Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 (có đáp án): Công dân vớ...
- Câu 1 : Công an bắt người vì nghi lấy trộm xe máy là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể.
B. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
- Câu 2 : Không ai bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của
A. Công an.
B. Luật sư.
C. Kiểm sát viên.
D. Tòa án.
- Câu 3 : Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có nghĩa là
A. không ai được tùy tiện vào chỗ ở của người khác.
B. không ai bị bắt, bị giam giữ khi không có lý do chính đáng.
C. không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
D. không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác.
- Câu 4 : Ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và giải ngay đến
A. Mặt trận Tổ quốc.
B. nhà văn hóa.
C. Viện Kiểm sát.
D. Tòa án Nhân dân.
- Câu 5 : Hành vi xâm phạm rất nghiêm trọng do cố ý bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác thì bị xử lí
A. hình sự.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. kỉ luật.
- Câu 6 : Ý kiến nào sau đây là đúng khi khám chỗ ở của người khác?
A. Không được khám chỗ ở của người khác khi chủ nhà vắng mặt.
B. Không được khám chỗ ở của người khác vào ngày nghỉ cuối tuần.
C. Không được khám chỗ ở của người khác từ 11giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.
D. Không được khám chỗ ở của người khác vào ban đêm trừ trường hợp không thể trì hoãn được.
- Câu 7 : Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là vi phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
- Câu 8 : Hành vi đặt điều, tung tin xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của người khác là vi phạm quyền
A. bình đẳng.
B. bí mật cá nhân.
C. bất khả xâm phạm về thân thể.
D. được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
- Câu 9 : Quyền tự do ngôn luận của công dân có nghĩa là
A. muốn nói gì và làm gì cũng được.
B. muốn viết gì gửi đăng báo cũng được.
C. được bày tỏ quan điểm của mình ở mọi nơi, mọi lúc.
D. được bày tỏ quan điểm về xây dựng nhà văn hóa thôn.
- Câu 10 : Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp
A. phạm tội quả tang.
B. đang bị truy nã.
C. phạm tội nghiêm trọng.
D. phạm tội khi đang được hưởng án treo.
- Câu 11 : Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo
A. trình tự thủ tục do xã hội quy định.
B. quy định của công an xã.
C. quy định của trưởng thôn.
D. trình tự thủ tục do luật định.
- Câu 12 : Hành vi bịa đặt những điều xấu về người khác là xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
D. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
- Câu 13 : Hành vi nào sau đây xâm phạm đến thân thể của công dân?
A. Đánh người gây thương tích.
B. Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác.
C. Giam giữ người quá thời gian quy định.
D. Đi xe máy gây tai nạn cho người khác.
- Câu 14 : Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Hai nhà hàng xóm cãi nhau.
B. Hai học sinh gây gổ với nhau trong sân trường.
C. Chị A tung tin bịa đặt, nói xấu người khác.
D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
- Câu 15 : Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Bị nghi ngờ phạm tội.
B. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
C. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
D. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
- Câu 16 : Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
- Câu 17 : Bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Tranh luận tại cuộc họp.
B. To tiếng tranh giành khách.
C. Nói xấu người khác.
D. Một người đang ăn trộm.
- Câu 18 : Ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp không thuộc thẩm quyền của cơ quan nào sau đây?
A. Viện Kiểm sát.
B. Tòa án nhân dân.
C. Cơ quan báo chí.
D. Cơ quan điều tra.
- Câu 19 : Hiểu như thế nào là đúng về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Thư tín không bị bóc mở.
B. Thư tín không bị thất lạc.
C. Thư tín được đảm bảo an toàn và bí mật.
D. Thư tín được bảo đảm bí mật tuyệt đối.
- Câu 20 : Trong trường hợp nào sau đây ai cũng có quyền bắt người?
A. Người bị tòa án đưa ra xét xử.
B. Người đang đang bị truy nã.
C. Người bị khởi tố hình sự.
D. Người vi phạm luật giao thông.
- Câu 21 : Theo lời khuyên của anh M, anh H đã nói với bố không nên dùng thực phẩm bẩn trong khâu chế biến thức ăn phân phối cho các đại lí. Vô tình nghe được câu chuyện giữa hai bố con anh H, anh K kể lại với anh P. vốn là đối thủ của bố anh H, anh p lập tức tung tin này lên mạng xã hội. Bố anh H đã vội vã thuê phóng viên viết và đăng bài cải chính đồng thời quảng bá chất lượng sản phẩm cùa mình. Những ai dưới đây đã thực hiện không đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Bố con anh H, anh p, anh K và anh M.
B. Bố anh H, phóng viên và anh P.
C. Bố anh H, anh K, anh p và phóng viên.
D. Bố anh H, anh p, anh K và anh M.
- Câu 22 : Giám đốc P điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội nghị khách hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám đốc p yêu cầu bảo vệ khóa cửa ra vào rồi cùng trưởng phòng S kiểm tra tư trang của mọi người. Chồng nhân viên B đến đón vợ nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng lại, hai bên quát nạt, mắng chửi nhau thậm tệ. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô B và bảo vệ.
B. Chồng cô B và bảo vệ.
C. Gỉám đốc P trưởng phòng S, chồng cô B
D. Giám đốc P và trưởng phòng S.
- Câu 23 : Nghĩ là cô tiếp viên lấy trộm chiếc điện thoại của mình, hành khách B đã mắng, chửi đồng thời tát vào mặt cô tiếp viên. Hành khách B đã vi phạm những quyền tự do cơ bản nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể và sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở và danh dự.
C. Được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe và danh dự, nhân phẩm.
- Câu 24 : Khi bắt được người trộm chó nhà mình, anh H đã xông vào đấm, đá túi bụi khiến người đó ngất xỉu. Anh H đã xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bất khả xâm phạm về tính mạng.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
- Câu 25 : Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được quy định tại điều số bao nhiêu trong Hiến pháp 2013?
A. Điều 20
B. Điều 21
C. Điều 22
D. Điều 23
- Câu 26 : Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái
A. Đạo đức
B. Quy định
C. Pháp luật
D. Ý thức tiến bộ
- Câu 27 : Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam giữ người nhưng phải theo đúng
A. Hướng dẫn của cấp trên
B. Quy định của cơ quan điều tra
C. Hướng dẫn của Viện Kiểm sát
D. Trình tự và thủ tục do pháp luật quy định
- Câu 28 : Trường hợp nào sau đây ai cũng có quyền bắt?
A. Người bị nghi ngờ có hành vi phạm tội nguy hiểm
B. Người bị cho rằng đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
C. Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện
D. Người bị nghi ngờ có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn.
- Câu 29 : Khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người khẩn cấp, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn trong thời gian tối đa bao lâu?
A. 12 giờ
B. 24 giờ
C. 36 giờ
D. 48 giờ
- Câu 30 : Nếu Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người thì người bị bắt phải được
A. Trả tự do sau 12 giờ
B. Trả tự do ngay
C. Phải được đền đù
D. Phải được theo dõi trong 24 giờ
- Câu 31 : Đánh người là hành vi xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm
D. Quyền được sống và được tôn trọng của công dân
- Câu 32 : Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có nghĩa là
A. Không ai được làm tổn hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác
B. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
C. Không ai được can thiệp tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
D. Không ai được làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Câu 33 : Một cá nhân hoặc tổ chức tự ý vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám xét chỗ ở của công dân là vi phạm
A. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư
B. Quyền tự do cư trú
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
D. Quyền được pháp luật bảo hộ
- Câu 34 : Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác, trừ một số trường hợp và việc khám xét phải tuân theo
A. Trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
B. Công văn hướng dẫn của Viện kiểm sát
C. Chỉ đạo của Viện kiểm sát
D. Chỉ đạo của cơ quan công an
- Câu 35 : Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là
A. Bất kì ai vì bất kì lí do gì cũng không có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
B. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật
C. Không ai được phép can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
D. Không cá nhân, tổ chức nào được phép kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
- Câu 36 : Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân, người nào vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc
A. Kỉ luật
B. Cảnh cáo
C. Truy cứu trách nhiệm dân sự
D. Truy cứu trách nhiệm hình sự
- Câu 37 : Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước” là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quyền tự do dân chủ
B. Quyền tự do ngôn luận
C. Quyền bình đẳng của công dân
D. Quyền làm chủ của công dân
- Câu 38 : Hành động nào sau đây không thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Trực tiếp phát biểu ý kiến tại các cuộc họp ở cơ quan
B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về chính sách của Nhà nước
C. Đóng góp ý kiến với đại biểu Hội đồng nhân dân trong cuộc đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở
D. Nói chuyện riêng trong giờ học khi cô giáo đang giảng bài
- Câu 39 : Quyền tự do dân chủ nào là cơ sở, điều kiện để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội?
A. Quyền tự do ngôn luận
B. Quyền tự do đi lại
C. Quyền tự do trao đổi
D. Quyền tự do thân thể
- Câu 40 : Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản?
A. Tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
B. Không ngừng học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.
C. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân
D. Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép.
- Câu 41 : Anh A nợ anh B một số tiền lớn từ lâu nhưng chưa chịu trả dù anh B đã đòi nhiều lần. Quá tức giận, anh B đến trường học của con anh A, dụ cháu đến nhà mình chơi rồi giữ lại để buộc anh A phải trả tiền cho mình. Trong trường hợp này, anh B đã vi phạm quyền
A. Bất khả xâm phạm về thân thể
B. Được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân
C. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân
- Câu 42 : Sau khi bị mất trộm chiếc xe đạp, bà Y đã trình báo với cơ quan công an phường X. Trong đơn trình báo, bà Y đã khẳng định ông C là người lấy cắp. Dựa vào lời khai của bà Y, công an phường X đã bắt khẩn cấp ông C. Việc làm của công an phường X đã xâm phạm đến quyền nào của ông C?
A. Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe
B. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng
- Câu 43 : Thấy chị M hàng xóm phát hiện việc mình đánh hai nhân viên bị thương nặng, ông X đã thuê anh K tìm cách uy hiếp chị M. Anh K rủ thêm anh H cùng chặn đường đánh đập và đe dọa chị M. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe của công dân?
A. Ông X, anh K và anh H.
B. Ông X và anh K
C. Ông X và anh H
D. Anh K và anh H
- Câu 44 : Cho rằng đàn bò nhà anh S vào phá nát ruộng lúa nhà mình, bà B đã chửi rủa khiến anh S tức giận dùng gậy đánh bà B phải nhập viện. Anh S đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể
B. Tự do ngôn luận.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm
- Câu 45 : Nghi ngờ A lấy điện thoại của M nên Y đã tung tin về việc A là người thiếu trung thực lên mạng xã hội. Ngày hôm sau, A nhờ B và C chặn đánh Y và M để trả thù khiến M bị thương. H thấy vậy can ngăn A nhưng bị A chửi rủa, cho rằng bênh vực Y, M là không đúng. Trong tình huống này, ai đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. M và Y
B. B, C và Y
C. A, B, C và M
D. A và Y
- Câu 46 : Bắt quả tang anh M vận chuyển trái phép động vật quý hiếm, anh B là cán bộ chức năng đã lập biên bản tịch thu tang vật. Do anh M chống đối quyết liệt nên anh B đã đẩy mạnh khiến anh M ngã gãy tay. Để trả thù, ông T là bố anh M đã thuê anh K bắt cóc cháu N con gái anh B, nhốt và bỏ đói trong kho chưa đồ suốt hai ngày khiến cháu N kiệt sức phải nhập viện điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Anh M và anh B
B. Ông T, anh M và anh B
C. Anh M và anh T
D. Anh B, ông T và anh K
- Câu 47 : Để cạnh tranh, chị B đã thuê người phát tán những hình ảnh sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chị H chủ cửa hàng bên cạnh. Phát hiện sự việc, chị H đã sỉ nhục chị B trước đông đảo khách hàng. Chị B và chị H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể
B. Được bảo mật thông tin liên ngành
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm
- Câu 48 : Trên đường đi học, X bị hai thanh niên trêu ghẹo. N phản đối thì bị họ lăng mạ và dọa đánh. X cần chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?
A. Chửi và đánh lại những thanh niên đó
B. Im lặng đề chờ những thanh niên đó bỏ đi
C. Giả vờ khóc lóc để những thanh niên đó tha cho
D. Kêu lên để những người khác giúp đỡ, sau đó làm đơn tố cáo
- Câu 49 : Bác đưa thư đến gửi bưu phẩm cho chị A nhưng chị đi vắng, B là em gái ở nhà nhận thay. B định mở ra xem bên trong có gì. Nếu là bạn của B, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?
A. Không quan tâm vì đây không phải việc của mình
B. Khuyên B nên dừng lại vì làm như vậy là vi phạm pháp luật
C. Im lặng, vì B là người của chị A nên không sao
D. Cùng B kiểm tra xem bên trong có gì
- Câu 50 : Hết giờ học, T mượn điện thoại của M để gọi mẹ đến đón. Vì tò mò, T tự ý đọc tin nhắn của M rồi phát tán nội dung đó lên trang thông tin cá nhân. Hôm sau. Trong lúc T đi hỏi lớp, M đã tìm cách lấy được thư của T rồi đọc cho cả lớp nghe. T và M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tài sản
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
D. Quyền bí mật riêng tư của mỗi cá nhân
- Câu 51 : P mượn sách tham khảo của H đã lâu mà chưa trả. Khi cần dùng sách, H đến tìm nhưng P lại không có nhà. Mẹ P bảo H cứ vào phòng tìm nhưng H bảo để tối P về sẽ quay lại. H đã tôn trọng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bí mật riêng tư của công dân
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự
- Câu 52 : Bà T dựng xe đạp ngoài cửa hàng để mua thức ăn nhưng quên không mang túi xách vào nên đã bị mất. Nghi ngờ em C đang chơi gần đó lấy trộm, bà T đã chửi bới và cùng con gái xông vào nhà em C để lục soát. Bố mẹ em C cản không được đã tức giận đánh bà T và con gái bà khiến cả hai bị thương tích nhẹ. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Em C và bố mẹ C
B. Bố mẹ C
C. Bà T và con gái
D. Bà T, con gái bà T và em C
- Câu 53 : Đang đuổi theo tên cướp giật tài sản vào đến ngõ thì mất dấu, hai anh công an A và B nghi ngờ tên cướp chạy vào nhà ông C nên định vào để tiếp tục tìm bắt nhưng bị ông C ngăn lại. Cho rằng ông C muốn bao che cho tên cướp nên anh A và B đã đe dọa ông C và kiên quyết xông vào. Trong trường hợp trên, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?
A. Tên cướp
B. Tên cướp và ông C
C. Anh A và anh B
D. Anh A, anh B và tên cướp
- Câu 54 : Trong buổi ngoại khóa của trường, bạn Q đưa ra thắc mắc với thầy Đ về chương trình giáo dục liệu có đáp ứng được với đòi hỏi của cuộc cách mang công nghệ 4.0. Bạn Q đã thực hiện quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Tự do ngôn luận
B. Tự do thông tin
C. Tôn trọng quan điểm cá nhân
D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Câu 55 : Do không đồng tình với kết quả cuộc thi hoa hậu, nhà báo X đã đăng lên Facebook cá nhân quan điểm, thái độ không đồng tình của mình về kết quả cuộc thi, đồng thời dùng những lời lẽ thô tục để miệt thị nhan sắc của hoa hậu Y. Nhà báo X đã sử dụng sai quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự do báo chí
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
C. Quyền tự do riêng tư
D. Quyền tự do ngôn luận
- Câu 56 : Trong cuộc họp, anh B phát biểu phê bình chị C về những sai lầm trong công việc. Giám đốc công ty là ông X ngắt lời yêu cầu anh B ngừng phát biểu nhưng anh B không đồng ý. Thấy vậy, ông X đã yêu cầu bảo vệ K buộc anh B rời khỏi cuộc họp. Anh M là nhân viên công ty thấy vậy đã viết bài báo nói ông X bạo hành nhân viên đăng lên facebook khiến uy tín của ông X bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền tự do ngôn luận?
A. Ông X và anh M
B. Ông X, anh M và anh K
C. Ông X, anh M và anh B
D. Anh M và anh K
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại