Đề thi HK 2 môn Sinh lớp 10 THPT Lý Thái Tổ - Bắc...
- Câu 1 : Phago ở E. coli là virut
A Kí sinh ở vi sinh vật và người.
B Kí sinh ở vi sinh vật.
C Kí sinh ở vi sinh vật, thực vật, động vật và người.
D Kí sinh ở thực vật, động vật và người.
- Câu 2 : Bệnh cơ hội xuất hiện ở người bị nhiễm HIV vào giai đoạn nào sau đây ?
A Giai đoạn sơ nhiễm
B Giai đoạn không triệu chứng
C Giai đoạn AIDS.
D Cả 3 giai đoạn trên.
- Câu 3 : Điều nào sau đây không đúng khi nói về độ pH của vi sinh vật?
A Vi sinh vật không thể là nhân tố làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật.
B Con người có thể làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật.
C Dựa vào sự thích nghi với độ pH khác nhau của môi trường sống, người ta chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính: vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính.
D Cả B và C
- Câu 4 : Điều nào sau đây không đúng khi nói về cách phòng chống những bệnh virut ở người?
A Phun thuốc diệt côn trùng là động vật trung gian truyền bệnh.
B Tiêu diệt những động vật trung gian truyền bệnh như muỗi anophen, muỗi vằn…
C Sống cách li hoàn toàn với động vật.
D Dùng thức ăn, đồ uống không có mầm bệnh là các virut.
- Câu 5 : Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?
A Nhóm ưa trung tính.
B Nhóm ưa axit.
C Nhóm ưa kiềm.
D Tất cả đều đúng.
- Câu 6 : Hiện tượng virut xâm nhập và gắn bộ gen vào tế bào chủ mà tế bào chủ vẫn sinh trưởng bình thường được gọi là hiện tượng:
A Sinh tan.
B Tan rã.
C Hòa tan
D Tiềm tan.
- Câu 7 : Xét trên nhu cầu ôxi đối với cơ thể, vi sinh vật nào sau đây có lối sống khác với các vi sinh vật còn lại?
A Tảo đơn bào.
B Vi khuẩn mê tan.
C Trùng giày.
D Vi khuẩn axetic.
- Câu 8 : Điều nào sau đây là sai về virut?
A Chỉ trong tế bào chủ, virut mới hoạt động như một thể sống.
B Hệ gen của virut chỉ chứa một trong hai loại axit nucleic: ADN, ARN.
C Kích thước của virut vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử.
D Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virut vẫn hoạt động mặc dù nó chỉ là phức hợp gồm axit nucleic và protein.
- Câu 9 : Hóa chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng vi sinh vật?
A Protein.
B Polisaccarit.
C Monosaccarit.
D Phênol.
- Câu 10 : Phần lớn vi sinh vật sống trong nước thuộc nhóm nào sau đây?
A Nhóm ưa ấm.
B Nhóm ưa siêu nhiệt.
C Nhóm ưa lạnh.
D Nhóm ưa nhiệt.
- Câu 11 : Virut sau khi nhân lên trong tế bào thực vật sẽ lan sang các tế bào khác thông qua:
A Hệ mạch dẫn.
B Mạng lưới nội chất.
C Cầu nối sinh chất.
D Các khoảng gian bào.
- Câu 12 : Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu ?
A 32
B 8
C 16
D 64
- Câu 13 : Bệnh nào sau đây không phải do virut gây ra :
A Viêm gan B.
B Bại liệt.
C Lang ben.
D Quai bị.
- Câu 14 : Lần đầu tiên, vi rút được phát hiện trên:
A Cây dâu tây
B Cây thuốc lá.
C cây cà chua.
D Cây đậu Hà lan.
- Câu 15 : Axit nucleic và vỏ capsit kết hợp với nhau tạo thành:
A capsome.
B lớp lipit kép.
C nucleocapsit.
D glicoprotein.
- Câu 16 : Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn đạt mức cực đại và không đồi, số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. Pha đó là
A Pha cân bằng.
B Pha lũy thừa.
C Pha suy vong.
D Pha tiềm phát.
- Câu 17 : Ở giai đoạn xâm nhập của vi rút vào tế bào chủ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A Virut bám trên bề mặt tế bào chủ.
B Axit nucleic của virut được đưa vào tế bào chủ.
C Thụ thể của virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ.
D Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ.
- Câu 18 : Sau khi được sinh sản ra, virut rời tế bào chủ ở giai đoạn nào sau đây?
A Giai đoạn sinh tổng hợp.
B Giai đoạn lắp ráp.
C Giai đoạn phóng thích .
D Giai đoạn xâm nhập.
- Câu 19 : Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự :
A Hấp phụ- Xâm nhập- lắp ráp- sinh tổng hợp- phóng thích
B Hấp phụ- xâm nhập- sinh tổng hợp- phóng thích- lắp ráp
C Hấp phụ- lắp ráp- xâm nhập- sinh tổng hợp- phóng thích
D Hấp phụ- xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp- phóng thích.
- Câu 20 : Vi rút gây hai cho cơ thể vật chủ vì chúng:
A Sống ký sinh trong tế bào vật chủ
B Sử dụng nguyên liệu của tế bào chủ
C Phá hủy tế bào chủ.
D Cả B và C.
- Câu 21 : Chất nào sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của vi sinh vật và có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật khác là:
A Chất kháng sinh
B Các hợp chất cacbonhidrat.
C Alđehit.
D Axit amin.
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 Cấu trúc của các loại virut
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 Các giới sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 Các nguyên tố hóa học và nước
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 Cacbohiđrat và lipit
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 Protêin