Đề kiểm tra chương 3 Quang học- Vật lý 9- Đề 2
- Câu 1 : Nhận xét nào là đúng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A Ánh sáng bị gãy khi đang truyền trong môi trường và gặp vật cản.
B Ánh sáng bị gãy khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác.
C Ánh sáng bị gãy ở mặt phân cách hai môi trường.
D Ánh sáng bị gãy ở mặt phân cách khi truyền qua hai môi trường.
- Câu 2 : Mặt phẳng tới trong hiện tượng khúc xạ là
A mặt phẳng phân cách giữa hai môi trường.
B mặt phẳng chứa tia tới và vuông góc với mặt phân cách hai môi trường.
C mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến bất kỳ.
D mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến đi qua điểm tới.
- Câu 3 : Góc khúc xạ là
A góc hợp bởi tia khúc xạ và tia tới
B góc hợp bởi tia khúc xạ và mặt phân cách môi trường.
C góc nhỏ hơn hợp bởi tia khúc xạ và pháp tuyến đi qua điểm tới.
D góc lớn hơn hợp bởi tia khúc xạ và pháp tuyến đi qua điểm tới.
- Câu 4 : Đường đi của tia nào KHÔNG đúng trong mọi điều kiện của hai môi trường?
A Tia số 1.
B Tia số 2.
C Tia số 3.
D Tia số 4.
- Câu 5 : Đường đi của tia nào luôn đúng trong mọi điều kiện của hai môi trường.
A Tia số 1.
B Tia số 2.
C Tia số 3
D Tia số 4.
- Câu 6 : Trong trường hợp nào tia khúc xạ đi gần pháp tuyến hơn so với tia tới?
A Ánh sáng đi từ không khí vào nước.
B Ánh sáng đi từ thủy tinh ra không khí.
C Ánh sáng đi từ không khí tới vuông góc với mặt nước
D Ánh sáng đi từ nước ra ngoài không khí
- Câu 7 : Đặt mắt nhìn một đồng xu ở trong cốc nước. Mắt sẽ thấy đồng xu ở vị trí nào trong hình bên.
A Vị trí A.
B Vị trí B.
C Vị trí C.
D Vị trí D.
- Câu 8 : Đặt mắt tại M, nhìn vào trong nước qua một chiếc ổng nhỏ như hình bên. Hỏi mắt có thể nhìn thấy điểm nào?
A Vị trí A.
B Vị trí B.
C Vị trí C.
D Vị trí D.
- Câu 9 : Khi ánh sáng chiếu từ không khí tới mặt nước thì
A toàn bộ ánh sáng sẽ bị phản xạ trở lại.
B toàn bộ ánh sáng sẽ bị khúc xạ vào trong nước.
C ánh sáng vừa bị khúc xạ vào nước vừa bị phản xạ trở lại.
D ánh sáng hoặc bị phản xạ trở lại hoặc bị khúc xạ vào nước.
- Câu 10 : Phát biểu nào sau đây về sự tạo ảnh qua thấu kính hội tụ là đúng?
A Thấu kính hội tụ có thể tạo ra ảnh ảo ngược chiều, lớn hơn vật.
B Thấu kính hội tụ chỉ có thể tạo ra ảnh thật ngược chiều, lớn hơn hoặc bằng vật.
C Thấu kính hội tụ không thể tạo ra ảnh thật ngược chiều, nhỏ hơn vật.
D Thấu kính hội tụ không thể tạo ra ảnh ảo nhỏ hơn vật.
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn