Đề ôn tập Chương Điện từ học môn Vật Lý 9 năm 2021...
- Câu 1 : Xét các bộ phận chính của một loa điện:(1). Nam châm
A. (2)
B. (3)
C. (2), (3)
D. (1)
- Câu 2 : Ampe kế điện từ loại đơn giản gồm một ống dây D và một tấm sắt S đặt gần một đầu ống dây. Tấm sắt S gắn liền với kim chỉ thị K có thể quay quanh trục O. Khi có dòng điện đi qua ống dây thì kim điện kế:
A. Kim chỉ thị không dao động.
B. Không xác định được kim chỉ thị có bị lệch hay đứng yên không dao động.
C. Kim chỉ thị dao động và chỉ giá trị của dòng điện qua tấm sắt S.
D. Kim chỉ thị bị kéo lệch và chỉ giá trị của dòng điện qua dây D trên bảng chỉ thị.
- Câu 3 : Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì:
A. Chịu tác dụng của lực điện
B. Chịu tác dụng của lực từ
C. Chịu tác dụng của lực điện từ
D. Chịu tác dụng của lực đàn hồi
- Câu 4 : Đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua. Hãy cho biết lực từ vẽ ở hình nào đúng?
A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Cả 3 hình a, b, c
- Câu 5 : Theo quy tắc bàn tay trái, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo:
A. Chiều của lực điện từ
B. Chiều của đường sức từ
C. Chiều của dòng điện
D. Chiều của đường đi vào các cực của nam châm
- Câu 6 : Xác định câu nói đúng về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện.
A. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và song song với đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
B. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
C. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, không đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
D. Một đoạn dây dẫn không có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
- Câu 7 : Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình chữ U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại?
A. Mặt khung dây song song với các đường sức từ.
B. Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ.
C. Mặt khung dây tạo thành một góc 600 với các đường sức từ.
D. Mặt khung dây tạo thành một góc 450 với các đường sức từ.
- Câu 8 : Hình dưới đây mô tả khung dây có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường, trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Về vị trí này của khung dây, ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Khung không chịu tác dụng của lực điện từ.
B. Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay.
C. Khung tiếp tục quay do tác dụng của lực điện từ lên khung.
D. Khung quay tiếp một chút nữa nhưng không phải do tác dụng của lực điện từ mà do quán tính.
- Câu 9 : Chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB trong hình sau có chiều:
A. Từ B sang A
B. Từ A sang B
C. Không đủ dữ kiện để xác định chiều dòng điện qua dây dẫn AB
D. Không xác định được chiều dòng điện qua dây dẫn AB
- Câu 10 : Động cơ điện một chiều gồm mấy bộ phận chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 11 : Chọn phát biểu đúng khi nói về động cơ điện một chiều?
A. Nam châm để tạo ra dòng điện.
B. Bộ phận đứng yên là roto.
C. Để khung có thể quay liên tục cần phải có bộ góp điện.
D. Khung dây dẫn là bộ phận đứng yên.
- Câu 12 : Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên:
A. tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
B. tác dụng của điện trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
C. tác dụng của lực điện lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
D. tác dụng của lực hấp dẫn lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
- Câu 13 : Động cơ điện một chiều quay được là nhờ tác dụng của lực nào?
A. lực hấp dẫn
B. lực đàn hồi
C. lực điện từ
D. lực từ
- Câu 14 : Roto của một động cơ điện một chiều trong kĩ thuật được cấu tạo như thế nào?
A. là một nam châm vĩnh cửu có trục quay.
B. là một nam châm điện có trục quay.
C. là nhiều cuộn dây dẫn có thể quay quanh một trục.
D. là nhiều cuộn dây dẫn cuốn quanh một lõi thép gắn với vỏ máy.
- Câu 15 : Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là:
A. Nam châm điện đứng yên (stato).
B. Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau đứng yên (stato).
C. Nam châm điện chuyển động (roto).
D. Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau chuyển động (roto).
- Câu 16 : Động cơ điện là dụng cụ biến đổi:
A. Nhiệt năng thành điện năng.
B. Điện năng thành cơ năng.
C. Cơ năng thành điện năng.
D. Điện năng thành nhiệt năng.
- Câu 17 : Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng?
A. Bàn ủi điện và máy giặt.
B. Máy khoan điện và mỏ hàn điện.
C. Quạt máy và nồi cơm điện.
D. Quạt máy và máy giặt.
- Câu 18 : Muốn cho động cơ điện quay được, cho ta cơ năng thì phải cung cấp năng lượng dưới dạng nào?
A. Động năng
B. Thế năng
C. Nhiệt năng
D. Điện năng
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn