Đề thi thử THPT Quốc Gia môn GDCD năm 2018 - Đề 12...
- Câu 1 : Trong lưu thông việc trao đổi hàng hóa trên thị trường phải được thực hiện theo nguyên tắc nào?
A Thỏa thuận.
B Độc quyền.
C Tôn trọng.
D Ngang giá.
- Câu 2 : N và H trèo vào nhà ông K ăn trộm. Ông K và vợ là bà S bắt được H, còn N chạy thoát. Hai con của ông bà là M và T tức giận đã xông vào đánh H bị thương. Hai vợ chồng ông đã nhốt H vào nhà kho. Ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A N và H
B Ông K và bà S
C M và T
D Ông K, bà S, M và T.
- Câu 3 : Bà V cho bà X vay 20 triệu đồng với lãi suất theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có giấy biên nhận vay nợ do bà X kí và ghi rõ họ tên. Đã quá hạn 6 tháng, mặc dù bà V đòi nhiều lần nhưng bà X vẫn không trả tiền cho bà V. Hành vi không trả tiền của bà X đối với bà K là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào ?
A Áp dụng pháp luật.
B Thi hành pháp luật.
C Tuân thủ pháp luật.
D Sử dụng pháp luật.
- Câu 4 : Anh D được giao làm thủ quỹ công ty G 100% vốn Nhà nước. Trong quá trình làm việc anh D nảy sinh lòng tham và thông đồng với anh T, kế toán trưởng, chiếm đoạt một số tiền của công ty G để tiêu xài cá nhân. Anh Y, kế toán viên, phát hiện ra việc làm trên của anh D và anh T nên đã báo cho giám đốc Q. Giám đốc Q do có quan hệ họ hàng với anh D nên đã làm ngơ và bỏ qua. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật?
A Anh Y, D, Q
B Anh D, T, Q
C Anh D, T, Y, Q
D Anh Y, D, T
- Câu 5 : Giám đốc T kí quyết định sa thải công nhân B vì lí do chị có thai nên không thể hoàn thành công việc ở công ty. Hành vi này của giám đốc là vi phạm nội dung
A lao động nam và lao động nữ làm mọi công việc không phân biệt điều kiện việc làm
B lao động nam và lao động nữ bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm
C lao động nam và lao động nữ được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc
D ưu tiên nữ trong những việc liên quan đến chức năng làm mẹ
- Câu 6 : Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây có ngày sinh đủ điều kiện được ứng cử?
A 21/5/1988.
B 21/4/1991.
C 21/5/1994.
D 21/5/1993.
- Câu 7 : Chị G là người dân tộc Kinh, T là người dân tộc Êđê. Hai người yêu nhau và muốn tiến tới hôn nhân, nhưng ông C, bố chị G không đồng ý, cản trở hai người vì lí do T là dân tộc thiểu số. Hành vi của ông C là biểu hiện
A lạm dụng quyền hạn
B phân biệt, đối xử vì lí do dân tộc
C không thiện chí với các dân tộc thiểu số
D phân biệt, đối xử vì lí do tôn giáo
- Câu 8 : A đỗ đại học nhưng bố A không cho đi học vì cho rằng con gái không cần phải học nhiều. Nếu là bạn của A, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với pháp luật?
A Nói chuyện với bố A rằng hành vi của bố A là vi phạm quyền học tập của công dân.
B Rủ các bạn đến nhà A đình công.
C Đến gặp bày tỏ ý kiến phản đối bố A
D Động viên A nên nghe theo lời bố.
- Câu 9 : Trường hợp nào sau đây không xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A Vì ghen tuông nên những lá thư H gửi cho T đều bị B giấu đi.
B Cơ quan điều tra kiểm soát điện thoại của một người khác để thu thập tài liệu chứng cứ
C Để kiểm soát chồng, Ng cài thiết bị để nghe được các cuộc điện thoại của chồng với người khác.
D Tò mò không biết bên trong thư của N viết gì, T đã mở ra xem rồi dán lại như cũ.
- Câu 10 : Q là học sinh THPT. Vì muốn chia sẻ 1 số kinh nghiệm của bản thân về phương pháp học tập, ôn thi THPTQG có hiệu quả nên Q đã viết bài gửi đến Tòa soạn báo Hoa học trò. Với việc làm đó, Q đã thực hiện
A quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của mình.
B quyền tự do ngôn luận của mình.
C quyền giám sát các hoạt động xã hội của mình.
D quyền tự do cơ bản của mình.
- Câu 11 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật?
A Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện.
B Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
C Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
D Pháp luật phản ánh ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền.
- Câu 12 : Năm 1990, ông G và bà N bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng. Hai người chung sống với nhau đến năm 2001 thì ông G đăng ký kết hôn với bà P. Ba người duy trì quan hệ chung sống với nhau đến năm 2015 thì ông G chết. Ai là vợ hợp pháp của ông G?
A Không có ai.
B Bà N
C Bà P
D Bà N và bà P
- Câu 13 : Đối tượng nào sau đây được phép quyền xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác?
A Cán bộ nhà nước
B Công an
C Bố mẹ
D Không ai
- Câu 14 : Khoản 2 điều 71 Luật hôn nhân và gia đình quy định: “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật” là thể hiện mối quan hệ giữa
A pháp luật với đạo đức
B pháp luật với xã hội
C pháp luật với chính trị
D gia đình và xã hội
- Câu 15 : Khẳng định nào dưới đây đúng với quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A Mọi người có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
B Đăng kí giúp đỡ các đồng bào vùng tôn giáo.
C Những người có tôn giáo phải tôn trọng tôn giáo của mình.
D Các tôn giáo được hoạt động theo nguyên tắc của mình.
- Câu 16 : Nghi ngờ một số cán bộ xã tham nhũng, hai anh P và Q trực tiếp đến gặp cán bộ L yêu cầu giải trình về việc thu chi ngân sách xã. Anh P và Q đã vận dụng sai quyền
A khiếu nại.
B tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C tự do ngôn luận.
D tố cáo.
- Câu 17 : Tháng 10/2011, hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện A là anh K đòi công ty X phải trả cho mình 30 triệu đồng mới làm thủ tục vận chuyển 350m3 gỗ quý nằm trong danh mục cấm. Hai bên gặp nhau tại quán café, anh N (giám đốc công ty X) đưa tiền cho K. Khi K vừa đút túi số tiền 30 triệu đồng thì bị công an bắt quả tang. Những ai dưới đây là người cần bị tố cáo?
A Anh N
B Hạt kiểm lâm huyện A
C Anh K
D Anh K và N
- Câu 18 : Một tổ bầu cử trong khi thực hiện công tác bầu cử đã để hòm phiếu không có nắp và cho rằng để cử tri bỏ phiếu cho thuận tiện. Trong trường hợp này, tổ bầu cử đã
A vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử
B không vi phạm nguyên tắc bầu cử
C vi phạm nguyên tắc trực tiếp trong bầu cử
D vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử
- Câu 19 : Z và M (13 tuổi) trên đường đi học về, hai bạn nhìn thấy ruộng ngô đã đến vụ thu hoạch. Cả hai cùng xuống bẻ trộm. Đang bẻ thì bị hai mẹ con bà L, chủ ruộng ngô, phát hiện. Z chạy thoát còn M bị mẹ con bà L bắt giữ. Sau đó, bà L giữ tay để cho T lao vào đánh, đấm làm M bị thương nặng. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật?
A Bà L và T
B Z, M, L
C Bà L, M, T và Z
D Z và N
- Câu 20 : Điều 33, Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” là biểu hiện công dân bình đẳng về
A quyền.
B thực hiện pháp luật.
C nghĩa vụ.
D trách nhiệm pháp lí.
- Câu 21 : Khuyến khích làm giàu theo quy định của pháp luật là biểu hiện của chính sách nào dưới đây?
A Chính sách xã hội.
B Chính sách dân số.
C Chính sách giải quyết việc làm.
D Chính sách phát triển kinh tế.
- Câu 22 : Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của cạnh tranh?
A
Khai thác tối đa mọi tiềm năng sáng tạo của con ngườiB Khai thác thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng
C Khai thác nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác
D Khai thác ưu thế về khoa học và công nghệ
- Câu 23 : Bạn S có chị là V bị bệnh tâm thần nhưng lại thích đi bầu cử. S khẳng định chị mình được quyền đi bầu cử vì cho rằng cứ ai đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền đi bầu cử. Nếu là bạn của S, em chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?
A Nói để S biết chị V mất năng lực hành vi dân sự nên không được bầu cử.
B Khuyên S đi bầu hộ để đảm bảo quyền lợi cho chị V.
C Đồng tình với ý kiến của S
D Lựa lời động viên chị V ở nhà.
- Câu 24 : Công ty H lấy tên nhãn hiệu của công ty Y dán vào nhãn hiệu mì ăn liền của công ty mình để bán được nhiều sản phẩm. Hành vi của công ty H là thuộc loại vi phạm
A kỉ luật.
B hành chính.
C dân sự.
D hình sự.
- Câu 25 : Đối tượng lao động bao gồm
A yếu tố khoa học, công nghệ.
B yếu tố tự nhiên, yếu tố nhân tạo.
C tin học, công nghệ.
D sức lao động, công nghệ.
- Câu 26 : Thấy tiểu thuyết của nhà văn M hay, đạo diễn H đã quyết định xây dựng thành phim mà không nói cho nhà văn M biết để tạo bất ngờ. Đạo diễn H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A Học tập.
B Giải trí.
C Phát triển
D Sáng tạo.
- Câu 27 : Công dân có quyền học tập ở các loại hình trường lớp khác nhau là nội dung
A công dân được bình đẳng về cơ hội học tập.
B công dân được học không hạn chế.
C công dân được tự do học ở bất cứ nơi nào.
D công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
- Câu 28 : Sau khi lấy chị O, anh V bắt chị O phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc gia đình. Vì cho rằng chị O ở nhà ăn bám chồng nên bà D, mẹ chồng chị nói với anh V rằng mọi việc chi tiêu, mua bán trong gia đình anh V đều toàn quyền quyết định mà không cần hỏi ý kiến của chị O. Ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A Bà D và chị O
B Chị O, anh V và bà D
C Chị O và anh V
D Anh V và bà D
- Câu 29 : Người sử dụng ma túy đến phá tài sản của người khác thì bị coi là
A hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí.
B
không có năng lực trách nhiệm pháp lí.
C mất khả năng kiểm soát hành vi.
D không có lỗi.
- Câu 30 : Qua mùa trung thu, nhu cầu về bánh trung thu của người tiêu dùng giảm xuống, nếu là nhà sản xuất em sẽ lựa chọn phương án nào để có lợi nhất?
A Vẫn sản xuất đại trà bánh trung thu để chuẩn bị cho mùa trung thu năm sau
B Tiếp tục sản xuất bánh trung thu và đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm
C Thu hẹp sản xuất bánh trung thu để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác
D Đóng cửa sản xuất, chờ mùa trung thu năm sau
- Câu 31 : Xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu
A để làm thiệt hại đến lợi ích của người khác
B để gây hoang mang cho nguời khác
C để làm tổn thất về kinh tế cho người khác
D để gây thiệt hại về danh dự cho người khác
- Câu 32 : Tôn giáo nào dưới đây ra đời ở Việt Nam?
A Hòa Hảo.
B Đạo giáo.
C Phật giáo.
D Nho giáo.
- Câu 33 : Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm nội dung
A bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng
B bình đẳng trong việc liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước
C chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh
D được trả lương cho cán bộ, nhân viên như nhau
- Câu 34 : Luật Hôn nhân và gia đình nước ta quy định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Điều này thể hiện trong quan hệ nào dưới đây?
A Nhân thân và kinh tế.
B Nhân thân và tài sản.
C Nhân thân và thừa kế.
D Nhân thân và sở hữu.
- Câu 35 : Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Anh A đang thực hiện quyền
A ứng cử.
B khiếu nại.
C tố cáo.
D bãi nại.
- Câu 36 : Nội dung nào dưới đây nói lên tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH ở nước ta hiện nay ?
A Do nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu.
B Do yêu cầu phải phát triển công nghiệp.
C Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
D Do nước ta có nền kinh tế phát triển thấp.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại