Đề thi online Công dân với các quyền tự do cơ bản...
- Câu 1 : Pháp luật cho phép bắt người trong mấy trường hợp?
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 2 : Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp:
A Phạm tội quả tang
B Đang đi học
C Đang đi công tác khác tỉnh
D Đang trong trại giam
- Câu 3 : Quyền bất khả xâm phạm về thân thể được ghi nhận tại điều nào trong Hiến pháp 2013?
A Điều 18
B Điều 19
C Điều 20
D Điều 21
- Câu 4 : Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gồm mấy nội dung cơ bản?
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 5 : Có bao nhiêu căn cứ để bắt người trong trong trường hợp khẩn cấp?
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 6 : Tự ý vào nhà người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân?
A Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
B
Quyền tự do ngôn luận
C Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
D Quyền dân chủ
- Câu 7 : Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?
A Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
B Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
C Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm
D Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe
- Câu 8 : Quyền tự do ngôn luận là:
A Công dân được tự do phát biểu ý kiến ở bất cứ đâu
B Tự do tuyệt đối
C Công dân tự do tụ tập và phát biểu ý kiến
D Trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học, tổ dân phố/xóm trong cuộc họp.
- Câu 9 : Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm gồm mấy nội dung cơ bản?
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 10 : Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong mấy trường hợp:
A Một trường hợp duy nhất
B Hai trường hợp
C Ba trường hợp
D Bốn trường hợp
- Câu 11 : Ai có quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp?
A Ai cũng có quyền bắt
B Chỉ công an
C Trưởng công an xã
D Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật
- Câu 12 : Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện:
A bằng một hình thức duy nhất
B bằng nhiều hình thức khác nhau
C bằng bốn hình thức
D bằng 6 hình thức
- Câu 13 : Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền về:
A Bí mật đời tư của cá nhân
B Dân chủ của công dân
C Sống còn của công dân
D Phát triển của công dân
- Câu 14 : Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm nhằm:
A Xác định địa vị pháp lý của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và pháp luật
B Để công dân tự tin trong cuộc sống
C Để công dân có điều kiện tham gia vào các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội
D Để công dân tham gia vào chính trị
- Câu 15 : Hành vi bịa đặt, tung tin xấu, nói xấu người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào của công dân:
A Quyền tự do ngôn luận
B Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
C Quyền tự do cư trú
D Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Câu 16 : Để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân thì mỗi người cần phải:
A Tôn trọng danh dự của người khác
B Tôn trọng chỗ ở của người khác
C Tôn trọng nhân phẩm của người khác
D Tôn trọng bí mật của người khác
- Câu 17 : Chỗ ở của công dân là gì?
A Là tài sản riêng hoặc tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân, nơi thờ cúng tổ tiên, sum họp nghỉ ngơi của gia đình.
B Là nơi ngủ của công dân
C Là nơi công dân làm việc
D Là nơi công dân ở
- Câu 18 : Đâu là hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân?
A Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác
B Xin phép chủ nhà đồng ý mới vào nhà
C Vào phòng riêng của bạn khi được phép
D Ngồi đợi bạn ngoài cổng
- Câu 19 : Nhận đinh nào sai?
A Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về kinh tế- chính trị - văn hóa xã hội
B Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể
C Mọi người đều được hưởng quyền tự do ngôn luận. Thích nói gì thì nói.
D Công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng tự do trong khuân khổ của pháp luật.
- Câu 20 : Có mấy hình thức thự hiện quyền tự do ngôn luận?
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 21 : Đâu là ý nghĩa quyền tự do ngôn luận?
A Là cơ sở để công dân chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà nước và xã hội.
B Đảm bảo quyền con người
C Là cơ sở xác định quyền tự do cơ bản của công dân
D Giúp công dân hiểu biết về pháp luật.
- Câu 22 : Đâu là trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản?
A Học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.
B Chỉ cần học trong sách vở
C Không cần thiết phải tìm hiểu các quyền tự do cơ bản
D Chỉ cần thực hiện quuyền tự do cơ bản ở nơi công cộng
- Câu 23 : Ai có quyền mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác?
A Cảnh sát
B Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật
C Bưu điện
D Người đưa thư
- Câu 24 : Ý nghĩa quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A Là điều kiện cần thiết để bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội
B Giúp mọi người tin tưởng vào bưu điện
C Giúp cho kinh tế phát triển
D Là điều kiện cần thiết để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận
- Câu 25 : Đâu là hành vi vi phạm pháp luật?
A Nghe trộm điện thoại của người khác
B Cầm thư giúp cho bạn
C Mượn điện thoại của bạn để gọi điện
D Bạn nhờ đọc giúp thư của bạn.
- Câu 26 : Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, nhân phẩm và danh dự?
A Trêu chọc, chế nhạo bạn bị khuyết tật trong lớp nhiều lần.
B Phê bình bạn trước lớp
C Đọc trộm thư của bạn
D Thưa cô giáo khi bạn không trung thực trong giờ kiểm tra
- Câu 27 : Cơ quan nào dưới đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị cáo, bị can?
A Tòa án nhân dân các cấp
B Viện kiểm sát nhân dân các cấp
C Cơ quan điều tra các cấp
D Ủy ban nhân dân các cấp.
- Câu 28 : Quyền tự do ngôn luận được quy định tại điều nào trong Hiến pháp 2013?
A Điều 23
B Điều 24
C Điều 25
D Điều 26
- Câu 29 : Nội dung: ” Người nào bắt, giữ hoặc giam giữ người trái pháp luật thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm” được quy định tại:
A Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 1999
B Điều 125 Bộ luật Hình sự 1999
C Điều 123 Bộ luật Hình sự 2003
D Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015
- Câu 30 : Thời hạn giam giữ người theo thủ tục hành chính không được quá:
A 12 giờ
B 6 giờ
C 24 giờ
D 48 giờ.
- Câu 31 : Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được qui định tại:
A Điều 103 Bộ luật Hình sự 1999
B Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999
C Điều 104 Bộ luật dân sự 2003
D Điều 105 Bộ luật Hình sự 1999
- Câu 32 : Bị cáo là:
A Người đã bị tòa án đưa ra xét xử
B Người bị giam giữ
C Người bị công an bắt
D Người đang bị tạm giam.
- Câu 33 : Khi tội phạm đang ở trên máy bay mà máy bay đã rời khỏi sân bay thì ai có quyền ra lệnh bắt?
A Thủ trưởng cơ quan điều tra
B Chánh án tòa án nhân dân
C Chỉ huy tàu bay
D Hành khách trên máy bay
- Câu 34 : A bị ốm phải nghỉ học, tan lớp, trên đường đi học về, B rẽ vào nhà A. Thấy cửa khép hờ gọi mãi chẳng thấy ai thưA. B đã tự đẩy cửa bước vào nhà và ngồi chờ A. Hành vi của B đã vi phạm:
A Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
C Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
D Quyền tự do ngôn luận
- Câu 35 : Hành vi nào sau đây xâm phạm tới sức khỏe của người khác?
A Tự tiện bắt người
B Tự tiện giam giữ người
C Đe dọa đánh người
D Đánh người gây thương tích gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.
- Câu 36 : Quyền tự do ngôn luận cần thiết đối với ai?
A Với người cao tuổi
B Với người đủ 18 tuổi trở lên
C Với mọi công dân
D Với học sinh
- Câu 37 : Do mâu thuẫn về tiền thuê nhà, A là chủ nhà đã khóa B- người thuê nhà và nhốt trong phòng suốt 4 tiếng. A cho rằng nhà của A thì A có quyền làm như vậy. Việc làm của A đã xâm phạm:
A Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
B Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
C Quyền tự do gôn luận
D Quyền tự do cư trú
- Câu 38 : Do va chạm xe máy, A đã xông vào đánh B gây thương tích 12%. Hành vi của A đã xâm phạm:
A Quyền tự do đi lại
B Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
C Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm
D Quyền tự do ngôn luận
- Câu 39 : An và Bình cùng đuổi theo một tên cướp xe máy. Đến cuối bờ đê thì không thấy đâu nữA. Nghĩ rằng tên trộm đã chui vào nhà N để trốn vì chỗ đó chỉ có mỗi nhà N ở đó. An và Bình đã cùng nhau xông vào nhà N để tìm tên trộm mặc cho N không đồng ý. Hành vi của An và Bình đã xâm phạm:
A quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
C quyền tự do đi lại của công dân
D quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
- Câu 40 : Vì ghét N nên A tung tin rằng N ăn trộm điện thoại lên mạng xã hội facebook. Nếu là bạn cùng lớp với A và N thì em sẽ làm gì?
A Kêu gọi các bạn không chơi với N
B Vào hùa với A để nói xấu N
C Không quan tâm vì không liên quan đến mình
D Khuyên A gỡ tin xuống và xin lỗi N vì đã xâm phạm đến danh dự của N
- Câu 41 : Ăn trộm tài khoản facebook rồi đăng tin không đúng về chủ nhân của nick đó là hành vi xâm phạm đến:
A quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân
B quyền sở hữu của công dân
C quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
D quyền tự do ngôn luận của công dân.
- Câu 42 : Cho rằng Minh là người lấy trộm chiếc xe máy nên hai người công an xã đẫ bắt và giam giữ Minh tại trụ sở công an xã một ngày. Việc làm của hai người công an xã đã vi phạm quyền nào dưới đây?
A Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
B Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
C Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
D Quyền tự do ngôn luận
- Câu 43 : H cầm hộ thư cho A. Trên đường đi, H đã tò mò mở thư của A ra xem rồi dán lại như cũ. Hành vi của H đã vi phạm quyền gì sau đây?
A Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
B Quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe
C Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
D Quyền tự do ngôn luận
- Câu 44 : B bị công an bắt vì ăn trộm xe máy. Ở trụ sở,B bị A( cán bộ công an) đánh đập nhiều lần ép B phải khai theo ý của A. Hành vi của A đã vi phạm quyền nào dưới đây
A Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
B Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
C Quyền khiếu nại
D Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- Câu 45 : M tung tin nói xấu A trên mạng xã hội. B là bạn của M cũng vào hùa và dùng những lời lẽ không hay khi nói về A. C là bạn của A đã bênh bạn và chửi lại M, B. Trong trường hợp này, ai vi phạm pháp luật?
A M, B, C
B M và B
C C và M
D Cả A, M ,C và B
- Câu 46 : Lan thuê An và Bình đến nhà Quân để đòi nợ. Đòi không được nên An và Bình đã trói Quân lại theo lệnh của Lan và đánh Quân gây thương tích. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm pháp luật?
A Lan
B Lan , An và Bình
C An và Bình
D Quân và Lan
- Câu 47 : Nghi ngờ Minh bắt trộm con chó nhà mình, Thu đã chửi Minh và còn bịa đặt nói xấu Minh. Trường hợp này, Thu đã xâm phạm quyền nào sau đây?
A Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
B Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
C Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân
D Quyền tự do ngôn luận
- Câu 48 : Do mâu thuẫn cá nhân A đã chờ B trên đường đi học để đánh B. B nên lựa chọn cách nào sau đây để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình.?
A Báo cho công an hoặc bố mẹ và thầy cô biết.
B Bỏ học
C Rủ thêm người đánh lại A
D Tìm cách đi đường khác để đến trường
- Câu 49 : A cầm thư giúp cho C nhưng không may làm rơi. B nhặt được thư đã đọc to cho mọi người cùng nghe. Trong trường hợp trên, ai vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tinh?
A A
B A và B
C B
D C và B
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại