Đề thi HK1 môn Vật lý 7 năm học 2019-2020 trường T...
- Câu 1 : Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm là
A. lớn băng vật.
B. lớn hơn vật
C. nhỏ hơn vật
D. nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
- Câu 2 : Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?
A. Miếng xốp
B. Rèm nhung
C. Mặt gương
D. Đệm cao su
- Câu 3 : Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?
A. Khoảng chân không
B. Tường bêtông
C. Nước biển
D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất
- Câu 4 : Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 80°. Góc tới có giá trị nào sau đây?
A. 20°
B. 40°
C. 60°
D. 80°
- Câu 5 : Âm thanh được phát ra từ một nguồn âm dao động có tần số 250 Hz. Hỏi trong 2 giây nguồn âm này đã thực hiện được mấy dao động?
A. 25 dao động.
B. 50 dao động.
C. 250 dao động.
D. 500 dao động.
- Câu 6 : Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
A. 170m
B. 340m
C. 1700m
D. 1800m
- Câu 7 : Chọn từ điền vào chỗ trống : Các vật có thừa các êlectrôn tự do, đó là ........
A. Vật nhiễm điện âm.
B. Vật dẫn điện.
C. Vật nhiễm điện dương.
D. Vật trung hòa điện tích.
- Câu 8 : Hai vật nhiễm điện tích cùng loại, khi đưa chúng lại gần nhau thì chúng sẽ:
A. Hút nhau.
B. Đẩy nhau.
C. Vừa hút vừa đẩy nhau.
D. Không có hiện tượng gì cả
- Câu 9 : Trường hợp nào sau đây là ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện?
A. Hàn điện.
B. Đèn điện đang sáng
C. Đun nước bằng điện
D. Mạ đồng
- Câu 10 : Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người thì có thể làm cho các cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng gì của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng hóa học.
C. Tác dụng từ.
D. Tác dụng sinh lí.
- Câu 11 : Chiều dòng điện chạy trong mạch điện là :
A. Chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.
B. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
C. Chiều từ cực âm tới cực dương rồi lại từ cực dương tới cực âm của nguồn điện.
D. Không theo một quy luật nào cả.
- Câu 12 : Muốn đo hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch thì:
A. Vôn kế phải mắc song song với đoạn mạch.
B. Ampe kế phải mắc song song với đoạn mạch.
C. Vôn kế phải mắc nối tiếp với đoạn mạch.
D. Ampe kế phải mắc nối tiếp vào đoạn mạch.
- Câu 13 : Khi học ở trường em làm gì để tránh bị điện giật?
A. Không nghịch công tắc, cầu chì và ổ cắm điện ở trong lớp.
B. Không chơi ở những nơi có dây điện.
C. Cần thực hiện tốt tất cả các việc trên.
D. Khi có các bạn bị điện giật cần báo ngay cho cô giáo hay những người lớn ở gần đó biết.
- Câu 14 : Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp, dòng điện chạy qua mỗi đèn có cường độ và hiệu điện thế tương ứng là I1, I2,.U1, U2 Cường độ dòng điện (I) và hiệu điện thế U chạy trong mạch chính có giá trị là:
A. I = I1 = I2 ; U = U1 - U2
B. I = I1 + I2 ; U = U1.U2
C. I = I1 + I2 ; U = U1 = U2
D. I = I1 = I2 ; U = U1 + U2
- Câu 15 : Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị sai ?
A. 425mA = 0,425A.
B. 32mA = 0,32A.
C. 1,28A = 1280mA.
D. 0,35A = 350mA.
- Câu 16 : Vật liệu nào sau đây là chất dẫn điện?
A. Sắt
B. Nhựa
C. Thủy tinh
D. Cao su
- Câu 17 : Mũi tên trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện?
A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
- Câu 18 : Trong một môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng:
A. Luôn truyền theo đường gấp khúc
B. Luôn truyền theo đường thẳng
C. Luôn truyền theo đường cong
D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc
- Câu 19 : Góc phản xạ luôn:
A. Lớn hơn góc tới
B. Nhỏ hơn góc tới
C. Bằng góc tới.
D. Lúc lớn hơn, lúc nhỏ hơn góc tới
- Câu 20 : Nguồn âm của cây đàn ghi – ta là:
A. Dây đàn
B. Hộp đàn
C. Ngón tay gảy đàn
D. Lớp không khí bị nén bên trong hộp đàn
- Câu 21 : Hộp đàn ghi ta có tác dụng gì là chủ yếu?
A. Để tạo kiểu dáng cho đàn
B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra
C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn
D. Để người nghệ sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.
- Câu 22 : Khi trời mưa ta thường thấy tiếng sấm bao giờ cũng xuất hiện sau ánh chớp. Điều này được lí giải là:
A. Khi hai đám mây va chạm nhau sẽ sinh ra tia chớp sau đó mới sinh ra tiếng động, do vậy mà ta nghe thấy tiếng sấm sau khi thấy tia chớp
B. Do vận tốc ánh sáng lớn hơn vận tốc âm thanh
C. Do vận tốc âm thanh lớn hơn vận tốc ánh sáng
D. Do mắt ta nhìn được từ rất xa còn âm thanh thì chỉ đến gần tai mới nghe được
- Câu 23 : Chọn đáp án đúng :
A. Tiếng vang là âm dội lại khi gặp một vật chắn
B. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cùng một lúc với âm phát ra
C. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra 1 khoảng thời gian nhỏ hơn 1/15 giây
D. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra 1 khoảng ít nhất là 1/15 giây
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi