20 bài tập Sự rơi tự do mức độ vận dụng
- Câu 1 : Chọn câu trả lời đúng. Thả vật rơi tự do đồng thời từ hai độ cao h1≠ h2. Biết rằng thời gian chạm đất của vật thứ nhất bằng 3 lần của vật thứ hai. Tỉ số h1 : h2 là:
A 3
B 9
C 6
D 0,9
- Câu 2 : Vật rơi tự do trong giây cuối rơi được 40 (m). Tính thời gian vật rơi và độ cao nơi thả vật. Biết g =10 m/s2
A t = 4,5(s), h = 100(m).
B t = 5 (s), h = 100 (m).
C t = 5 (s), h = 120 (m).
D t = 4,5(s), h = 101,25 (m).
- Câu 3 : Chọn câu trả lời đúng. Một vật rơi tự do từ một độ cao h. Biết rằng trong giây cuối cùng vật rơi được quãng đường 15 m. Thời gian rơi của vật là:
A 1s
B 1,5s
C 2,5s
D 2s
- Câu 4 : Chọn câu trả lời đúng. Hai vật có khối lượng m1 = 3m2 rơi tự do tại cùng một địa điểm,với v1, v2 tương ứng là vận tốc chạm đất của vật thứ nhất và vật thức hai. Bỏ qua sức cản của không khí. Khi đó:
A v1 > v2.
B v1 =2 v2.
C v1 = v2.
D v2 = 2 v1.
- Câu 5 : Hai viên bi A và B được thả rơi tự do từ cùng độ cao. Bi A rơi sau bi B 0,5s. Tính khoảng cách giữa 2 bi sau 2s.
A 8,75m
B 9,75m
C 10,15m
D 40m
- Câu 6 : Hai viên bi sắt được thả rơi tự do cùng độ cao cách nhau một khoảng thời gian 0,5s. Lấy g = 10m/s2. Khoảng cách giữa hai viên bi khi viên thứ hai rơi được 1,5s là
A 6,25m.
B 20m.
C 8,75m.
D 11,25m.
- Câu 7 : Người ta ném một vật từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 5,0m/s. Lấy g = 10m/s2. Thời gian vật chuyển động và độ cao cực đại vật đạt được là (Bỏ qua sức cản của không khí).
A t = 0,5s; h = 1,25m.
B t = 1s; h = 1,25m.
C t = 1s; h = 2,5m.
D t = 0,5s; h = 2,5m.
- Câu 8 : Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ một điểm M cách mặt đất 50m. Lấy g = 10m/s2. Viết phương trình chuyển động của vật khi chọn gốc toạ độ ở mặt đất và chiều dương hướng xuống?
A \(y = 50 + 5{t^2}\,\,\left( m \right)\)
B \(y = - 50 + 5{t^2}\,\,\left( m \right)\)
C \(y = 5{t^2}\,\,\left( m \right)\)
D \(y = - 5{t^2}\,\,\left( m \right)\)
- Câu 9 : Từ một đỉnh tháp người ta buông rơi 1 vật. Một giây sau ở tầng tháp thấp hơn 10m người buông rơi vật thứ 2. Hai vật sẽ gặp nhau sau bao lâu kể từ khi vật thứ nhất được buông rơi. Lấy g = 10m/s2.
A t = 0,5s.
B t = 2,5s.
C t = 1,5s.
D t = 3,5s.
- Câu 10 : Sau 2s kể từ lúc giọt nước thứ 2 bắt đầu rơi, khoảng cách giữa 2 giọt nước là 25m. Tính xem giọt nước thứ 2 được nhỏ rơi trễ hơn giọt nước thứ nhất bao lâu ? Lấy g = 10m/s2.
A giọt thứ 2 rơi sau giọt thứ nhất 2s.
B giọt thứ 2 rơi sau giọt thứ nhất 3s.
C giọt thứ 2 rơi sau giọt thứ nhất 4s.
D giọt thứ 2 rơi sau giọt thứ nhất 1s.
- Câu 11 : Ở một tầng tháp cách mặt đất 45m, một người thả rơi một vật. Một giây sau người đó ném vật thứ 2 xuống theo hướng thẳng đứng. Hai vật chạm đất cùng lúc. Tính vận tốc ném của vật thứ 2. Lấy g = 10m/s2.
A v0 = 12,5cm/s.
B v0 = 12,5km/s.
C v0 = 12,5m/s.
D v0 = 12,5mm/s.
- Câu 12 : Từ độ cao 20m, phải ném một vật thẳng đứng với vận tốc v0 bằng bao nhiêu để vật này tới mặt đất sớm hơn 1s so với vật rơi tự do ?
A v0 =1,5m/s.
B v0 =150m/s
C v0 =0,15m/s.
D v0 =15m/s.
- Câu 13 : Một giọt nước rơi từ độ cao 10m xuống mặt đất. Nếu không kể đến sức cản không khí thì vận tốc của giọt nước khi chạm đất là :
A 14.14m/s
B 1.4m/s
C 200m/s
D 100m/s
- Câu 14 : Một vật rơi tự do không vận tốc đầu. Quãng đường rơi trong giây thứ 2 là 14,73m. Suy ra gia tốc trọng lực ở nơi làm thí nghiệm là:
A 9,82 m/s2
B 9,81 m/s2
C 9,80 m/s2
D 7,36 m/s2
- Câu 15 : Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ một điểm A vào lúc t = 0. Chọn chiều dương hướng xuống, gốc thời gian là lúc vật bắt đầu rơi. Phương trình của vật khi chọn gốc toạ độ là vị trí O ở dưới A một khoảng 196m là :
A y = 4,9t2 (m)
B y = 4,9t2 + 196 (m)
C y = 4,9t2 - 196 (m)
D y = 4,9(t - 196)2 (m)
- Câu 16 : Một vật được buông rơi tự do tại nơi có g = 10 m/s2.
A
B
C
D
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do