Đề thi thử THPT QG môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Thanh Hóa...
- Câu 1 : (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình. Hình như đối với họ, việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc, cũng như sử dụng nước suối Pe – ri – ê (Perrier) và rượu khai vị biểu trưng cho nền văn minh châu Âu. Nhiểu người An Nam bị Tây hóa hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là họ đã được đào tạo theo kiểu Tây phương. Thái độ mù tịt về văn hóa châu Âu như thế không nên làm chúng ta ngạc nhiên. Vì chỉ có những người đã hiểu biết vững một nền văn hóa rồi mới có khả năng thưởng thức một nền văn hóa ngoại bang. Những kiểu kiên trúc và trang trí lai căng của những ngôi nhà thuộc về những người An Nam được hun đúc theo cái mà những người ở Đông Dương gọi là văn minh Pháp, chứng tỏ rằng những người ở An Nam bị Tây hóa chẳng có được một thứ văn minh nào. Việc từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ phải làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng.(Trích “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” – Nguyễn An Ninh)Câu 1: (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên?Câu 2: (0,5 điểm): Câu văn “Việc từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ phải làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng” thể hiện đặc trưng nào của phong cách ngôn ngữ mà anh chị đã xác định đúng trong câu hỏi 1?Câu 3: (1 điểm): Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn bản trên.Câu 4: ( 1 điểm): Thái độ và quan điểm của Nguyễn An Ninh đối với vấn đề nêu ra trong văn bản?
- Câu 2 : (2 điểm): Nghị luận xã hộiTừ nội dung của văn bản “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” của nhà báo Nguyễn An Ninh, anh chị hãy viết một bài văn (dung lượng khoảng 200 từ) phát biểu suy nghĩ của bản thân về việc học và sử dụng ngoại ngữ của thanh niên hiện nay.
- Câu 3 : (5 điểm)Kết thúc bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã viết:Tây Tiến người đi không hẹn ướcĐường lên thăm thẳm vị chia phôiAi lên Tây Tiến mùa xuân ấyHồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi(SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 89)Dựa vào cảm nhận của anh/chị về cả bài thơ, hãy lí giải vì sao trong khổ thơ trên, tác giả lại khẳng định “ Tây Tiến người đi không hẹn ước” và “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
Xem thêm
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu - Đồng Tháp - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Ngọc Tảo - Hà Nội - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Trần Phú - Vĩnh Phúc - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Ngô Sĩ Liên - Bắc Giang - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Nông Cống I - Thanh Hóa - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Việt Yên - Bắc Giang - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Bình Thạnh - Tây Ninh - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Ngô Sĩ Liên - Bắc Giang - lần 2