Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT N...
- Câu 1 : Đối tượng lao động của người thợ mộc là gì?
A. gỗ.
B. máy cưa.
C. đục, bào.
D. bàn ghế.
- Câu 2 : Giả sử, trên thị trường, hàng hóa A đang bán với giá cả lớn hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để lãi nhiều, em sẽ làm gì?
A. thu hẹp sản xuất.
B. mở rộng sản xuất.
C. bỏ sản xuất.
D. giữ nguyên quy mô sản xuất.
- Câu 3 : Công ty A và công ty B cùng sản xuất 1 loại hàng hóa. Để hạn chế chi phí và thu được nhiều lợi nhuận hơn, công ty A đã xả trực tiếp chất thải chưa xử lý xuống sông. Là người biết việc làm trên của công ty A, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Lờ đi vì không liên quan đến mình.
B. Quay clip để tung lên mạng xã hội.
C. Báo cho cơ quan có thẩm quyền ở địa phương biết.
D. Viết bài nói xấu công ty A trên Facebook.
- Câu 4 : Vào mùa lũ, rau của nhiều nhà vườn hỏng bị úng ngập dẫn đến giá rau tăng cao. Nếu là người bán rau, em sẽ làm gì để có lợi nhất?
A. Giảm giá
B. Tăng giá
C. Giữ giá
D. Không bán nữa
- Câu 5 : Do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Z dự định sau khi tốt nghiệp THPT sẽ xin làm công nhân của một doanh nghiệp gần nhà và khi có điều kiện sẽ đi học tiếp để nâng cao trình độ. Biết dự định của Z, B khuyên Z nên đi học đại học, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nếu là bạn của Z, em sẽ chọn phương án nào sau đây để khuyên bạn cho phù hợp?
A. Quyết tâm thực hiện dự định của mình.
B. Đi học đại học theo lời khuyên của B dù gia đình rất khó khăn.
C. Hỏi ý kiến của bạn khác và quyết định theo số đông.
D. Đi xem bói và lựa chọn theo ý kiến đó.
- Câu 6 : Để xác định thành phần kinh tế thì cần căn cứ vào nội dung nào?
A. Nội dung của từng thành phần kinh tế.
B. Hình thức sở hữu.
C. Vai trò của các thành phần kinh tế.
D. Biểu hiện của từng thành phần kinh tế.
- Câu 7 : Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì?
A. nâng cao hiệu quả của chính sách dân số để phát triển nguồn nhân lực.
B. nâng cao chất lượng dân số để phát triển nguồn nhân lực.
C. nâng cao chất lượng cuộc sống để phát triển nguồn nhân lực.
D. nâng cao đời sống nhân dân để phát triển nguồn nhân lực.
- Câu 8 : Những tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của tự nhiên gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng là gì?
A. sự cố môi trường.
B. ô nhiễm sinh thái.
C. ô nhiễm môi trường.
D. suy thoái môi trường.
- Câu 9 : Nhà nước thành lập cơ sở giáo dục, từ mầm non đến đại học và sau đại học, tăng số lượng các trường nghề là thực hiện phương hướng nào sau đây?
A. Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục.
B. Mở rộng quy mô giáo dục.
C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
D. Thực hiện công bằng trong giáo dục.
- Câu 10 : Sức mạnh của khoa học và công nghệ, sức mạnh của các lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới là gì?
A. sức mạnh dân tộc.
B. sức mạnh thời đại.
C. sức mạnh tinh thần.
D. sức mạnh thể chất.
- Câu 11 : Nội dung nào dưới đây không phải là phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại ở nước ta?
A. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.
B. Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền lợi con người.
C. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại để phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
D. Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Câu 12 : Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. tính quyền lực bắt buộc chung
B. tính quy phạm phổ biến
C. tính cưỡng chế
D. tính xác định chặt chẽ về hình thức
- Câu 13 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức?
A. đạo đức tiến bộ sẽ tác động tích cực đến pháp luật.
B. pháp luật tiến bộ sẽ tác động tích cực đến đạo đức.
C. pháp luật tiến bộ thì đạo đức xuống cấp.
D. một số quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đạo đức.
- Câu 14 : Hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở hành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức là gì?
A. thực hiện pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
- Câu 15 : Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức thi hành pháp luật?
A. Cơ quan, công chức nhà nước thực hiện nghĩa vụ.
B. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép.
C. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm.
D. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm.
- Câu 16 : Ông K lừa chị H bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng nhưng đến ngày hẹn, ông K đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H đã làm đơn kiện ông K ra toà. Vậy chị H đã sử dụng hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 17 : Anh M thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không có lí do. Trong trường hợp này, anh M đã vi phạm gì?
A. kỉ luật.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. hình sự.
- Câu 18 : Công dân bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật là bình đẳng về gì?
A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. bình đẳng về kinh tế.
D. bình đẳng về chính trị.
- Câu 19 : Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật là nội dung thuộc quyền nào sau đây?
A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
B. Quyền bình đẳng trong lao động.
C. Quyền bình đẳng trong sản xuất.
D. Quyền bình đẳng trong mua bán.
- Câu 20 : Chủ thể của hợp đồng lao động là ai?
A. người lao động và đại diện của người lao động.
B. người lao động và người sử dụng lao động.
C. đại diện của người lao động và người sử dụng lao động.
D. người lao động và đại diện của người sử dụng lao động.
- Câu 21 : Sau khi nộp đơn thuận tình li hôn ra tòa án, anh H bàn với chị U kế hoạch tổ chức tiệc cưới. Được tin này, vốn đã nghi ngờ chị U có ý đồ chiếm đoạt tài sản gia đình, lại được bà nội tên là G đã nhiều lần xúi giục nên con trai anh H đã đón đường lăng mạ, sỉ nhục anh H và chị U. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bà G và bố con anh H.
B. Chị U và bố con anh H.
C. Bà G và con trai anh H.
D. Anh H và chị U.
- Câu 22 : Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ là nội dung thuộc quyền bình đẳng giữa các đối tượng nào?
A. cá nhân.
B. tổ chức.
C. tôn giáo.
D. dân tộc.
- Câu 23 : Bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở gì?
A. để đảm bảo trật tự xã hội và an toàn xã hội.
B. thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
C. tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
D. nguyên tắc để chống diễn biến hòa bình.
- Câu 24 : Theo quy định của pháp luật, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang, là thể hiện quyền nào?
A. bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
B. bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. bắt người hợp pháp của công dân.
- Câu 25 : Không ai được tự ý vào vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp được chủ thể nào dưới đây cho phép?
A. Toà án.
B. Pháp luật.
C. Cảnh sát.
D. Công an.
- Câu 26 : Chị Y bị anh T ăn cắp mật khẩu mail. Sau đó, anh T vào đọc thông tin cá nhân của chị Y và thêm thắt nội dung truyền ra ngoài những thông tin ảnh hưởng đến danh dự của chị Y. Biết chuyện, bạn trai của chị Y là anh H đã nhờ Q và X đánh anh T phải nhập viện. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Anh T.
B. Anh T, anh H.
C. Anh H, anh Q và X.
D. Anh T, anh H, anh Q và X.
- Câu 27 : Không ai được đánh người, nghiêm cấm các hành vi hung hãn côn đồ, đánh người gây thương tích là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về tự do ngôn luận của công dân.
- Câu 28 : Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lý – chính trị quan trọng để làm gì?
A. thực hiện cơ chế “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
B. nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp.
C. đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri.
D. hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước.
- Câu 29 : Ở phạm vi cơ sở, dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã, phường là gì?
A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. Những việc dân được tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.
D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
- Câu 30 : Công dân sử dụng quyền nào dưới đây để đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình khi có căn cứ quyết định đó là trái luật?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền bầu cử.
D. Quyền khiếu nại.
- Câu 31 : Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chối công khai ngân sách thu chi của xã nên bị người dân phản đối. Ông K yêu cầu được trực tiếp chất vấn kế toán nhưng bị chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Người dân xã X và ông K.
B. Người dân xã X, kế toán M và ông K.
C. Chủ tịch và người dân xã X.
D. Chủ tịch xã và ông K.
- Câu 32 : Trong kì xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2017 bạn A đã lựa chọn đăng kí xét tuyển vào ngành kế toán Học viện Ngân hàng vì đã từ lâu A mơ ước trở thành kế toán. Việc làm này thể hiện nội dung nào trong thực hiện quyền học tập của A?
A. Học không hạn chế.
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên, học suốt đời.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
- Câu 33 : Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Tự do nghiên cứu khoa học.
B. Kiến nghị với các cơ quan, trường học.
C. Đưa ra các phát minh sáng chế.
D. Sáng tác văn học nghệ thuật.
- Câu 34 : Hoạt động nào sau đây không cần đăng kí kinh doanh?
A. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
B. Doanh nghiệp tư nhân.
C. Hợp tác xã sản xuất rau sạch.
D. Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Câu 35 : Theo luật nghĩa vụ quân sự 2015 ( bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2016) thanh niên đã bị phạt tiền trốn tránh nghĩa vụ quân sự mà còn tái phạm sẽ bị gì?
A. phạt hành chính.
B. xử phạt hình sự.
C. xử phạt dân sự.
D. xử phạt kỉ luật.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại