vi khuẩn
B. Các bạch cầu tiết enzim phân giải vi khuẩn
C. Các bạch cầu hình thành chân giả bắt nuốt và tiêu hoá vi khuẩn
D. Cả A và C
- Câu 27 : Bạch cầu trung tính tăng lên khi nào?
A. nhiễm độc kim loại.
B. nhiễm khuẩn.
C. nhiễm độc axit
D. nhiễm virut.
- Câu 28 : Hướng luân chuyển bạch huyết trong mỗi phân hệ như thế nào?
A. Tĩnh mạch → mao mạch bạch huyết → hạch bạch huyết → ống bạch huyết
B. Mao mạch bạch huyết → mạch bạch huyết → hạch bạch huyết → mạch bạch huyết → ống bạch huyết → tĩnh mạch
C. Mạch bạch huyết → hạch bạch huyết → ống bạch huyết → mạch bạch huyết → mao mạch bạch huyết → tĩnh mạch
D. Cả B và C
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 2 Cấu tạo cơ thể người
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 3 Tế bào
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 4 Mô
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 10 Hoạt động của cơ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 9 Cấu tạo và tính chất của cơ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 11 Tiến hoá của hệ vận động và Vệ sinh hệ vận động
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 6 Phản xạ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 7 Bộ xương
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 8 Cấu tạo và tính chất của xương
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 13 Máu và môi trường trong cơ thể