Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 trư...
- Câu 1 : Chị Mai tự ý quyết định việc chăm sóc nuôi dạy con cái mà không tôn trọng ý kiến của anh Nam. Chị Mai đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. tài sản.
B. huyết thống.
C. tình cảm.
D. nhân thân.
- Câu 2 : Quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam về văn hóa, giáo dục nghĩa là các dân tộc đều
A. có chung lãnh thổ và điều kiện phát triển.
B. có chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng.
C. có quyền dùng tiếng nói chữ viết riêng.
D. thống nhất chỉ dùng chung một ngôn ngữ.
- Câu 3 : Trường hợp nào mới được bắt, giam, giữ người và những ai mới có quyền ra lệnh bắt, giam, giữ người được quy định rõ bởi
A. cơ quan điều tra.
B. tòa án.
C. viện Kiểm sát
D. pháp luật
- Câu 4 : Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động?
A. Dân chủ, tự giác, tự do
B. Tự do, tự nguyện, bình đẳng
C. Không trái quy định của pháp luật
D. Thực hiện giao kết trực tiếp
- Câu 5 : Mẹ và An vì mâu thuẫn với Bà nội An nên mẹ An đã không chăm sóc bà nội. Hành động của mẹ An đã vi phạm quyền bình đẳng
A. giữa con dâu và mẹ chồng.
B. của phụ nữ.
C. giữa cha mẹ và con cái.
D. giữa ông bà và cháu.
- Câu 6 : Pháp luật không những quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định rõ
A. nghĩa vụ để công dân thực hiện quyền đó.
B. trách nhiệm để công dân thực hiện quyền đó.
C. phương thức để công dân thực hiện quyền đó.
D. cách thức để công dân thực hiện quyền đó.
- Câu 7 : Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật phải đều phù hợp không được trái Hiến pháp vì Hiến Pháp là
A. luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất.
B. văn bản pháp lí mang tính quy phạm phổ biến.
C. văn bản xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. văn bản pháp luật do nhà nước ban hành.
- Câu 8 : Mọi người đều có quyền lựa chọn
A. điều kiện làm việc theo mong muốn của mình
B. vị trí làm việc theo sở thích riêng của mình
C. thời gian làm việc theo điều kiện của mình
D. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử
- Câu 9 : Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của công dân là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
- Câu 10 : Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước là biểu hiện của quyền bình đẳng
A. giáo dục.
B. kinh tế.
C. văn hóa.
D. chính trị.
- Câu 11 : Mọi công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Khẳng định trên muốn đề cập đến khái niệm công dân
A. với quyền bình đẳng.
B. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. bình đẳng trước pháp luật.
D. bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
- Câu 12 : Cơ quan A ra quyết định kỷ luật đối với ông B do ông B có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm bà C cùng cơ quan là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
- Câu 13 : Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức vì hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa:
A. Các quy định do cơ quan Nhà nước thẩm quyền ban hành.
B. Quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
C. Văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
D. Các quy tắc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Câu 14 : Bà nội Lam cho rằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục Lam là trách nhiệm của gia đình nhà nội. Bà nội Lam đã vi phạm quyền bình đẳng giữa
A. các cháu.
B. ông bà và cháu.
C. ông bà với nhau.
D. ông bà và cha mẹ.
- Câu 15 : Cửa hàng của bà A đã không bán hàng pháo đốt vào dịp Tết. Trường hợp này bà A đã thực hiện pháp luật theo phương thức nào?
A. Thi hành pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
- Câu 16 : Pháp luật Việt Nam quy định trong thời bình, các bạn nam từ đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các nữ thì không phải thực hiện. Điều này thể hiện việc công dân
A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. bất bình đẳng về quyền.
C. bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. bình đẳng về quyền.
- Câu 17 : Anh A quyết định mang cầm cố chiếc xe ô tô của hai vợ chồng để làm ăn kinh doanh mà không bàn bạc với chị B. Anh đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. nhân thân.
B. tình cảm.
C. tài sản chung.
D. tài sản riêng.
- Câu 18 : Trường hợp cán bộ xã nghi ngờ con bà B( mới đi cai nghiện về) ăn trộm lúa của bà con, công an xã vào nhà bà B bắt người. Trường hợp này đã vi phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về chỗ ở của công dân.
C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
- Câu 19 : Nhờ có pháp luật, Nhà nước phát huy được
A. tính giai cấp của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân.
B. tính xã hội của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân.
C. quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân
D. sức mạnh của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân.
- Câu 20 : Anh K và chị Th có trình độ đào tạo như nhau, cùng thi tuyển vào một vị trí và có điểm bằng nhau, nhưng công ty chỉ tuyển dụng anh K với lí do anh là nam. Trường hợp này vi phạm quyền bình đẳng
A. giữa lao động nam và lao động nữ
B. tìm việc làm giữa nam và nữ
C. quyền thực hiện lao động giữa nam và nữ
D. phân công lao động giữa nam và nữ
- Câu 21 : Anh Nam ký kết hợp đồng lao động với công ty A với chức năng, nhiệm vụ nhân viên kinh doanh. Sau đó công ty A lại bố trí anh Nam công việc vệ sinh dọn dẹp văn phòng. Công ty A đã vi phạm nội dung nào dưới đây?
A. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. Công dân bình đẳng trong tự do lựa chọn việc làm.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
- Câu 22 : Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp
A. khẩn cấp.
B. phạm tội quả tang.
C. quan trọng.
D. bắt người không có lí do.
- Câu 23 : Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là vi phạm đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính quy phạm phổ biến.
- Câu 24 : Việc xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Ban hành pháp luật.
B. Phổ biến pháp luật.
C. Sửa đổi pháp luật.
D. Thực hiện pháp luật.
- Câu 25 : Bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ
A. phát triển giữa các dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau.
B. văn hóa giữa các dân tộc.
C. kinh tế giữa các dân tộc.
D. chính trị giữa các dân tộc.
- Câu 26 : Mai tốt nghiệp ngành bác sĩ răng hàm mặt nhưng bố Mai bắt buộc Mai làm việc cơ quan bố là bệnh viện sản khoa. Bố Mai đã vi phạm nội dung nào dưới đây?
A. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
C. Công dân bình đẳng trong tự do lựa chọn việc làm.
D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
- Câu 27 : Sinh viên A tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán. Sinh viên A có thể tự do lựa chọn làm việc cho bất kì ai, ở đâu phù hợp theo quy định của pháp luật. Đây là biểu hiện của nội dung nào trong bình đẳng lao động?
A. Thực hiện quyền lao động.
B. Giữa lao động phổ thông với đại học.
C. Giao kết hợp đồng lao động.
D. Giữa lao động nam và lao động nữ.
- Câu 28 : Trường hợp nào sau đây không phải ai cũng có quyền bắt?
A. Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
B. Người đang bị truy nã.
C. Người bị phát hiện ngay sau khi thực hiện tội phạm.
D. Người bị nghi ngờ có hành vi phạm tội nguy hiểm.
- Câu 29 : Hành vi nào sau đây thể hiện hình thức sử dụng pháp luật của công dân
A. người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt.
B. công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.
C. người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có đèn tính hiệu đỏ.
D. người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
- Câu 30 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Các tôn giáo được tự do hoạt động không giới hạn.
B. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật.
C. Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
D. Hoạt động tôn giáo theo qui định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm.
- Câu 31 : Khẳng định nào dưới đây thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau phải tôn trọng nhau.
B. Công dân không được tự ý bỏ tôn giáo.nh.
C. Công dân phải bảo vệ tôn giáo của mình.
D. Công dân chỉ cần tôn trọng tôn giáo của mình.
- Câu 32 : Pháp luật của Nhà nước quy định:đồng bào mỗi tôn giáo là
A. tập hợp những người được ưu tiên về các hoạt động văn hóa.
B. một bộ phận không thể tách rời của đoàn kết dân tộc Việt Nam.
C. một bộ phận người sống riêng lẻ,độc lập.
D. một bộ phận người cần áp dụng các chính sách hỗ trợ đặc biệt.
- Câu 33 : N (19 tuổi) và A (17 tuổi) cùng lên kế hoạch đi cướp. Hai tên đã cướp xe máy và đâm người lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%). Cả hai đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nhưng xét điều kiện của từng người thì mức xử phạt với N là cung thân, với A là 17 năm tù. Dấu hiệu nào dưới đây được Tòa án sử dụng làm căn cứ để đưa ra mức xử phạt không giống nhau đó?
A. Hành vi vi phạm của nguời phạm tội.
B. Mức độ vi phạm của người phạm tội.
C. Độ tuổi của người phạm tội.
D. Mức độ thương tật của người bị hại.
- Câu 34 : Người dân bắt người bị nghi là lấy trộm hàng hóa ở chợ ( mà không bắt được quả tang lấy trộm hàng hóa ) là hành vi xâm phạm đến
A. quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
B. tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. danh dự và nhân phẩm của công dân.
D. chỗ ở của công dân.
- Câu 35 : Trường hợp nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa dân tộc?
A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện X là người dân tộc Tày.
B. Anh T và chị N yêu nhau nhưng bị gia đình ngăn cản vì chị N là người dân tộc Nùng.
C. Xã M được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước về phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn.
D. là người dân tộc Mông nên H được cộng điểm trong kì thi THPH Quốc gia.
- Câu 36 : Mỗi quy tắc ứng xử thường được thể hiện thành
A. nhiều quy phạm pháp luật.
B. nhiều quy định pháp luật.
C. một quy phạm pháp luật.
D. một số quy định pháp luật.
- Câu 37 : Khẳng định nào sau đây không đúng với mọi quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi công dân được thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
B. Mọi công dân được tự do lựa chọn việc làm trong các cơ sở kinh doanh
C. Mọi công dân được chủ động mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh
D. Mọi công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh
- Câu 38 : Khẳng định nào sao đây biểu hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Xã M ở huyện vùng núi khó khăn nhưng không được ưu tiên xây dựng trường lớp nên con em đòng bào không được đi học.
B. Chị N bị cấm kết hôn với anh A vì chị N là người dân tộc.
C. Anh A là người dân tộc Ê-Đê nhưng khi thi đại học anh A không được cộng điểm ưu tiên khu vực.
D. Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện B là người dân tộc Mông.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại