Đề KSCL giữa HK2 môn GDCD lớp 10 năm 2019 Trường T...
- Câu 1 : Lịch sử xã hội loài người được hình thành khi con người biết
A. chế tạo công cụ lao động.
B. trồng trọt và chăn nuôi.
C. trao đổi hàng hóa.
D. ăn chín, uống sôi.
- Câu 2 : Sản xuất của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao động có mục đích và không ngừng
A. chế tạo của con người.
B. sáng tạo của con người.
C. phát triển của con người.
D. tiến bộ của con người.
- Câu 3 : Cuối thế kỷ XIX, nước Pháp bị một đợt dịch than ở gia súc trên quy mô rất lớn. Riêng ở vùng Pastơ sinh sống, gia súc không bị nhiễm bệnh vì ông đã tiêm vắcxin phòng bệnh. Mọi người không tin phương pháp của ông, cho rằng ông đã bịp bợm. Cuối cùng, họ nhất trí đưa ra phương pháp thí nghiệm trên thực tế. 50 con cừu được gây nhiễm bện than và được chia thành hai nhóm. Một nửa được tiêm vắcxin, nửa còn lại thì không. Chỉ sau 48 giờ, 25 con cừa không được tiêm vắcxin phòng bệnh lần luợt chết, 25 con được tiêm vắcxin vẫn sống khỏe mạnh. Câu chuyện là minh chứng về vai trò nào của thực tiễn đối với nhân thức?
A. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
B. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
C. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
D. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
- Câu 4 : Những sự vật, hiện tượng nào sau đây không do con người sáng tạo ra?
A. Máy tính.
B. Động Phong Nha – Kẻ Bàng.
C. Trống đồng Đông Sơn.
D. Cồng chiêng Tây Nguyên
- Câu 5 : Trong giờ thảo luận về vận động và phát triển, mọi người tranh luận rất sôi nổi. G cho rằng: “ Vận động chỉ đơn thuần là sự thay đổi vị trí của các sự vật”; A cho rằng: “ Chỉ có vận động, không có phát triển, mọi sinh vật sinh ra thế nào thì sẽ giữ nguyên như thế ấy, nhất là bản tính con người”; B cho rằng; “ Có vận động mới có phát triển, không có phát triển ngoài vận động”; Đ cho rằng: “ Vận động là liên tục, đứng im là tạm thời”.Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm của bạn nào đúng?
A. B và Đ
B. A và Đ
C. G và Đ
D. G và A
- Câu 6 : Trong lớp em có hai bạn yêu nhau nên sa sút việc học hành. Trong trường hợp này hai bạn đã vi phạm điều cần tránh nào trong tình yêu?
A. Không nên yêu sớm.
B. Không nên yêu nhiều người cùng một lúc.
C. Không nên yêu vì vụ lợi.
D. Không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân.
- Câu 7 : Cứ mỗi đợt thi học kì, các bạn N, H, K lại đi cầu khấn tại đền chùa để mong đạt điểm cao. L, Y thì cho rằng chỉ có chăm chỉ học tập mới có thể đạt điểm cao. Mặc dù vậy, đợt thi nào của con, bà T (mẹ của Y cũng đi đền cầu cúng). G cũng sắm hoa quả về nhà thắp hương tổ tiên. Những ai trong tình huống có quan niệm duy tâm?
A. A. N, H, K, L.
B. Chỉ có G và bà T.
C. N, H, K, bà T, G.
D. Bà T, bạn G, Y.
- Câu 8 : Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò chủ thể lịch sử của con người?
A. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.
B. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội.
C. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất.
D. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình.
- Câu 9 : Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết. Theo quan điểm Triết học đây là
A. A. quy luật tồn tại của sinh vật.
B. sự đồng nhất giữa các mặt đối lập.
C. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
D. sự liên hệ giữa các mặt đối lập.
- Câu 10 : Chỉ ra quan đây dưới đây không phải là phủ định biện chứng ?
A. Sông lở cát bồi.
B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Tức nước vỡ bờ.
D. Ăn cháo đá bát.
- Câu 11 : Trong lớp học, giáo viên chủ nhiệm đã tổ chức cho học sinh có tinh thần tập thể mạnh dạn phê bình, góp ý những bạn thường xuyên vi phạm nội quy ảnh hưởng đến tập thể lớp. Trong trường hợp này, cô giáo đã giải quyết mâu thuẫn bằng cách nào dưới đây?
A. Điều hòa mâu thuẫn.
B. Thống nhất mâu thuẫn.
C. Đấu tranh giữa các mặt đối lập.
D. Thống nhất giữa các mặt đối lập.
- Câu 12 : Điều kiện để chất mới ra đời là gì?
A. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép.
B. Lượng biến đổi nhanh chóng.
C. Lượng biến đổi liên tục.
D. Lượng biến đổi đạt đến một giới hạn nhất định.
- Câu 13 : Trong Hội nghị cán bộ phụ nữ về vấn đề phát động quần chúng nông dân tại Việt Bắc vào tháng 3 năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Xã hội từ chỗ ăn lông ở lỗ, tiến đến xã hội nô lệ, tiến đến xã hội phong kiến, tiến đến xã hội tư bản, rồi tiến đến xã hội chủ nghĩa”. Qua lời phát biểu này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát về vấn đề nào sau đây?
A. Các kiểu chế độ xã hội trong lịch sử.
B. Lịch sử xã hội loài người phát triển theo quy luật khách quan.
C. Sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.
D. Các bước quanh co trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người.
- Câu 14 : Chị H đang đi trên đường, sau xe trở bao tải hàng to khá nặng, bỗng bị một chiếc xe khác của một thanh niên ngoài 20 tuổi vượt lên tạt ngang. Chị bị ngã xuống đường, có lẽ rất đau. Người thanh niên quay lại nhìn rồi tiếp tục phóng đi. T, B, S, Q đang ngồi trong quán nước thấy vậy phá lên cười. Chị chủ quán nước vội chạy ra đỡ dậy và dìu chị H vào quán ngồi nghỉ. T nhanh tay lấy điện thoại ra quay clip đưa lên facebook. Ngay sau đó, B, S cũng chạy ra dắt xe, khiêng bao tải hàng vào giúp chị. Những ai có hành vi xử sự phù hợp với quy tắc, chuẩn mực của đạo đức của xã hội?
A. Chỉ mình chị chủ quán.
B. Người thanh niên, T, chị H.
C. Chị chủ quán, B và S.
D. T, B, S và Q.
- Câu 15 : Một trong những điều nên tránh trong tình yêu là
A. có nghĩa vụ với nười mình yêu.
B. yêu không vụ lợi.
C. chân thành, tin cậy.
D. yêu vì mục đích vụ lợi.
- Câu 16 : K là thanh niên 20 tuổi, vì tranh chấp thửa ruộng với hàng xóm dẫn đến đánh nhau gây thương tích nặng cho người hàng xóm nên K bị đi tù. Ngày trở về, người thân trong gia đình mừng rơi nước mắt. Riêng ông B (bố của K) lại buông một câu: “ Lại chứng nào tật đấy thôi!”. Vậy ông B đã sử dụng phương pháp gì để đánh giá về con trai mình?
A. Biện chứng.
B. Nhất nguyên luận.
C. So sánh
D. Siêu hình
- Câu 17 : Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là
A. pháp luật.
B. đạo đức.
C. tín ngưỡng.
D. tập quán.
- Câu 18 : Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là
A. nhận thức.
B. cảm giác.
C. tri thức.
D. thấu hiểu.
- Câu 19 : Sử dụng các thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa để tìm ra bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng là đề cập đến giai đoạn nhận thức nào sau đây?
A. Cảm tính.
B. Lý tính.
C. Trực tiếp.
D. Gián tiếp
- Câu 20 : Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác quan của con người. Nhờ đó khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật hiện tượng. Điều đó cho thấy vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức ?
A. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
- Câu 21 : Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói về mâu thuẫn trong Triết học?
A. Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
B. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có hai mặt đối lập.
C. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
D. Bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn.
- Câu 22 : Trong giờ học khi cô giáo cho đề tài thảo luận: Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Nhóm bạn D, T, S, V tranh luận rất sôi nổi. T cho rằng: “ Của cải tăng theo cấp số cộng, dân số loài người tăng theo cấp số nhân. Vì vậy, cần gây chiến tranh và tạo ra dịch bệnh để giảm bớt số dân mới có thể đảm bảo cuộc sống của con người”; S cho rằng như vậy là vô nhân đạo; D nói điều đó là cần thiết. V nói làm vậy là chống lại con người. Quan điểm của ai trong tình huống là đúng?
A. D, T và V.
B. S và V.
C. Chỉ mình S.
D. T và D.
- Câu 23 : Nhà bác học C nghiên cứu tìm ra giống lúa mới có năng xuất cao và đã được đem vào sản xuất; ca sĩ X biểu diễn ca nhạc phục vụ cuộc họp bên lề của hội nghị APEC; bác A tham gia hội nghị tiếp xúc cử tri ở xã D; anh Q sáng chế ra xe đạp chạy dưới nước; chị T nuôi khoảng 100 con lợn và trồng 0,5 ha lúa. Những ai thực hiện hoạt động sản xuất vật chất?
A. Anh Q và bác A.
B. Nhà bác học C, chị T.
C. Bác A và anh Q.
D. Chị T.
- Câu 24 : Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy là đối tượng nghiên cứu của
A. Sử học.
B. Toán học.
C. Triết học.
D. Vật lí.
- Câu 25 : Anh A kết hôn với chị B năm 2000 vì A thấy chị ấy rất xinh, có đăng ký kết hôn. Mặc dù biết con mình không yêu anh A nhưng vì bố mẹ chị B nợ tiền gia đình A nên đã ép con mình cưới A để được xóa nợ. Tháng 3/2004, anh A chung sống như vợ chồng với chị C, có một con chung sinh năm 2005. Tháng 06/2005, chị B phát hiện được sự việc trên và yêu cầu anh A chấm dứt quan hệ trái pháp luật với chị C, song anh A vẫn cố tình vi phạm. Những ai trong tình huống vi phạm chế độ hôn nhân tự nguyện và tiến bộ?
A. Anh A và bố mẹ chị B.
B. Bố mẹ chị B, anh A và C.
C. Chỉ mình chị C.
D. Chị B và chị C.
- Câu 26 : Nội dung nào dưới đây nói về vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của gia đình?
A. Đạo đức là cơ sở cho sự phát triển của mỗi người trong gia đình.
B. Đạo đức làm cho gia đình tránh được sự đổ vỡ.
C. Đạo đức là nền tảng hạnh phúc gia đình.
D. Đạo đức làm cho gia đình có kinh tế khá hơn
- Câu 27 : M là học sinh ngoan, học khá của lớp 10. Do nghe bạn bè rủ rê, M dùng thử ma túy rồi dần thành nghiện. Từ đấy, M học hành sa sút, thường xuyên đi muộn, bỏ học. Để có tiền mua ma túy, M đã lấy trộm tài sản của gia đình và hàng xóm mang đi bán. Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về hành vi của M?
A. M vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức.
B. M vi phạm pháp pháp luật mà không vi phạm đạo đức.
C. M không vi phạm gì hết vì bạn ấy là học sinh ngoan.
D. Hành vi của M tuy có sai trái nhưng không đến mức vi phạm pháp luật.
- Câu 28 : Theo quan điểm của Triết học Mác, vấn đề cơ bản của triết học là gì?
A. Quan hệ giữa tư duy và tồn tại.
B. Quan hệ giữa vật chất và vận động.
C. Quan hệ giữa lí luận và thực tiễn.
D. Quan hệ giữa tự nhiên và xã hội.
- Câu 29 : Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng luôn luôn vận động. Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật hiện tượng tồn tại và
A. thể hiện tính chất của mình.
B. thể hiện thuộc tính của mình.
C. thể hiện đặc tính của mình.
D. thể hiện bản chất của mình.
- Câu 30 : Câu tục ngữ: "Đào hố hại người, lại chôn mình" đề cập tới phạm trù đạo đức nào mà em đã học?
A. Nghĩa vụ.
B. Lương tâm.
C. Nhân phẩm, danh dự.
D. Hạnh phúc.
- Câu 31 : Dưới góc độ của Triết học duy vật biện chứng, sự phát triển của sự vật, hiện tượng mới trên cơ sở kế thừa các yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ được gọi là gì?
A. Phủ định biện chứng.
B. Mâu thuẫn biện chứng.
C. Phương pháp biện chứng.
D. Quan hệ biện chứng.
- Câu 32 : Thế giới quan duy tâm có quan điểm như thế nào về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?
A. Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên.
B. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện.
C. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.
D. Chỉ tồn tại ý thức.
- Câu 33 : Gia đình được xây dựng dựa trên mối quan hệ nào dưới đây?
A. Hôn nhân và họ hàng.
B. Hôn nhân và huyết thống.
C. Họ hàng và nuôi dưỡng.
D. Huyết thống và họ hàng.
- Câu 34 : Bạn T là học sinh trường THPT X. Qua một năm học tập rèn luyện, T được xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt. Ghi nhận những cố gắng đó, đầu năm học mới T được đã được kết nạp Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. T rất vui mừng phấn khởi vì từ một đội viên T đã trở thành đoàn viên, được đứng trong hàng ngũ của đoàn thanh niên, được tham gia thật nhiều hoạt động bổ ích. Hãy chỉ ra sự biến đổi về chất trong trường hợp trên ?
A. T được tham gia thật nhiều hoạt động bổ ích.
B. T là một học sinh THPT xuất sắc.
C. T được xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt.
D. T từ một đội viên đã trở thành đoàn viên.
- Câu 35 : Khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Xã hội không ngừng vận động.
B. Cây cầu không vận động.
C. Trái đất không đứng im.
D. Dòng sông đang vận động
- Câu 36 : Mặt đối lập của mâu thuẫn đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những
A. chiều hướng cùng chiều với nhau.
B. chiều hướng tiến lên.
C. chiều hướng trái ngược nhau.
D. chiều hướng đi xuống.
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 Thế giới quan duy vật & phương pháp luận biện chứng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3 Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 2 Thế giới vật chất tồn tại khách quan
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 Nguồn gốc vận động & phát triển của sự vật và hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 5 Cách thức vận động phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 6 Khuynh hướng phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Ôn tập phần 1
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 8 Tồn tại xã hội và ý thức xã hội