Đề kiểm tra giữa kỳ 2 môn Hóa 11 năm 2019 - Trường...
- Câu 1 : Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan?
A. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12.
B. CH4, C2H6, C4H10, C5H12.
C. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8.
D. CH4, C2H2, C3H4, C4H10.
- Câu 2 : Anken là những hiđrocacbon
A. không no, mạch vòng.
B. no, mạch hở.
C. không no, có một nối ba trong phân tử.
D. mạch hở, có một nối đôi trong phân tử.
- Câu 3 : Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3.Tên gọi của X là
A. isohexan.
B. 3-metylpent-3-en.
C. 3-metylpent-2-en.
D. 2-etylbut-2-en.
- Câu 4 : Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?
A. Butan.
B. But-1-en.
C. Cacbon đioxit.
D. Metylpropan.
- Câu 5 : Tỉ lệ mol giữa H2O và CO2 sinh ra khi đốt cháy axtilen là
A. 2:1.
B. 1:1.
C. 1:2.
D. 1:3.
- Câu 6 : Ở điều kiện thường, các hiđrocacbon khí có số nguyên tử cacbon trong khoảng
A. 1 → 6.
B. 1 → 4.
C. 1→ 5.
D. 2 →10.
- Câu 7 : Trong phòng thí nghiệm, metan được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?
A. Nung natri axetat với vôi tôi xút.
B. Chưng cất từ dầu mỏ.
C. Tổng hợp trực tiếp từ cacbon và hiđro.
D. Cracking butan.
- Câu 8 : Ankan X có công thức đơn giản nhất là C2H5 và mạch cacbon không phân nhánh. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH2CH2CH3.
B. CH3(CH2)5CH3.
C. CH3(CH2)4CH3
D. CH3(CH2)3CH3.
- Câu 9 : Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH2=CH-CH=CH2.
B. CH3-CH=CH-CH=CH2.
C. CH3-CH=C(CH3)2.
D. CH2=CH-CH2-CH3.
- Câu 10 : Nếu chỉ dùng AgNO3 trong dung dịch NH3 dư làm thuốc thử thì phân biệt được
A. but-1-in, etan.
B. but-2-in, etilen.
C. but-1-in, propin.
D. etan, propilen
- Câu 11 : Cho isopentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
- Câu 12 : Nhận định nào sau đây không đúng với anken?
A. Nhiệt độ sôi giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.
B. Là nguyên liệu cho nhiều quá trình sản xuất hóa học.
C. Từ C2H4 đến C4H8 là chất khí ở điều kiện thường.
D. Nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
- Câu 13 : Các hiđrocacbon no được dùng làm nhiên liệu do
A. có phản ứng thế.
B. có nhiều trong tự nhiên.
C. là chất nhẹ hơn nước.
D. cháy tỏa nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên.
- Câu 14 : Cho các chất sau: metan, etilen, propin, but-1-in. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo kết tủa màu vàng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 15 : Hiđrat hóa hoàn toàn 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken là
A. eten và but-1-en.
B. 2-metylpropen và but-1-en.
C. eten và but-2-en.
D. propen và but-2-en.
- Câu 16 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam O2 và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là (Cho H=1, C=12, O=16)
A. CH4 và C2H6.
B. C2H6 và C3H8.
C. C3H8 và C4H10.
D. C4H10 và C5H12
- Câu 17 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon X, thu được 0,5 mol CO2 và 0,6 mol nước. Khi chiếu sáng hỗn hợp gồm hơi của X và Cl2 (tỉ lệ mol 1:1) chỉ thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. X là (Cho H=1, C=12, O=16,Cl=35,5)
A. pentan.
B. 2-metylbutan.
C. 2,2-đimetylpropan.
D. 2,2,3,3-tetrametylbutan.
- Câu 18 : Trime hóa axetilen (ở 6000C, bột ) thu được 7,8 gam benzen. Nếu hiệu suất phản ứng đạt 80% thì thể tích axetilen (đktc) cần dùng là (Cho H=1, C=12)
A. 5,6 lít.
B. 8,96 lít.
C. 6,72 lít.
D. 8,4 lít.
- Câu 19 : Hỗn hợp X gồm propan, propen, propin có tỉ khối so với H2 là 21,5. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thì khối lượng H2O thu được là (Cho H=1, C=12, O=16)
A. 18,6 gam.
B. 6,3 gam.
C. 12,6 gam.
D. 5,4 gam
- Câu 20 : Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là (Cho H=1, C=12, Br=80)
A. 0,05 và 0,1.
B. 0,1 và 0,05.
C. 0,03 và 0,12.
D. 0,12 và 0,03.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ