Đề thi HK1 môn hóa lớp 11 - Trường THPT Quang Trun...
- Câu 1 : Trong dãy các chất sau, dãy nào đều gồm các chất điện li mạnh
A HF, C6H6, KCl.
B NaCl, HCl, NaOH.
C H2S, CaSO4, NaHCO3.
D H2S, H2SO4, NaOH.
- Câu 2 : Để khắc chữ và hình trên thủy tinh người ta dùng dung dịch nào dưới đây?
A Dung dịch NaOH đặc.
B Dung dịch HNO3.
C Dung dịch H3PO4.
D Dung dịch HF.
- Câu 3 : Ở điều kiện thường, photpho hoạt động như thế nào so với nitơ
A không xác định được.
B Photpho mạnh hơn.
C bằng nhau.
D Photpho yếu hơn.
- Câu 4 : Cacbon (C) thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây
A 4Al + 3C → Al4C3.
B C + O2 → CO2.
C C + H2O → CO + H2.
D CO2 + 2Mg → C + 2MgO.
- Câu 5 : Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp Al2O3; CuO; MgO; Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là
A Al2O3, Cu, Mg, Fe.
B Al, Fe, Cu, Mg.
C Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.
D Al2O3, Cu; MgO; Fe.
- Câu 6 : Cho khí CO qua ống sứ chứa 10 gam hỗn hợp chất rắn X gồm CuO; Fe2O3; FeO; Fe3O4 và MgO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y và 8 gam rắn Z. Cho Y qua dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A 50,0.
B 12,5.
C 25,0.
D 20,0.
- Câu 7 : Chỉ dùng 1 thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NH4NO3; NaHCO3; (NH4)2SO4; FeCl2.
A NaOH.
B BaCl2.
C Ba(OH)2.
D AgNO3.
- Câu 8 : Một dung dịch của pH = 5 thì nồng độ H+ sẽ bằng
A 5.10-4 M.
B 2.10-5 M.
C 0,2 M.
D 10-5 M.
- Câu 9 : Tính chất hóa học của NH3 là
A Tính bazo yếu, tính oxi hóa.
B Tính bazo mạnh, tính oxi hóa.
C Tính bazo mạnh, tính khử.
D Tính bazo yếu, tính khử.
- Câu 10 : Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế từ
A NH4NO3.
B NaNO2.
C NH4NO2.
D NH4Cl.
- Câu 11 : Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm Nito là
A ns2np3.
B ns2np2.
C ns2np1.
D ns1.
- Câu 12 : a) Viết phương trình điện li của CH3COOH và NaOH.b) Hoàn thành phương trình dạng phân tử và viết phương trình ion rút gọn theo sơ đồ sau:BaCl2 + Na2SO4 → ? ↓ + ?H2SO4 + ? → ? + H2O
- Câu 13 : Viết phương trình phản ứng hoàn thành chuỗi biến hóa sau:\(N{H_3}\xrightarrow{{(1)}}{N_2}\xrightarrow{{(2)}}NO\xrightarrow{{(3)}}N{O_2}\xrightarrow{{(4)}}HN{O_3}\xrightarrow{{(5)}}Cu{(N{O_3})_2}\xrightarrow{{(6)}}CuO\)
- Câu 14 : Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối?
- Câu 15 : Hòa tan hoàn toàn 15,6 gam Mg vào dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch A và 2,688 lít hỗn hợp khí X gồm N2 và N2O (ở đktc). Thêm một lượng dư KOH vào dung dịch A, đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì có một khí mùi khai thoát ra. Khí này tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 0,1M (tạo muối trung hòa). Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X (ở đktc) và số mol HNO3 đã phản ứng?
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ