ôn tập benzen và ankyl benzen
- Câu 1 : Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp A gồm benzen, toluen, etyl benzen thu được 0,15 mol CO2 và 0,12 mol H2O. Tìm x ?
A 0,01
B 0,05
C 0,06
D
0,02
- Câu 2 : Hỗn hợp gồm 1 mol C6H6 và 1,5 mol Cl2. Trong điều kiện có xúc tác bột Fe, to, hiệu suất 100%. Sau phản ứng thu được chất gì ? bao nhiêu mol ?
A 1 mol C6H5Cl; 1 mol HCl; 1 mol C6H4Cl2.
B 1,5 mol C6H5Cl; 1,5 mol HCl; 0,5 mol C6H4Cl2.
C 1 mol C6H5Cl; 1,5 mol HCl; 0,5 mol C6H4Cl2.
D 0,5 mol C6H5Cl; 1,5 mol HCl; 0,5 mol C6H4Cl2.
- Câu 3 : Một hợp chất hữu cơ X có vòng benzen có CTĐGN là C3H2Br và M = 236. Gọi tên hợp chất này biết rằng hợp chất này là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe).
A o- hoặc p-đibrombenzen.
B o- hoặc p-đibromuabenzen.
C m-đibromuabenzen.
D m-đibrombenzen.
- Câu 4 : Đốt cháy hoàn toàn a gam hiđrocacbon X thu được a gam H2O. Trong phân tử X có vòng benzen. X không tác dụng với brom khi có mặt bột Fe, còn khi tác dụng với brom đun nóng tạo thành dẫn xuất chứa 1 nguyên tử brom duy nhất. Tỉ khối hơi của X so với không khí có giá trị trong khoảng từ 5 đến 6. X là
A Hexan.
B Hexametyl benzen.
C Toluen.
D Hex-2-en.
- Câu 5 : Trong phân tử X có vòng benzen. X không tác dụng với brom khi có mặt bột Fe, còn khi tác dụng với brom đun nóng tỉ lệ 1:1 tạo thành dẫn xuất monobrom duy nhất nên tên của X là :
A benzen
B Hecxametyl benzen.
C Toluen
D o - Xilen
- Câu 6 : TNT (2,4,6- trinitrotoluen) được điều chế bằng phản ứng của toluen với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc, trong điều kiện đun nóng. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình tổng hợp là 80%. Lượng TNT (2,4,6-trinitrotoluen) tạo thành từ 230 gam toluen là
A 550,0 gam.
B 687,5 gam.
C 454,0 gam.
D 567,5 gam.
- Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon A, sau phản ứng thu được 15,68 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Tìm CTCT của A.
A C6H5 – CH3
B C6H6
C C6H5 – C2H5
D C6H5 – C2H3
- Câu 8 : Đốt cháy hoàn toàn a g hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon thơm A và B là 2 đồng đẳng kế tiếp nhau thuộc dãy đồng đẳng của benzen. Sau phản ứng thu được 7,84 lít CO2 (đktc)và 3,33 g H2O. Xác định CTCT của A và B.
A C6H6 và C8H8
B C6H6 và C6H5 – C2H3
C C6H6 và C6H5 – C2H5
D C6H6 và C6H5 – CH3
- Câu 9 : Cho 21 gam hỗn hợp axetilen và toluen phản ứng với dung dịch KMnO4/H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được 33,4 gam hỗn hợp hai axit. Thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là
A %C2H2 = 45%; %C6H5CH3 = 55%.
B %C2H2 = 60%; %C6H5CH3 = 40%.
C %C2H2 = 35%; %C6H5CH3 = 65%.
D %C2H2 = 12,38%; %C6H5CH3 = 87,62%.
- Câu 10 : A có công thức phân tử là C8H8, tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường tạo ra ancol 2 chức. 1 mol A cộng tối đa với:
A 4 mol H2; 1 mol brom.
B 3 mol H2; 1 mol brom.
C 3 mol H2; 3 mol brom.
D 4 mol H2; 4 mol brom.
- Câu 11 : Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 8,1 gam H2O và V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là:
A 15,654.
B 15,465.
C 15,546.
D 15,456.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ