Đề kiểm tra chương 2- Âm học- Đề 1
- Câu 1 : Hãy chỉ ra câu đúng - saia) Cái kèn là nguồn âm của tiếng kèn.b) Không khí trong sáo là nguồn âm của tiếng sáo.c) Hai bàn tay là nguồn âm của tiếng vỗ tay.d) Sóng biển là nguồn âm của tiếng sóng.e) Không khí là nguồn âm của tiếng nói.f) Cái trống là nguồn âm của tiếng trống.
- Câu 2 : Hãy tìm từ thích hợp cho chỗ trống các câu sau:a) Một cái loa, một cái còi đang kêu, một cái đàn ghita là các……………b) Tất cả các vật phát ………. đều ……… Các vật này được gọi là các ……c) Dây đàn ghi ta, dây cao su khi…………..âm đều……………….d) Ta cảm nhận được âm thanh vì …. bên ngoài truyền đến tai ta, tác động vào màng nhĩ làm màng nhĩ …… Sự ……… này sẽ được truyền đến …….
- Câu 3 : Chuyển động như thế nào gọi là dao động
A Chuyển động theo một đường tròn.
B Chuyển động lặp đi lặp lại quanh một điểm nào đó trên một đoạn thẳng.
C Chuyển động của vật được ném lên cao.
D Chuyền động theo một đường thẳng.
- Câu 4 : Người nghệ sĩ gõ vào thanh trúc trên đàn tơrưng. Ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật nào đã phát ra âm thanh?
A Thanh gõ.
B Lớp không khí xung quanh thanh gõ.
C Các ống trúc.
D Các thanh đỡ của đàn.
- Câu 5 : Để biết được khi bay, ruồi, muỗi hay ông vỗ cánh nhanh hơn, người ta cần:
A Đếm số lần vỗ cánh của ruồi, muỗi hay ông trong một khoảng thời gian nhất định.
B Căn cứ vào độ to của các âm do cánh của các côn trùng vỗ phát ra.
C Căn cứ vào độ cao của các âm do cánh của các côn trùng vỗ phát ra.
D Căn cứ vào cả độ cao và độ to do cánh của các côn trùng vỗ phát ra.
- Câu 6 : Hãy chọn câu đúngKhi so sánh giọng nói bình thường của nam và nữ người ta thấy:
A Giọng nói của nam to hơn là do dây thanh quản của nam dài hơn.
B Giọng nói của nữ nhỏ hơn là do biên độ dao động của dây thanh quản của nữ lớn hơn.
C Giọng nói của nam trầm hơn là do tần số dao động của dây thanh quản của nam nhỏ hơn.
D Giọng nói của nữ cao hơn là do dây thanh quản của nữ ngắn hơn.
- Câu 7 : Khi nghe đài, âm thanh phát ra từ đâu?
A Từ cái núm chỉnh âm thanh.
B Từ phát thanh viên đọc ở đài phát thanh.
C Từ chiếc loa đang dao động.
D Từ vỏ kim loại của chiếc đài.
- Câu 8 : Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép là bao nhiêu?
A 20Hz
B 250Hz
C 5000Hz
D 10000Hz
- Câu 9 : Rắc một ít cát lên mặt trống rồi dùng dùi gõ vào mặt trống. Trường hợp nào trống sẽ phát ra âm lớn hơn?
A Cát nảy lên cao, rời xa mặt trống.
B Cát nảy là là mặt trống.
C Cát văng ra ngoài mặt trống.
D Cả A và C đều đúng.
- Câu 10 : Chọn câu trả lời SAI
A Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to.
B Cùng một động tác gảy đàn như nhau, dây đàn càng căng thì âm phát ra càng cao và ngược lại.
C Không thể thay đổi độ to của âm phát ra khi đánh trên một dây đàn.
D Khi gảy đàn ở các dây khác nhau thì chúng ta có thể nghe được các âm khác nhau.
- Câu 11 : Khi bật quạt ta thường nghe thấy âm thanh vù vù phát ra. Nguồn âm là bộ phận nào của quạt phát ra?
A Cánh quạt.
B Lớp không khí xung quanh cánh quạt.
C Cả A và B đều đúng.
D Cả A và B đều sai.
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi