Đề ôn tập môn Hóa 11 năm học 2019- 2020 Trường THP...
- Câu 1 : Cho các chất: HNO3, Ca(OH)2, CH3COONa, CH3COOH, NaCl. Có bao nhiêu chất điện li mạnh:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
- Câu 2 : Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, NH3, CuSO4. Các chất điện li yếu là:
A. H2O, CH3COOH, NH3.
B. H2O, CH3COOH, CuSO4.
C. H2O, NaCl, CuSO4, CH3COOH.
D. NaOH, CuSO4, NaCl.
- Câu 3 : Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai:
A. Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl
B. 2NaHSO4 + BaCl2 → Ba(HSO4)2 + 2NaCl
C. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
- Câu 4 : Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây cho môi trường có pH nhỏ hơn 7?
A. NaCl.
B. NaOH.
C. Na2SO4.
D. HCl.
- Câu 5 : Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Ở điều kiện thường, N2 ở trạng thái khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí.
B. Nitơ không duy trì sự cháy và sự hô hấp.
C. Amoniăc là chất khí, không màu, tan nhiều trong nước, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí.
D. Tất cả các muối amoni đều tan trong nước.
- Câu 6 : Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
C. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống.
D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.
- Câu 7 : “Nước đá khô” không nóng chảy mà thănh hoa nên được dùng tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là:
A. CO rắn
B. SO2 rắn
C. H2O rắn
D. CO2 rắn
- Câu 8 : HNO3 loãng thể hiện tính axit khi tác dụng với:
A. Cu, S, FeO, Al, Fe(OH)2, FeCl2.
B. Fe2O3, Fe(OH)3, NaOH, Na2CO3.
C. MgO, Na2CO3, Fe3O4, FeCl2, Al.
D. FeO, NaOH, MgO, FeCl3, P.
- Câu 9 : Cho các chất sau: Al, Cu, NaOH, MgO, FeO, BaCl2, AgNO3, BaCO3, S, O2 vào dung dịch HNO3 loãng. Số chất phản ứng với HNO3 ?
A. 5
B. 7
C. 6
D. 8
- Câu 10 : Cho các chất: HCl (1), NaCl (2), NaOH (3), BaCl2 (4), NaNO3 (5). Chất nào tác dụng được với dung dịch (NH4)2CO3 ?
A. (1), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (1), (4), (5).
D. (1), (4).
- Câu 11 : Khi đun nóng, phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra hai oxit?
A. Axit nitric đặc và cacbon.
B. Axit nitric đặc và đồng.
C. Axit nitric đặc và lưu huỳnh.
D. Axit nitric đặc và bạc.
- Câu 12 : Khi nhiệt phân, hoặc đưa muối AgNO3 ra ngoài ánh sáng sẽ tạo thành các hoá chất sau:
A. Ag2O, NO2 và O2.
B. Ag, NO2 và O2.
C. Ag2O và NO2.
D. Ag và NO2.
- Câu 13 : Câu trả lời nào dưới đây không đúng khi nói về axit photphoric ?
A. Axit photphoric là axit ba nấc.
B. Axit photphoric là axit có độ mạnh trung bình.
C. Axit photphoric có tính oxi hóa rất mạnh.
D. Axit photphoric làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
- Câu 14 : Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?
A. NO
B. NH4NO3
C. NO2
D. N2O5
- Câu 15 : Muối nào trong số các muối sau, khi nhiệt phân tạo ra CO2
A. Na2CO3
B. NH4Cl
C. NaHCO3
D. Na2SO
- Câu 16 : Để nhận biết dd H2SO4 loãng và dd HNO3 loãng nóng trong hai lọ mất nhãn người ta không dùng
A. Cu
B. Fe
C. dd BaCl2
D. dd NaOH.
- Câu 17 : Phân biệt 3 dung dịch sau đựng trong 3 bình riêng biệt: Na2SO4, (NH4)2SO4, NH4Cl chỉ cần dùng 1 hóa chất:
A. NaOH
B. Ba(OH)2
C. BaCl2
D. AgNO3
- Câu 18 : Hóa chất để phân biệt ba dung dịch HCl, HNO3, H3PO4 gồm:
A. đồng kim loại và dung dịch AgNO3.
B. giấy quỳ và bazơ.
C. đồng kim loại và giấy quỳ.
D. dung dịch AgNO3 và giấy quỳ.
- Câu 19 : Để chứng minh HNO3 có tính axít, người ta cho HNO3 tác dụng với
A. FeO
B. NaOH
C. Mg
D. FeCl2
- Câu 20 : Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử AgNO3, bởi vì:
A. Tạo ra khí có màu nâu.
B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. Tạo ra kết tủa có màu vàng.
D. Tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí.
- Câu 21 : Phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của chất nào?
A. K
B. K2O
C. KNO3.
D. Phân kali đó so với tạp chất
- Câu 22 : Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dd HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO vào 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là :
A. 3,45 gam
B. 4,35 gam
C. 5,69 gam
D. 6,59 gam
- Câu 23 : Hòa tan hết 25,28 gam hỗn hợp Fe, Zn bằng HNO3 dư thì thu được 3,584 lít hỗn hợp NO và N2O có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,5. Thành phần % theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là
A. 12,27%
B. 71,27%
C. 17,72%
D. 82,28%
- Câu 24 : Hoà tan 1,84 gam hh Fe và Mg trong lượng dư dd HNO3 loãng thấy thoát ra 0,04 mol khí NO duy nhất (đkc). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp là:
A. 0,76 gam
B. 1,54 gam
C. 0,72 gam
D. 1,12 gam
- Câu 25 : Cho 9 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư thì thu được 6,72 lít khí NO2 duy nhất (đktc). Khối lượng của Al trong hỗn hợp là:
A. 5,4 gam
B. 3,6 gam
C. 1,8 gam
D. 2,7 gam
- Câu 26 : Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam một kim loại (A) hóa trị 2 vào dung dịch HNO3 dư thì thu được 0,3 mol NO2 và 0,2 mol NO (không có sản phẩm khử khác). Tên kim loại (A) là
A. Al
B. Cu
C. Zn
D. Mg
- Câu 27 : Cho 19,5 gam một kim loại X tác dụng với dd HNO3 thì thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Vậy X là:
A. Mg
B. Ca
C. Zn
D. Fe
- Câu 28 : Nhiệt phân hoàn toàn m gam NaNO3, sau khi kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít khí O2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 12,75 gam
B. 5,5 gam
C. 16,57 gam
D. 11,75 gam
- Câu 29 : Cho 16,56 gam FeO tác dụng hoàn toàn với dd chứa HNO3 dư cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối khan (biết sản phẩm không có muối amoni)?
A. 18,4 gam
B. 36,8 gam
C. 24,2 gam
D. 55,66 gam
- Câu 30 : pH của dung dịch HCl 0,008 M là
A. 10.
B. 11,9
C. 2,1.
D. 3.
- Câu 31 : Cho 100 dd HCl 0,32 M cần để trung hoà 100 ml dd hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch X. pH của dung dịch X là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 32 : Chỉ ra nội dung sai:
A. Photpho thể hiện tính oxi hoá và tính khử.
B. Nitơ không duy trì sự hô hấp vì nitơ là một khí độc.
C. Trong các hợp chất, nitơ và photpho có số oxi hoá cao nhất là + 5.
D. Axit HNO3 và H3PO4 đều có tính axit và tính oxi hoá mạnh.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ