Đề kiểm tra Sinh 8 Chương 9 (có đáp án) !!
- Câu 1 : Nơron có chức năng gì ?
A. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
B. Tiếp nhận và xử lí các kích thích
C. Trả lời các kích thích
D. Tất cả các phương án còn lại
- Câu 2 : Khi nói về nơron, nhận định nào dưới đây là đúng ?
A. Không có khả năng phân chia
B. Không có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục
C. Có nhiều sợi trục
D. Có một sợi nhánh
- Câu 3 : Khi tiến hành cắt rễ sau liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên trái của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra
A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không
B. Tất cả các chi đều không co
C. Tất cả các chi đều co
D. Chi sau bên trái không co nhưng co các chi còn lại
- Câu 4 : Con người có tất cả bao nhiêu đôi dây thần kinh não ?
A. 6 đôi
B. 31 đôi
C. 12 đôi
D. 24 đôi
- Câu 5 : Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Ở người, hơn … bề mặt của vỏ não nằm trong các khe và rãnh
A. 4/5
B. 3/4
C. 2/3
D. 5/6
- Câu 6 : Hầu hết các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não và các phần dưới của não đều bắt chéo ở
A. hành tủy hoặc tủy sống.
B. não trung gian hoặc trụ não.
C. tủy sống hoặc tiểu não.
D. tiểu não hoặc não giữa.
- Câu 7 : Trung ương của phân hệ thần kinh giao cảm là các nhân xám ở sừng bên tủy sống phân bố từ
A. đốt tủy ngực V đến đốt tủy thắt lưng II.
B. đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng III.
C. đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng II.
D. đốt tủy ngực III đến đốt tủy thắt lưng I.
- Câu 8 : Ở người, hai chuỗi hạch nằm dọc hai bên cột sống thuộc về
A. phân hệ đối giao cảm và hệ thần kinh vận động.
B. hệ thần kinh vận động.
C. phân hệ đối giao cảm.
D. phân hệ giao cảm.
- Câu 9 : Mống mắt còn có tên gọi khác là
A. lòng đen.
B. lỗ đồng tử.
C. điểm vàng.
D. điểm mù.
- Câu 10 : Việc giữ đúng tư thế và khoảng cách khi viết hay đọc sách giúp ta phòng ngừa được tật nào sau đây
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Viễn thị
C. Cận thị
D. Loạn thị
- Câu 11 : Kính hội tụ còn có tên gọi khác là
A. kính râm.
B. kính cận.
C. kính lão.
D. kính lúp.
- Câu 12 : Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở
A. màng bên.
B. màng cơ sở.
C. màng tiền đình.
D. màng cửa bầu dục.
- Câu 13 : Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ?
A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.
B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này.
C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.
D. Tất cả các phương án còn lại.
- Câu 14 : Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia điều khiển của vỏ não
A. Tim đập nhanh khi nhìn thấy chó dại chạy đến gần
B. Môi tím tái khi trời rét
C. Né sang đường khác khi thấy đường đang đi tới bị tắc
D. Xếp hàng chờ mua bánh Trung thu
- Câu 15 : Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố
A. Co chân lại khi bị kim châm
B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức
C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu
D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc
- Câu 16 : Thông thường, sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của yếu tố nào sau đây
A. Đường liên hệ thần kinh tạm thời
B. Các vùng chức năng của vỏ não
C. Kích thích không điều kiện
D. Tất cả các phương án còn lại
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 2 Cấu tạo cơ thể người
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 3 Tế bào
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 4 Mô
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 10 Hoạt động của cơ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 9 Cấu tạo và tính chất của cơ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 11 Tiến hoá của hệ vận động và Vệ sinh hệ vận động
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 6 Phản xạ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 7 Bộ xương
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 8 Cấu tạo và tính chất của xương
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 13 Máu và môi trường trong cơ thể